Thursday, March 01, 2007

Bất chợt tôi đã khóc

Bạn có yêu trẻ con không? Một topic có cả nụ cười
và nước mắt!





Đúng đấy, tôi đã
làm topic này, và nó đã tốn của tôi cả nụ cười và nước mắt...





Hãy pause bản nhạc
này để nó buffer cho tới bạn đọc xong bài viết của tôi rồi play.
Đó là ba trạng thái âm nhạc khác nhau, những hình ảnh và câu
chuyện về nhà báo Kevin Carter bên dưới là bản demo cho flash charity
cho IRC của tôí!


 

Note: Đã
thay đổi những chữ copyrighted thành địa chỉ của blog theo yêu cầu
của mọi người!!! Thank you!


Tớ chưa có hết thông tin
của những bức ảnh để chú thích, sẽ tìm hiểu từ từ!

 






 




 

 



Trẻ con. Bạn có
yêu trẻ con không?


Bây giờ
chúng ta hỏi bất kỳ một “người lớn” nào, rằng bạn có yêu trẻ con
không? Câu trả lời phần nhiều nhận được là “có”. Chả lẽ lại bảo,
“tớ ứ thích trẻ con đâu”, nói thế là bị đánh giá là ‘dã man”
ngay!


Tớ cũng
thế, tớ sẽ trả lời ngay là có. Tớ thích trẻ con lắm lắm, nhưng
mà tớ xin thú nhận và nhấn mạnh rằng tớ chỉ thích trẻ con ngoan
và...xinh thì càng tốt. Còn trẻ con mà đanh đá ghê gớm khôn ngoan,
hay tóm lại là...hư thì thôi rồi, các vàng tớ cũng hung dám chơi
cùng!


Tớ rất
hay để ý thái độ của những đứa bé con. Đừng nghĩ rằng chúng nó
nhỏ bé thế mà mình không học hỏi được cái gì. Người ta bảo trẻ
con không biết suy nghĩ phức tạp, hồn nhiên và...không phải làm gì
nên chúng nó là hạnh phúc nhất. Đấy là cái cách người lớn nên
học đấy. Tớ nhớ có lần phổ biến câu hỏi: “một cộng một bằng
mấy”. Vì xã hội phức tạp nhiều đa nghi quá hay sao mà hầu như ai
cũng suy nghĩ trước câu hỏi quá đơn giản này, nào thì “một cộng
một bằng...mười một”, “một cộng một bằng...không”.....Nhưng hỏi
đứa bé: “bằng mấy?” Nó bảo: “Bằng hai”. Rất đơn
giản! Có lẽ người lớn của chúng ta suy nghĩ quá nhiều, hiển nhiên
cuộc sống của người lớn nó phức tạp nên khiến không thể “hồn
nhiên như nàng tiên” được, nhưng mà chính vì thế chúng ta đã phức
tạp hóa cả những điều nhỏ nhặt nhất! Nếu có thể, bạn cứ thử
đơn giản hóa, hay thậm chí là trở về với đúng bản chất của một
sự việc như cái cách mà trẻ con làm xem, bạn sẽ thấy lòng mình
thanh thản!


Tớ cũng
nghĩ rằng tớ có một “special atraction” với trẻ con. Không hiểu sao
tớ chơi với trẻ con rất hợp, có khi trong cả một tập thể toàn
người lớn và chỉ có một đứa trẻ nhỏ, nó sẽ chọn tớ và chơi.
Và tớ cũng chơi được với nó cả ngày không chán và sẽ khiến nó
cười cả ngày không ngậm miệng lại được. Một trong những nguyên nhân
là chắc do tớ có một cái miệng “quá rộng”, mà trẻ con nhìn thấy
cái gì lạ, cho dù là xấu mà nó lại không thích. Nhớ có lần có
đứa bé khóc quá nhiều, rút hết ruột gan ra, mẹ nó dỗ thế nào
cũng không chịu nín. Tớ đi qua, toét miệng ra cười, hai tay vung
vẩy, tự nhiên, nó im bặt, đầu nó nghẹo đi nhìn tớ đầy...ngạc
nhiên, theo kiểu: “Oai, sao có...sinh vật gì mà lạ thế?”, nhìn đáng
yêu không thể tả, mặt nó ngơ ngác và nước mắt nước mũi vẫn còn
ượt nhoẹt trên mặt.


Có
những đứa trẻ con, tớ gặp một lần mà rồi tớ cứ nhớ nó mãi.
Cũng vừa tuần trước thôi, sang nhà ông anh Đạt yêu mến của tớ để
thăm bố mẹ anh. Có thằng cháu học lớp 4 của anh tên là Thành
khiến tớ vui suốt cả buổi chiều. Đầu tiên tớ thể hiện sự thân
thiện với nó bằng cách ngồi cạnh ăn cơm cùng nó, và ngồi ghế
nhựa như nó chứ không phải là ghế gỗ giống như những “người lớn”
khác. Vừa ăn, vừa nói chuyện, nó lúc gọi tớ là “cô” vì là bạn
của cậu nó, lúc xong quên hết gọi luôn là chị, nó say mê miêu tả
cho tớ nghe về khu vườn của ông bà. Tớ hỏi nó có những quả gì
mà ăn được, nó bảo có...quả dừa, rồi chỉ cho tớ xem cây dừa cao
tít, nhát nó lại nhớ ra, à còn có...su hào bắp cải cũng ăn
được. Thế rồi, bữa cơm chưa xong, nó rủ tớ đi bằng được ngắm vườn
chỉ vì tớ thể hiện thích cây cối hoa cỏ. Nó nắm tay tớ dẫn tớ
đi từng cây nhỏ một và giới thiệu: “đây là bắp cải, đây là hoa
thủy tiên, đây là hoa trạng nguyên, đây là cây khế chua, lúc chín nó
sẽ thành...khế ngọt
”. Trời đã tối muỗi đốt tớ toét cả ra
mà tớ không cưỡng lại được sự hiểu biết và nhiệt tình của thằng
bé. Nó vươn tay hái khế cho tớ ăn và lúc về nó có một hành động
khiến tớ xúc động. Chả là tớ bảo tớ thích xòai nhưng xòai xanh
quá chưa ăn được. Vậy mà không biết cách nào nó kiếm được một
quả xoài chín nhỏ dấm dúi cho tớ, và nói rằng: “Cháu không
có gì tặng cô, cô giữ nhé, cô làm kỉ niệm, cô...không được ăn
nhé!”. “Cô phải giữ để cô....nhớ cháu nhé!”
. Trước khi về
chụp ảnh, nó nắm tay tớ và bảo nó phải đứng cạnh tớ chụp ảnh.
Sao mà trẻ con lại hồn nhiên đến thế!


Đứa em
gái nhỏ của tớ ở quê có một hành động “âu yếm” cực kỳ đáng yêu
đó là nó rất hay nhai tai của tớ. Cái miệng nhỏ rất xinh, mỗi
lần tớ bế nó là nó lại vục mặt vào tai tớ nhai lấy nhai để,
vừa buồn vừa dễ chịu, và tớ lại được trận cười như nắc nẻ vì
thấy....đáng yêu quá. Tớ nghĩ rằng những kẻ yêu nhau sẽ rất thích
hành động này, và tớ muốn người yêu tớ cũng sẽ “ngậm” tai tớ như
em gái nhỏ của tớ, nó thể hiện sự gần gũi và hồn nhiên một
cách kỳ lạ.


Nói tới
trẻ con "đanh đá". Tớ nhớ có câu chuyên này. Chả là có lần đang đi
trên đường, thấy một thằng bé chỉ khoảng 2 hay 3 tuổi thôi, ngồi
đằng trước xe của bố nó, mặt ông bố non choẹt, dễ chừng còn kém
tuổi tớ. Nó vừa đi trên đường vừa hét, chê bai này nọ ầm hết phố
phường, đã thế còn nói ngọng hết "n" thành "l" mới tài tình, ai
cũng phải ngoái lại nhìn nó lắc đầu. Thế rồi đèn đỏ, xe bố nó
dừng cạnh xe tớ, nó nhìn thấy tớ nó gào lên: "EO ƠI,
LÀY, PỐ ƠI, EO ỚI
". Thế là tớ quay ra nhìn nó và
buông ra một câu mà cả hai bố con "sững sờ": "Trời đất, trẻ con
gì mà chẳng dễ thương cái gì cả
". Mặt bố và con tím cả
lại, thế rồi tớ phóng đi mất, sợ bố nó dừng xe úp sọt tớ thì
tớ tiêu. Đi rồi mà vẫn nghe loáng thoáng đằng sau giọng thằng bé:
"Bố ơi con lày ló bảo con xấu, huhu", ak
ak....!!!

 


Trẻ con
không hẳn là nó không biết nói dối. Nhưng mà nó thật hơn người
lớn rất nhiều, có những thứ xảy ra chỉ có trẻ con mới cho ta câu
trả lời chính xác. Tớ nhớ nhất là có lần về quê ngoại. Nhà
hàng xóm của ông có đứa bé khoảng chừng 4 tuổi đang ngồi lê la
chơi ngòai sân. Tớ đi qua chụp ảnh, nó nhìn thấy tớ xong rồi rú
lên: “Huhu, eo ơi, sao mà chị....xấu thế?”, làm tớ
giật cả mình. Thực ra mình cũng biết là ngoại hình của không
mình phù hợp với rất nhiều người, hihi, nhưng mấy ai đập vào mình
câu nói “hồn nhiên” như thế. Đủ để biết là mình...xấu thật. Nhưng
cũng là nó, hai năm sau quay trở lại. Vẫn ít nhiều hồn nhiên, nó
thấy tớ, nó mỉm cười, tớ hỏi: “Em còn thấy chị xấu không?
Có, những...đỡ hơn nhiều rồi!!!”


Tớ
thích những từ ngữ mà trẻ con hay dùng. Có lần, chú ruột tớ,
người cao tới 1m84 đi lang thang sang nhà cô ruột tớ chơi, gõ cửa
rầm rầm, lúc đó trời tối. Con bé con em tớ từ đâu về, loạng
choạng nhìn không rõ rú lên giật mình, rồi nó buông ra một câu mà
tớ buồn cười quá: “A, bác ạ, tưởng ai, trông bác....KHỔNG
LỒ KINH!
”. Rồi một lần hai chị em ngồi khoe lớp mình
có nhiều bạn viết chữ rất đẹp và được đi thi vở sạch chữ đẹp,
cô chị nói rằng bạn mình viết rất đẹp, cô em nhỏ phản đối: “không
viết đẹp bằng chị Ngọc nhà bác Hòa, chị ấy mà đi thi chị ấy
VIẾT CHO CHẾT!
”. Lại một lần khác, hai đứa con
cậu nhà tớ cãi nhau, cô chị thì mắng em không được, cô em yếu thế
không biết làm sao, thét lên: “Chị mà không trả em em sẽ về
mách mẹ, mẹ sẽ tát cho chị một cái NẢY ĐOM ĐÓM MÔNG
!
. Dù sao cũng không cười được bọn nó nhiều, vì ngày bé, chính
bản thân tớ cũng bị người lớn cười, vẫn nhớ có mấy áng văn bất
hủ mẹ tớ kể lại: “Ông em cao vừa, trạc cây.....bưởi đang lớn, nhưng
đầu ông thì phải to đúng bằng...quả bưởi” hay rất bay bổng: “trời
từng đàn cò trắng đang bay về phía đồi xa, đâu đó từng đàn bò
đang..TUNG TĂNG gặm cỏ”
. Nhưng đỉnh cao phải là
bài thơ này, của em trai tớ làm lúc...5 tuổi:



“Một bông hoa trắng,



Lung linh trong nắng



Em...hái về chơi



Đến khi nó héo,



Em...vứt đi thôi...”


Có lần,
lâu lắm rồi, tớ quan sát một đứa trẻ con trong mẫu giáo trong lúc
chờ đón đứa em gái nhỏ con cậu. Tớ phải chờ nửa tiếng và tớ
thấy thằng bé kiên trì ngồi lắp ráp máy đồ chơi kiểu “lego” thành
đủ thứ hình thù khác nhau, hỏng hay xấu nó lại làm lại, rất kiên
nhẫn và đầy say mê, nó dường như quên hẳn mọi thứ ồn ào xung
quanh. Và cũng chính từ lúc đó, tớ suy nghĩ, có lúc cuộc sống
quá nhiều biến động, ồn ào và mệt mỏi, tại sao không tự tạo cho
mình một khoảng riêng “say mê” bất chấp như vậy nhỉ? Và tớ cũng
không ngờ tớ học được từ thằng bé đó điều giản đơn như vậy để
áp dụng vào cuộc sống của mình. Vậy nên, có lúc tớ buồn bã,
thất vọng, và bế tắc, thay vì nằm suy nghĩ khóc lóc đau khổ, tớ
lấy mấy tờ giấy, mực vẽ, tớ ngồi tớ vẽ, hỏng tớ lại vẽ lại,
không vừa ý tớ lại vẽ lại, và thế là quên hết. Cho tới lúc bức
tranh hòan thành thì sự bế tắc cũng đã qua và tớ sung sướng vì
tớ đã trút những suy tư kia thành một “tác phẩm” xứng đáng! Ai
bảo chúng ta không học được từ trẻ con?


Và một
câu chuyện, với một đứa bé, tớ không xác định được tuổi của nó.
Cũng có thể là 8 tuổi, nhưng cũng có thể là đã mười mấy tuổi,
vì đó là một đứa trẻ đánh giày. Nó gày nhom, ốm yếu, nhưng khuôn
mặt nét rất đẹp và đàn ông, và một đôi mắt rất sáng. Lúc đó tớ
đang ngồi ăn bún vỉa hè thì phải, nó lởn vởn xung quanh, nó rất
hay nhìn tớ, và khuôn mặt của nó làm tớ chú ý. Nó thấy tớ chú
ý nó dừng lại hỏi tớ có đánh giày không? Mặc dù tớ đang đi giày
thể thao nhưng tớ vẫn bảo đánh cho tớ xi màu trắng. Tớ quay ra vừa
xem nó đánh giày vừa nói chuyện với nó. Tớ hỏi em có đi học
không và hàng ngày kiếm được bao nhiêu tiền? Nó bảo nó không đi
học nhưng nó rất thích đi học, nó không kiếm được nhiều tiền nhưng
mà nó vẫn tích tiền. Cái cách nó trả lời rất thông minh và có
tố chất, tớ tự nhiên cảm thấy rất buồn vì nếu được “rèn giũa”
và có cơ hội phát triển thì đây sẽ là một con người thành đạt
trong tương lai. Tớ nói rằng tớ không giúp gì được nó, nhưng tớ hy
vọng nó sẽ có tương lai và hy vọng nó sẽ luôn cố gắng. Nó ngẩng
mặt lên, chậm rãi một lúc, nó nói: “Chị có nghĩ em thành đạt
được không?
” “Có chứ”, “Nếu em thành đạt,
chị có thể hứa với em một điều này không?
“Ui, được,
chị sẽ hứa”
. “Lúc đó nếu chị em mình còn tìm được
nhau thì chị sẽ đồng ý....cưới em nhé?
”. Oạch, tôi chỉ biết
cười. Tớ không hiểu sao nó muốn cưới tớ, lúc nó đã là một con
người thành đạt thì tớ đã quá già để làm vợ của nó, một bà
già xấu xí nhăn nheo và chắc gì đã xứng đáng. “Chị không dám
à?
” “Được, nếu có ngày đó em sẽ tìm chị nhé?
Chị sẽ đồng ý cơ”. “Chị đồng ý!”.


Đã mấy
năm rồi kể từ ngày đấy, tớ không biết bây giờ em ra sao và thế
nào, có thực hiện được ước mơ của nó để trở về cưới tớ hay
không. Nhưng tớ luôn hy vọng sẽ có một ngày như ngày đó! Biết đâu
đấy, phải không?








 
 


FRIENDS, DO YOU LIKE KIDS?




 


OK, LOOK,
ARE THEY LOVELY?



































 


LOVELY?



 



YEAH, SWEET AS WELL




 



DO
YOU HAVE ANY IDEA ABOUT




 



THERE ARE ALSO SOME “DIFFERENT” KIDS?




 



SOMEWHERE ON THE
SAME EARTH AT THE SAME TIME?




 




 
>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



 


ARE THEY DIFFERENT?




 



NO, THEY ARE NOT




 


THEY HAVE THE SAME
PICTURE IN THEIR MIND LIKE THIS:








>



 


SOME OF THEM ARE THINKING ABOUT




 



WHICH FLAVOR OF ICECREAM THEY WILL BE EATING TONIGHT




 



BUT SOME OF THEM ARE THINKING ABOUT ONE THING




 



JUST ONE THING




 



 




 



 




 



 




 



 




 



SURVIVAL…








 


ARE THEY DIFFERENT, WHY AND HOW?




 



TELL ME YOUR ANSWERS, MY FRIENDS!




 



 




 





Câu chuyện về
Kevin Carter và bức ảnh đứa trẻ chết đói bên cạnh
con chim kền kền














 



Kevin Carter,
sinh ngày 13 tháng 9 năm 1960 và mất ngày 27 tháng 7 năm 1994, đã
từng đoạt giải báo ảnh Nam Phi (South African photojournalist) và là
thành viên của Câu lạc bộ Bang Bang (Bang Bang club)



Năm 1983 Carter bắt đầu sự nghiệp là
một nhiếp ảnh thể thao cho tờ Sunday Express của Johannesburg. Năm sau
anh chuyển sang tờ Johannesburge Star chuyên đề về apartheid (chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc). Cùng năm đó, bức ảnh đầu tiên của
Carter được lên bìa của báo Time.



Carter là nhà báo ảnh đầu tiên chụp
những bức ảnh về những sự dã man của những xã hội vô chính phủ
ở Châu Phi vào giữa thập kỷ 80. Anh từng đặt lời đề cho những bức
ảnh của mình: “Tôi đã kinh sợ trước những gì mình nhìn thấy.
Tôi đã kinh sợ trước những gì mình đã làm. Nhưng rồi mọi người đã
bắt đầu nói về những bức ảnh đó...sau đó tôi đã cảm thấy rằng
có khi những hành động tôi làm không phải là xấu. Được chứng kiến
những điều gì đó kinh khủng cũng không hòan toàn cần thiết được
coi là một điều tồi tệ.”



Tháng 3 năm 1993, Carter đã tới miền nam
Sudan với mục đích tìm kiếm tư liệu về phong trào của quân phiến
loạn nơi đây. Tuy nhiên, khi tới đây, thay vì chụp ảnh về những hành
động tàn bạo thì anh lại quan tâm tới những nạn nhân đang bị chết
đói. Một lần, Carter nghe thấy một tiếng kêu rên rỉ the thé gần
một ngôi làng của tỉnh Ayod, Carter đã nhìn thấy một đứa bé gái
nhỏ gầy trơ xương. Đứa bé rên rỉ rồi từ từ chết đói ngay trước
mặt của Carter, gần đó, một con kền kền đang tới gần, sẵn sàng
chờ đợi để rỉa xác đứa bé gái. Carter nói rằng anh đã đứng ở đó
khoảng 20 phút, hy vọng còn kền kền sẽ bay đi. Nhưng nó đã không
bay đi. Carter đã chụp ảnh đứa bé đang chết dần vì đói rồi đuổi
con kền kền đi. Carter sau này đã bị chỉ trích nặng nề vì đã
không có hành động gì cứu giúp đứa bé gái.


 



“Người đàn ông ấy đã giương ống
kính để chộp được khoảnh khắc đứa bé đang chết đói, nhưng anh ta
cũng chẳng khác nào là một con kền kền thứ hai ở đó mà thôi!”



Bức ảnh được bán lại cho tờ The New
York Times, lần đầu được đăng vào ngày 26 tháng 3 năm 1993. Và chỉ
qua một đêm, hàng trăm con người đã tìm cách liên lạc với tờ báo
hỏi xem đứa bé gái đó còn sống hay không, tờ báo phải đăng thêm
thông báo rằng đứa bé gái đã ổn định và đã thoát khỏi con kền
kền, nhưng số phận sau đó thì không được biết tới. Vào ngày mùng
2 tháng 4 năm 1994, Nancy Buirski, một biên tập viên hình ảnh của tờ
New York Times đã gọi điện cho Carter thông báo rằng anh đã đoạt
được giải thưởng cao quý nhất của báo chí. Giải Pulitzer Nhiếp
ảnh vào ngày 23 tháng 5 năm 1994 tại Đại học Columbia.


Carter
sau đó đã thú nhận với bạn bè rằng anh đã rất hối hận và ước
gì có thể làm gì đó giúp đứa bé. Những nhà báo ngày đó được
cảnh báo không được lại gần những nhạn nhân chết đói vì lo sợ
bệnh truyền nhiễm. Ngày 18 tháng 4 năm 1994, bạn thân của Carter là
Ken Oosterrbroek, một nhà báo đã bị bắn nhầm và chết tại Tokoza
khi đang viết bài về những vụ bạo lực tại đây. Vì những dằn vặt
lương tâm và vì cái chết thương tâm của người bạn thân đã khiến
Carter bị trầm cảm nặng nề và quyết định kết thúc cuộc đời mình
vào ngày 27 tháng 7 năm 1994. Carter đã lái xe tới dòng sông
Braamfonteinspruit, gần trung tâm nghiên
cứu mà suốt thời tuổi thơ Carter đã chơi đùa tại đây. Carter đã
bịt kín chiếc xe và để rò rỉ ga bên trong cho tới khi chết ngạt.
Carter đã ấn định cuộc đời mình dừng tại tuổi 33. Người cuối
cùng đã gặp được Carter trước khi chết đó là người vợ góa của
Oosterrbroek tên là Monica. Trích đoạn của thư tuyệt mệnh của
Carter có một đoạn như sau:



“Tôi
tuyệt vọng...không có điện thoại...không có tiền thuê nhà...không
có tiền cho con...không có tiền trả nợ...tiền!!!...Tôi bị truy đuổi
bởi những ám ảnh kỉ niệm về chết chóc, xác chết, đói khát, đau
đớn...của những đứa trẻ đang chết đói hay bị thương, của những
người đàn ông bắn súng điên loạn, của cảnh sát, những kẻ hành
quyết...Tôi sẽ đi gặp Ken nếu tôi được may mắn như anh ấy...”







All collected, translated and copyrighted by Hà Kin!!

BÚP BÊ BẮC KINH

BÚP BÊ BẮC KINH

Tác giả: Xuân Thụ

Lời mở đầu

Búp bê Bắc Kinh là tiểu thuyết đầu tiên của tôi, được viết cách đây ba năm khi tôi mười bảy tuổi. Ngay lúc đang viết, tôi đã biết cuốn tiểu thuyết ghi lại tuổi trẻ của tôi và thế hệ tôi này sẽ chỉ bộc lộ ý nghĩa và giá trị thật sự của nó thông qua thời gian. Tôi thật sự muốn mọi người đọc cuốn tiểu thuyết để họ có thể hiểu được tuổi trẻ của tôi, với tiếng cười, với nước mắt của nó.
Điều tôi không ngờ đến là việc xuất bản cuốn Búp bê Bắc Kinh lại khó khăn đến vậy. hơn một năm ròng, bản thảo đã được đưa đến gần một tá các nhà xuất bản, và tất cả những gì tôi nhận được đều là tin xấu – không ai muốn xuất bản cuốn sách cả. Điều đó đã khiến tôi lâm vào một trạng thái mà tôi bắt đầu tin rắng sách sẽ không bao giờ in được. Thẩm Hạo Ba, người bạn tốt nhất của tôi và sau là người xuất bản cuốn Búp bê Bắc Kinh đã an ủi, và động viên tôi làm thơ. Điều đó đã trở thành thú vui mới của tôi; nó giúp tôi vượt qua giai đọan đau đớn và hoang mang trước khi cuốn sách được xuất bản.
Khi tôi gần mười chín tuổi thì cuối cùng cũng nghe được tin cuốn sách sắp sửa được xuất bản. Tôi thấy run rẩy; cái tin đó dội vào tôi như tiếng sét, khiến tôi hiểu được vô số chuyện và chín chắn lên nhanh chóng. Một năm sau khi sách đã được in ở đại lục Trung Quốc, tôi đã trải nghiệm được nhiều thứ mà tôi chưa từng tưởng tượng được. Tôi nhận được cả những lời ca ngợi lẫn khinh bỉ từ các độc giả. Ngay lập tức sau khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn lao dữ dội; báo chí, phê bình và dư luận đàm tiếu tràn ngập khắp nơi. Rồ vô số các bạn trẻ ở Trung Quốc viết cho tôi rằng đọc Búp bê Bắc Kinh là sự kiện đáng nhớ nhất trong cuộc sống của họ. Họ nói sách mô tả tình cảm của họ và phản ánh được những sự tàn nhẫn của tuổi trẻ mà tất cả chúng tôi đều trải qua: mãi mãi giận dữ, mãi mãi không thỏa hiệp. Cuốn sách, họ nói, đã tái hiện lại được những kinh nghiệm đau đớn nhưng có thực của họ về những vật lộn và những hoang mang bí mật của bản thân, cũng như sự xung khắc không thể hòa hợp của họ đối với xã hội, gia đình và nhà trường. Nó đã biểu đạt những tính cách duy nhất của một thế hệ mới ở Trung Hoa. Những độc giả tuyệt diệu đó đã trở thành những người đồng cảm với tôi và một nguồn cảm hứng. Tôi muốn cảm ơn họ vì đã đọc cuốn sách một cách nghiêm túc đến thế. Việc họ tìm thấy trong sách bao nhiêu tiếng vọng cũng chẳng quan trọng; tôi chỉ thấy hạnh phúc bởi họ đã đọc sách tôi viết. Có thể đó là điều mà tất cả các tác giả vẫn cảm thấy.
Bắc Kinh bây giờ rất khác với Bắc Kinh thời thơ ấu của tôi; nó đã trở thành một đại đô thị quốc tế, hiện đại. Càng ngày càng có nhiều người nước ngòai đến Trung Quốc, và cùng lúc đó, người Trung Quốc đã trở nên tự do và cởi mở hơn. Thời đại bây giờ đã là một thời đại đa cực, khi mọi người có những quan điểm khác nhau đều được tôn trọng. Điều chúng ta cần giờ đây chính là cá tính thật sắc nét, chứ không phải là sự rập khuôn theo lề thói. Đáng tiếc là, dù sao, vẫn có rất rất nhiều những người không thể thông hiểu và sẽ bất bình với những ý tưởng và hành vi được mô tả trong Búp bê Bắc Kinh, cuốn sách ngay khi ra mắt đã gây dư luận trái ngược. Đây là tiểu thuyết đầu tay của tôi, trong đó tôi đã bỏ ra biết bao cố gắng, biết bao hy vọng và mơ mộng. Mọi sự xúc xiểm, khinh bỉ, cấm đóan đều khiến tôi đau đớn. Búp bê Bắc Kinh, dù gì thì gì, đã ghi được một dấu ấn vĩnh viễn không thể phai nhạt đối với người trẻ Trung Quốc; và ảnh hưởng của nó, cùng với việc sách tiếp tục được dịch ra các thứ tiếng ngọai quốc, vẫn không ngừng lan rộng. Tôi hy vọng rằng độc giả trên khắp thế giới, người trẻ và người đã từng trẻ, sã có dịp đọc cuốn sách. Mặc dù tôi viết về những kinh nghiệm của một thiếu nữ Trung Hoa, người trẻ khắp nơi cũng đều đối mặt với những vấn đề tương tự. Tôi hy vọng sẽ trở thành bằng hữu với các bạn.
Tôi bây giờ đã hai mươi tuổi và vẫn tiếp tục viết văn làm thơ. Bất cứ ai một ngày kia cũng sẽ mất đi tuổi xuân, nhưng những ngày tháng ấy luôn xứng đáng được ca tụng.
Tôi muốn cảm ơn bạn tốt nhất của tôi, Thẩm Hạo Ba, và công ty xuất bản Viễn Phương. Chính bạn là người đã đem Búp bê Bắc Kinh đến tay các độc giả. Tôi cũng muốn cảm ơn bà Barbara J. Zitwer, người đại diện của tôi, ông Edmund Cheung ở Hồng Kông, vì đã giới thiệu cuốn sách ra ngòai biên giới Trung Quốc. Tôi cũng cảm tạ bà Vicki Satlow ở Italia và cảm ơn rất nhiều những dịch giả của cuốn sách – độc giả của Búp bê Bắc Kinh đều chịu ơn của tất cả quý vị.
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn tất cả các độc giả của tôi, cha mẹ tôi, những người thân trong gia đình, và bè bạn.
Còn bây giờ thì mời ngồi, bình tâm lại, và lật trang.

Xuân Thụ
Tháng Bảy 2003

Mấy lời giới thiệu và một số mối tình

Cái danh sách đơn giản sau đây có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì được mô tả trong sách. Với tôi thì chả có gì là dài dòng.
1. Tên tôi: tôi là Lâm Gia Phù, tức là một “cây râm bụt đẹp”. Đó là cái tên khi tôi đi học. sau này tôi tự đặt cho mình một cái tên mới, Xuân Thụ. Và đó là cái tên mà các bạn gọi tôi; nghe tên mới tôi rất thích. Vì thế đây là tên tôi.
2. Trung học Tây X: một ngôi trường đáng ghét chỉ có duy nhất một luật lệ: vâng lời, đúng; giải thích, không. Có một cuốn sổ nhỏ màu trắng mang tên “Hướng dẫn giáo dục hành vi cho học sinh”. Chúng tôi nghiên cứu nó suốt học kỳ đầu tiên và được yêu cầu phải làm theo tất tật những gì viết trong đó. Một lối giáo dục kỳ cục. Tôi nhớ rằng ngay khi nhập học tôi đã phải học thuộc những thứ sau đây: “Tôn trọng kỷ luật và giữ gìn bí mật; phải chăm chỉ và học tập tốt; phải mỉm cười chào mọi người; ăn mặc phù hợp và có tư cách; cử chỉ khoan thai và nho nhã”.
3. Tạ Tư Nghê: bạn học cùng lớp, bạn tốt nhất của tôi.
4. Rock’n’roll, punk: lọai nhạc tôi thích.
5. B5, A26: hai anh tư vấn tâm lý ở trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh tôi quen khi học lớp chín. Tôi quen họ trong những ngày Bắc Kinh nổi gió, hình như là một ngày mùa xuân.
6. Cô Vương chủ nhiệm lớp học; cô Lý chủ nhiệm năm học; và thầy “Vương bụng- to” chủ nhiệm cấp học.
7. Một dúm những bài thơ: một số tôi viết, một số các bạn tôi viết. Tôi thích thơ, vì chúng tuyệt đẹp.
8. Một vài cậu chàng mà tôi từng thích.
9. Quả Đống: một người bạn phóng viên của tôi. Tôi thích quan niệm của anh về “cái chết” trong một số bài viết.
10. Thành phố Khai Phong: không khí ở đó, khí hậu, ánh đèn đỏ của những máy bay, và cả con người ở nơi đó.
11. Bạch Khai Thủy: tức “Nước Nóng”, bạn của tôi làm ở hiệu sách Phương Chu, từng là thiên đường sách nghệ thuật của nghệ sĩ trẻ.
12. Các bạn tôi Mã Lệ và Tử Dư.
13. Các tạp chí: “Thế giới Nghe nhìn”, “Thời đại Punk”, “Ca khúc Phổ thông”. Có thể thêm “Tôi yêu nhạc Rock”.
14. Đại học Tổng hợp Bắc Kinh và những mơ ước của tôi về nó.
15. Thôi Hiểu Địch, Vương Diễm, Trần Húc, Đỗ Viện: đều là những bạn học cùng lớp mười với tôi.
16. Lý Kỳ và Triệu Bình: hai chàng trai tôi từng yêu và căm ghét. Họ xuất hiện ở nửa đầu cuốn truyện.
17. Quận Tây Đơn: tôi thích Tây Đơn vào buổi tối, khi nó quyến rũ mê hồn, khi bầu trời đêm mềm mại và dịu dàng. Vô số người, những cô cậu sành điệu, những thanh niên, rất rất đông, thích lang thang trên tầng sáu của siêu thị Hoa Uy, nơi cả bầu không khí sực nức mùi đồ ăn.
18. Bàn Cổ: một ban nhạc đã viết những ca khúc tuyệt diệu.
19. G và T: hai chàng trai tôi đã yêu. Những nhân vật chính của phần sau cuốn truyện.
20. Janne: một chàng trai người Phần Lan rất thích rock’n’roll. Cao, sạch bong lên, và đẹp trai. Một lần khi tôi khóc, anh đã nói, “Mi đã để mất người em gái nhỏ”.
21. Trương Đông Húc: một người bạn đã từng viết cuốn “Tôi là thiên sứ, thật mà”. Một tay viết xòang.
22. Pha Lê: một trong những tay trống cũ của ban nhạc chúng tôi.
23. Nhuộm tóc: tôi nhuộm tóc bất kỳ lúc nào tôi thấy thích. Bố mẹ tôi rất không thích, nhưng mặc, tôi nhuộm tóc liên tục.
24. Siêu thị Bách Thịnh và thẩn thơ thơ thẩn mãi ở đó (Bách Thịnh muôn năm!)
25. Thôi Thần Thủy, Lộ Dịch Ti, Lulu và một số người khác.
26. Ngũ Đạo Khẩu: tức Ngã năm, một chốn hết sảy với rất nhiều trường Đại học gần cạnh.
27. Bành Hồng Vũ: một nhà phê bình âm nhạc, tôi không quen nhưng có đọc nhiều bài viết, rất hay, tôi rất thích.
28. Một số thi sĩ, nhạc công, biên tập viên, những người vào lúc này hay lúc khác, đã bước vào và ở một mức độ nào đó đã thay đổi một phần suy nghĩ và cuộc đời tôi.
29. Lam Thảo, cũng là A26: tôi thích gọi bằng cái tên này; người đã có được những hồi ức ban đầu của tôi.

1. NHỮNG BƯỚC NHẢY CỦA TUỔI THANH XUÂN

1

THIÊN SƠN ĐIỂU PHI TUYỆT

1. NHỮNG BƯỚC NHẢY CỦA TUỔI THANH XUÂN

Năm lớp chín của tôi ngọt ngào, đỏ, rách nát, thất bại, và chóang váng – trộn với kịch tính. Ở lớp chín tôi có rất nhiều bạn, những đứa bạn mà tôi chẳng bao giờ nhìn thấy nữa sau khi năm học kết thúc. Chúng thuộc về “Lớp chín”, một năm vĩnh viễn chẳng bao giờ lớm lên.

B5 thân mến:
Hy vọng thư này tới tay anh!
Bọn em vừa thi hết cấp hai.
Như ca từ của Overload, “Tôi từng thấy một hồi ức thật rõ rành chín cạnh, tôi đã lại quên mọi tin tức hôm qua. “Nhưng em vẫn còn nhớ cuộc điện thọai đầu tiêm của chúng ta, khi cây cối nhuốm màu xanh rờn ngòai cửa sổ, với ánh chiều tà rải đều xuống như vàng. Em không nghĩ là em lại có thể viết cho anh nữa, bởi em đã để mất địa chỉ của anh, nhưng hôm qua lúc dọn phòng em lại tìm thấy, điều đó có nghĩa là chúng ta lại có duyên gặp nhau.
Em sống trong tình trạng hoang mang của kẻ tìm đường, trên con đường dằng dặc hướng đến một đáp số. Còn mọi việc của anh thì thế nào?
Chúc anh hạnh phúc!
Một người bạn
27, tháng Sáu, 1998

B5 là người tư vấn tâm lý mà tôi quen từ trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Dạo chưa gặp nhau, anh ta mê tôi và mê cả Tiểu Khiết, một nữ sinh cùng tuổi tôi ở tầng trên, ngay trong tòa nhà của chúng tôi. Anh gọi hai đứa là “thiên sứ sinh đôi”. Chúng tôi gọi điện thọai cho anh ta hàng ngày, có khi còn cùng gọi, khiến anh ta tha hồ mà cười. Nhưng tôi đã ngừng thích anh ta khi rốt cuộc tôi gặp anh trong một công viên nhỏ gần Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Anh giới thiệu mình như là một “tài tử lưu manh” và nói mình không bao giờ từ chối một sự dâng tặng. “Em dâng tặng chứ?”. Chúng tôi giết thời gian ở công viên mấy giờ liền. Anh không mời tôi ăn trưa cũng không tiễn tôi về, nhưng tôi vẫn nhớ mùi nước hoa cologne mà anh xức và rằng hôm đó về sau trời mưa phùn. Trong khi đợi anh, tôi đã uống hết một bình hồng trà. “Mắt em đẹp lắm”, anh nhìn tôi nói, “rất hợp với thẩm mỹ của anh. Còn đôi tay em nữa, cũng rất đẹp. Tiếc là anh chưa được nhìn đôi môi khi em uống trà”. Sau đó anh hỏi tôi đã xem phim Bốn đám cưới và Một đám ma chưa, và tôi nói chưa, tôi ít khi xem phim ảnh. “Đó”, anh nói, “mới là tình yêu chân chính, nên một khi chưa xem phim đó thì em đừng nói với anh về chuyện tình ái; em chưa đủ tư cách”.
Chúng tôi còn gặp nhau1 lần nữa khi thi xong. Anh để tay lên vai tôi, khiến người tôi run lên, và tôi chắc là anh cũng nhận ra điều đó. Mỗi lần ngồi với anh, cảm giác tự tôn của tôi biến đâu mất. Tôi hận mình chẳng xem những phim mà anh nói đến, chẳng có quần áo hay giầy dép lịch sự, chẳng có khí chất. Với anh tôi hòan tòan làm hỏng mọi thứ. Nhưng tôi không thể chịu đựng nổi một người có thể vừa hát những ca từ của bài “Tình khúc 1990” của La Đại Hữu lại vừa thèm khát dục vọng và tiền bạc, bởi đó là sự báng bổ vĩnh viễn đối với cái đẹp. Đó là lần cuối cùng tôi gặp anh ta.
Tôi gặp A26 cũng giống như với B5. Hình như, tôi nghĩ, là vào mùa xuân. Mùa gió thổi mạnh ở Bắc Kinh. Bầu trời trong xanh. Anh cũng là một tư vấn tâm lý và là sinh viên khoa Sử năm thứ hai ở Đại học Tổng hợp Bắc Kinh – tức Bắc Đại. Chúng tôi biết nhau qua điện thọai. Lúc này là cuối học kỳ hai năm lớp chín, thời điểm tôi phải ra một quyết định khó khăn là cuối cùng sẽ vào trường học nghề hay là sẽ học tiếp lên trung học. Một ngôi trường học nghề sẽ chặn tôi khỏi phải bén mảng tới Bắc Đại, nhưng cứ nghĩ đến việc thêm ba năm học căng thẳng khó chịu nữa là tôi lại phát sốt. Đây là vấn đề ác nghiệt, nó giày vò tôi mỗi ngày, và tôi nhận ra rằng nếu tôi không mau chóng quyết định chắc là tôi sẽ chẳng thể sống nổi. Tôi ghét trường học, và tôi ghét thầy chủ nhiệm lớp, người thông minh, nhưng vô cảm. Nhưng cái chính là tôi không biết mình phải làm gì, vì tôi thật sự sợ hãi tất cả. Tôi biết rằng những chuyện như vậy không là gì đối với A26, rằng anh ấy có thể dòm tôi một cách kẻ cả mà chẳng buồn chớp mắt.
Trong những tháng bận bịu sắp sửa tới kỳ thi vào trung học, niềm vui sướng nhất của tôi là mỗi tuần được ôm điện thọai chừng nửa giờ nói chuyện với anh. Tôi thường gọi cho anh vào lúc xế chiều, khi mà tôi có thể nhìn ra ngòai và thấy ánh tịch dương như dát vàng, và cây cối màu xanh. Chúng tôi trò chuyện trong cảnh đất trời mênh mông, hoa lệ, như đang đắm chìm trong thế giới cổ tích, không có gì khác ngòai nghệ thuật, trật tự và cái đẹp. Những huyễn tưởng như thế không thể nào đứng vững được khi đối mặt với hiện thực. Anh cho tôi số máy nhắn tin của mình, điều mà tôi biết là cấm kị. Trong một thời gian dài tôi thậm chí còn không biết cả tên anh. Mỗi người đều có một cuộc sống riêng, có thể anh chỉ được bình yên, không bị xáo trộn trong mấy tiếng ngắn ngủi làm tư vấn tâm lý. Vì vậy tôi cũng không gọi nhiều cho anh – tôi sợ rằng anh sẽ phải để lộ ra những gì tôi muốn chỉ là những cuộc trò chuyện chơi chơi thỏai mái. Nhưng anh đủ thông minh để biết điều gì đang diễn ra.
Tôi luôn nói “tạm biệt” trước khi gác máy, còn anh, lúc nào cũng chỉ “ừ hữ”. “Anh không nói ‘tạm biệt’ là một thói quen ư? Hay còn có nguyên nhân nào khác?”, tôi hỏi anh. Anh im lặng một lúc rồi mới nói, “Kỳ lạ thật. Chưa hề có ai để ý tới điều đó. Anh không nói ‘tạm biệt’ vì nghĩ rằng tạm biệt là không bao giờ gặp lại nữa”.
Vì anh, vào tháng Tư, tôi đã đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh sớm vào khoa Trung văn thuộc trường Trung học Sư phạm Bắc Kinh số Hai. Nhưng tôi đã trượt. Tôi và Tiểu Thủy cùng thi, cô ta đỗ, tôi trượt. Tôi chết môn tóan. Trung học Sư phạm Bắc Kinh số Hai chỉ cách trường Đại học Sư phạm có một bức tường, nơi đó có một khu đầy cây cối với hoa hồng Trung Hoa rất đẹp. Hôm đó tôi mặc chiếc váy trắng, dạo bước trong vườn trường Đại học Sư phạm, tự nhủ rằng đây là nơi mà Lam Thảo – tôi vẫn gọi A26 như vậy – từng lại qua, từng sống, và điều đó khiến tôi cảm thấy lòng dạ vừa ấm áp vừa phiền muộn.
Tôi bắt đầu gọi anh thường xuyên hơn. Anh là điểm sáng duy nhất trong những ngày ở lớp chín của tôi, như một niềm an ủi; tôi không muốn mất anh, không thể không nghe giọng nói của anh. Anh gọi cho tôi từ thư viện, và chưa nói được mấy câu đã gác máy.
Anh vẫn nói là anh rất muốn gặp mặt, và tôi vẫn cứ từ chối. Rồi một hôm tôi đã đồng ý. Hôm đó tôi đã phát rồ lên để tìm cho ra một bộ cánh để mặc. Cả một năm ở lớp chín tôi chưa hề mua quần áo mới, và tôi lại béo ra. Tôi mất hết cả tự tin. Tôi chỉ sợ anh không thích cái dáng này. Tôi đã sang hàng xóm mượn đồ, và thử hết cái này đến cái khác – váy trắng, váy hoa, quần bò xanh, quần bò đen – cho đến lúc tôi mụ mị hết cả, hẹn nhau lúc 7 giờ mà 7 giờ 20 tôi mới ra khỏi cửa. Tôi mặc chiếc quần màu nâu chẳng hợp dáng tôi, nhưng lúc tôi ướm thử, đầu tôi rõ ràng đã mê muội. Tôi lên tàu đến ga Tích Thủy, nhưng không dám đến gần bất cứ một người nào, mà chỉ đứng từ xa để nhìn, rồi cúi thấp đầu xuống lặng lẽ nghe bài hát của Hứa Ngụy. Mười giờ đêm hôm đó tôi gọi điện đến nhà anh. Bố anh nghe máy và nói là anh đã đi ngủ.
Ngày hôm sau, tôi bắt đầu gọi số máy nhắn tin của anh, số mà tôi đã thuộc nằm lòng. Tôi muốn nói với anh là tôi yêu anh, không muốn anh rời xa tôi, không muốn anh giận tôi. Tôi chỉ là một cô gái nhỏ, yêu anh mà không nói được nên lời. Tôi muốn thỏa mãn mọi yêu cầu của anh với tôi – nếu anh có, thật đấy. Nhưng chẳng ai trả lời tôi. Suốt cả ngày hôm đó, từ sáng tới tối tôi chỉ làm một việc là bấm số máy nhắn tin của anh, và khóc sướt mướt khi chẳng có cú điện thọai nào gọi lại. Tôi đã mất hết hồn vía bởi vì anh, và tôi thật sự muốn giải thích tại sao tôi không xuất hiện vào ngày hôm đó và nói với anh tất cả những gì ở trong lòng. Tôi nghe thấy tiếng chuông điện thọai kêu mấy lần liền, nhưng mỗi lần tôi đâm bổ ra phòng khách để trả lời, tôi nhận ra tất cả chỉ là trong đầu tôi, và điện thọai chẳng kêu một tí nào. Tôi lục ra địa chỉ của anh và viết cho anh một bức thư, có kèm theo cả những bức ảnh. Tôi chẳng mấy khi chụp ảnh; ngọai trừ những bức chụp từ hồi nhỏ, và tôi gửi tất cho anh. Sau này tôi mới biết anh không hề nhận được bức thư, nó đã bị thất lạc. Như tất cả những thứ quan trọng khác, tôi cũng chẳng biết nó biến đi đâu mất rồi. Lam Thảo, Đại học Sư phạm trước đây chẳng là gì cả trong lòng của em, nhưng từ lúc được biết anh, nó đã trở nên cao quí!
Sau một tuần biệt tăm, Lam Thảo lại xuất hiện. Anh gọi điện thật đột ngột. Lần này nghe giọng anh cảm thấy hơi lạ lẫm. Với cái giọng đã mất đi sự quen thuộc của nó, anh hỏi tôi hôm thứ Sáu đã làm gì.
“Đi học.”
“Không phải. Nếu như anh nói rằng anh giận em vì hôm đó em đã không đến…”
“Em có đến.”
“Có thể em có đến, nhưng anh lại càng bực. Hôm đó anh đã gọi điện thọai, gọi suốt cả ngày, nhưng em đều không có nhà. Nếu hôm nay mà em không có nhà để nghe máy, thì dù em có gọi ai là A26 hay là Lam Thảo đi nữa cũng mặc xác.”
Tôi nói tôi vừa chuyển nhà và điện thọai ở nhà cũ hôm nay mới lấy về. Tôi nói để em xuống lầu gọi lại cho anh. Tôi vội vã chạy xuống. Anh hỏi tôi có yêu anh không, và tôi không biết trả lời thế nào. Tôi nghĩ tôi yêu anh, nhưng cũng chưa hề nghĩ tới việc phải nói ra điều đó với anh. Chẳng lẽ qua những biểu hiện của tôi, anh đã rõ hết cả. Tôi cảm thấy đê mê.
“Hỏi lại em một lần nữa, được không?”
Anh ngừng lại một giây. “Em có yêu anh không?”
“Thật tình cảm vào.”
“Em có yêu anh không?”
“Có, em yêu anh.”
“Nói lần nữa đi, được không?”
“Có, em yêu anh.”
“Thật tình cảm vào.”
“Em yêu anh. Tình yêu của em như chim bay tuyệt mù trên nghìn đỉnh núi.”
Giọng anh nhỏ dần: “Đừng yêu anh.”
Sau đó là thi hết cấp. Tôi đã tốt nghiệp. Chấm hết những năm tháng ở phổ thông cơ sở. Chấm hết tuổi hoa niên ngây thơ nhạy cảm và lộn xộn, và những gì thuộc về năm tháng đó cũng mất theo. Tôi nhận ra rằng cứ mỗi lần ở trước mặt Lam Thảo, tôi không còn là tôi nữa. Điều đó làm tôi đau khổ ghê gớm. Tôi gần như không còn cảm giác thỏai mái, tự do, dễ dàng của một mối quan hệ bình thường nữa. Nhưng tôi cũng chẳng ngại khi nói rằng mỗi lần ở gần anh ấy là một lần tôi hạnh phúc thực sự. Vùng vẫy trong mớ mâu thuẫn đó, tôi cảm thấy càng ngày tôi càng chết chìm thêm một tí. Tôi không còn sức khống chế được tình cảm của mình. Có thể, bởi anh là một người tư vấn tâm lý, nên tôi cũng chỉ là một “bệnh nhân”của anh. Chưa bao giờ anh coi tôi là bạn. Phải như vậy chăng?
Tôi gọi điện thọai để nói tạm biệt với anh. Ngay cả khi nhìn bình nước gội đầu tôi cũng nghĩ đến anh.
Thi hết cấp đã xong; tôi viết thư cho nhiều người bạn thời bấy giờ, rồi đốt nhật ký, và dự định bắt đầu cuộc sống lại từ đầu. Tôi chắc rằng chẳng có mấy ai tốt nghiệp lại ghét cay ghét đắng cái năm lớp chín như tôi. Nói tóm lại, đó là một năm kinh tởm. Tôi đã tưởng cái ngày tốt nghiệp sẽ chẳng bao giờ đến, và nếu bị tra tấn thì cách mà tôi ngán ngẩm nhất chính là phải hâm lại tất cả những gì đã diễn ra. Những ngày đó đã qua, và tôi chẳng thiết gì đến việc hồi tưởng lại chúng.
Một gián điệp hay một thích khách chẳng nên có quá khứ cũng như tương lai, ví thế họ có thể biến mất trong khỏanh khắc. Sát thủ Lê Minh trong bộ phim Thiên thần gục ngã vẫn có một người bạn học cùng tiểu học, và điều đó đã hủy họai anh ta. Cho dù tôi không phải là gián điệp hay thích khách, nhưng đó lại là hai nghề tôi thích nhất, bởi lẽ tất cả bọn họ đều gắn chặt với sự bí hiểm, thông tụê, với lằn ranh mỏng manh giữa sự sống và cái chết. Tôi chẳng phủ nhận rằng tôi rất ưa những trò mạo hiểm.
Tôi đã không thi vào trung học bởi vì tôi đã lựa chọn Trung học Bắc Kinh Số Hai như là nguyện vọng thứ nhất, một điển hình của việc đặt mục tiêu quá xa vời. Dù sao thì cũng chẳng có gì khác biệt, bởi những mơ tưởng của tôi đều nằm ngòai tầm với, và trong tôi là cả một mớ bòng bong. Nếu mà tôi lại có may mắn được bước chân trên nền đất tường Sư phạm một lần nữa, tôi sẽ cảm thấy thế nào? Có lẽ tôi sẽ lại nghĩ về việc mình đã cảm thấy hạnh phúc và tự hào một cách kỳ cục ra sao khi tham gia kỳ thi tuyển sinh sớm. Lúc bấy giờ là mùa xuân, vườn trường đầy những hoa tường vi, hương thơm thoang thỏang; những tán cây, những thảm cỏ,… một cảm giác ngưng đọng của thời gian.
Tôi được nhận vào một trường học nghề, gần bên cạnh Di Hòa Viên. Cách cửa tây trường Bắc Đại chừng năm phút đạp xe. Cũng chẳng cách xa siêu thị sách Hải Định. Lý do chính để tôi ghi tên vào trường này vì nó ở gần Bắc Đại, ngôi trường đại học đã hút mất hồn tôi. Thêm một nguyên nhân nữa là tên trường có chữ “Tây”, tôi thích vậy bởi trước đây ở trường Bắc Đại đã có một thi sĩ tên là Tây Xuyên [dòng sông miền Tây]. Làm sao mà tôi có thể biết được là tôi vừa thóat khỏi hang sói chỉ để rơi vào miệng cọp?

2. KẾT BẠN


Có một bức thư cho tôi ở dưới lầu, trong phòng thường trực. Tôi xem dấu bưu cục thì biết thư gửi trong thành phố và đề tên người nhận là “Xuân Thụ”. Điều đó thật lạ - có người nào lại gọi tôi bằng cái tên đó? Tôi dùng cái tên này trong vài lần đi phỏng vấn cho các tạp chí âm nhạc và cũng không hề để lại địa chỉ. Chợt tôi nhớ ra: trong khi tôi phát ngấy lên trong thời gian học lớp chín, tôi đã gửi một thông báo “Tìm Bạn” cho một tạp chí âm nhạc, và chắc là họ đã đăng nó lên. Việc này đã xảy ra được gần một năm trước! Tôi mở phong bì, quả nhiên là vậy. Anh ta nói là đã đọc thông báo của tôi và muốn làm quen xem có thể kết bạn hay không. Anh ta xưng là Lý Kỳ, hiện là sinh viên hội họa ở Bắc Kinh. Anh ta nói nếu tôi có thời gian xin mời đến chơi chỗ anh ta. Cuối thư anh ta còn viết thêm một câu rất nghiêm túc, rằng anh ta hy vọng tôi có thể là “một người tiên phong trẻ kiểu mẫu”.
Tôi nghĩ lại đến đọan thông báo tôi đã gửi. Tôi nghĩ tôi đã viết rằng tôi thích U2, Hứa Ngụy, Nirvana, Kafka và cả máy tính. Vào khi đó, nói đến Nirvana còn chứng tỏ anh là tay sành điệu chứ chưa phải cũ mèm như bây giờ.
Rất vui, tôi viết thư trả lời và gửi bưu điện ngay, nhưng bức thư trả lời của anh ta mãi mới thấy đến tôi. Phải hai tuần sau nó mới tới. Anh ta nói anh ta mới trở lại sau khi về quê ở Sơn Đông.
Rồi một hôm chuông điện thọai reo, và người bên kia đầu dây nói muốn gặp “Xuân Thụ”.
“Tôi đây”, tôi nói.
“Ôi…” Anh ta thốt lên vẻ ngạc nhiên. “Tôi cứ tưởng bạn là một chàng trai!”
Chúng tôi hẹn nhau một ngày tôi sẽ đến gặp anh.
“Em sẽ đến sớm đấy!”, tôi nói thêm, dù tôi biết rất có thể tôi sẽ đến muộn.
Đó là một buổi sớm thứ bảy mù sương khi tôi lên tàu đến đầm Tích Thủy. Anh nói mình là sinh viên ở Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn, và chúng tôi đồng ý gặp nhau ở ngay cửa chính. Tôi nhìn kim đồng hồ và thấy rằng tôi đã đến chậm tới mười phút, và thế tôi bước tới, với cảm giác vừa vụng về vừa hối lỗi. Một người đã đứng tựa lưng vào thân cây ở cạnh cổng học viện đang nhìn tôi vượt qua đường, nên tôi rảo bước một chút. “Tôi là Xuân Thụ”, tôi nói. Anh chìa tay ra và chúng tôi cùng bắt tay. Rồi chúng tôi quay đi và cùng cất bước. Có cái gì đó ngượng ngập. Anh chẳng có gì giống tôi tưởng tượng. Tóc anh hơi dài, và nom anh ra dáng một văn nhân đang gặp vận rủi. Anh mặc áo da, da anh rất là trắng, và anh gầy nhom nhom. Tôi cho rằng tôi cũng chẳng giống người mà anh tưởng tượng.
Anh dẫn tôi vào một ngõ hẻm đối diện với một quán băng đĩa nhạc và video cách trường anh không xa. Anh ở trong một căn phòng cho thuê trong một khu chung cư nhỏ nhỏ nhưng có hình tứ giác đậm chất chất Bắc Kinh, không phải lọai chỗ ở mà tôi quen thuộc. Tôi thích những tòa nhà cao, những chỗ thóang đãng, rực nắng.
Tôi cẩn thận bước chân vào phòng anh. Căn phòng hầu như chỉ đủ rộng để chứa một chiếc giường. Trên một bức tường xếp cứng những chiếc băng cassette. Tôi ngườiồi xuống bên mép giường của anh, và chúng tôi nói chuyện này chuyện kia. Anh có vẻ căng thẳng. Căn phòng tăm tối, ẩm thấp, và lạnh lẽo. Lý Kỳ đứng dậy và rót cho tôi một cốc nước. Có một ít ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng qua cửa sổ. Thế rồi một buổi sáng hết sức bình thường, chẳng đặc biệt tí nào đã bắt đầu có gì sai lạc, cả tâm trạng và hòan cảnh đều như đang chuyếnh chóang, và tôi nhận thấy rằng mọi thứ đã vượt ra ngòai sự khống chế của tôi. Hoặc có thể chính tôi cũng muốn biết điều gì nữa có thể xảy ra, liệu có dẫn đến hậu quả chết người không. Như tôi đã nói, tôi rất ưa đùa giỡn với mạo hiểm. Vào lúc đó, tôi không hề ý thức được điều gì đang xảy ra với tôi, và tất cả mọi thứ diễn ra rất nhanh, quá nhanh để tôi có thể kịp phanh lại. Như thể là tôi đột nhiên chui vào một bức tranh phong cảnh, và hòan tòan ngơ ngác lạc điệu với khung cảnh xung quanh. Tôi nghĩ Lý đang nói điều gì đó, nhưng vì anh lại đối diện với bức tường, tôi chỉ có thể nghe được bập bõm rằng con người ta nên lắng nghe chính khát vọng sâu xa trong lòng mình, rằng phải thành thật với cái này hay cái gì đó, sau đó là im lặng. Tôi không còn nhớ mình đã nói hoặc làm gì sau đó, nhưng rõ ràng là tôi đã làm gì đó kích động anh, vì anh đã quàng tay ôm lấy người tôi. Anh cởi giầy tôi. Tôi đi bít tất trắng có viền thêu. Chúng tôi cứ ở yên như thế, tay người này ôm lấy người kia, được một lúc thì Lý đứng dậy nói một cách đắc thắng, “Ở đây một lúc, để anh đi lấy cái chăn phơi ngòai kia vào đã”. Anh bước đi ra ngòai và nhanh chóng trở vào với cái chăn. Chúng tôi nằm xuống giường và bắt đầu hôn nhau. Mọi thứ xảy ra như trong mơ.

***

“Máu”, tôi nói với anh.
“A…”, anh lấy giấy vệ sinh lau sạch, rồi tiện tay vứt luôn xuống đất. “Em bao nhiêu tuổi?”, anh hỏi, hệt như là nghĩ được gì thì nói đó.
“Mười sáu”, tôi nói dối. Không nói một lời, anh châm một điếu thuốc. Anh trông có vẻ mệt mỏi.
“Anh có bạn gái không?”, tôi hỏi một cách ngẫu nhiên.
“Có.”
Điều đó làm tôi xây xẩm.
Anh nói tên người bạn gái đó là Thái Vân. Từ đó về sau, anh không bao giờ nhắc đến tên cô gái đó mà không nói cô ta là bạn gái của mình. Ví dụ như “bạn gái của anh thế này” hoặc “bạn gái của anh thế nọ”.
Cùng một lúc, tôi vừa chóang váng lại vừa tỉnh táo như thường. Tôi không biết phải mô tả ra sao những gì tôi nghĩ, như khi tôi hắng giọng, tôi nhận ra rằng thậm chí là chẳng có gì đáng nói cả. Lý chẳng có khao khát thật sự được ở cùng tôi; chưa bao giờ trong anh lại nảy ra cái ý rằngi có thể là một người cũng có những suy nghĩ độc lập của chính mình và có nhu cầu biểu lộ chúng.
Vào buổi trưa chúng tôi ra ngòai quán ăn bánh hấp và vằn thắn. Tôi không hiểu liệu có phải Lý đã tập thành một thói quen trong nhiều năm hay không, song anh hầu như chỉ ăn rất ít.
Một ngày trôi qua thật nhanh. Chúng tôi trở lại chỗ ở của anh sau khi ăn, tay tôi nắm tay anh một cách tự nhiên, cảm thấy rằng bởi chúng tôi đã đi đến mức thế này, thì làm như vậy cũng là điều tự nhiên. Nhưng anh ta hơi cau mày nhăn nhó, vì vậy tôi vội buông tay ra, ngượng ngùng. Và một trạng thái khó xử. “Anh có biết rằng”, tôi nói để xóa bỏ cảm giác lúng túng, “em đã từng thuộc được bài thơ Trường Hận ca không? Em có quên một vài câu, nhưng em vẫn còn nhớ được hầu hết…”
Trên đường trở lại ga tàu điện, tôi thả bộ trên những con phố chạng vạng lúc xẩm tối, ánh mặt trời yếu ớt lập lòa trên mặt tôi và mái tóc tôi. Một người bán hàng ngồi chồm hổm trên lối vào ga với một chậu lớn đầy những hoa, trong đó có những lọai tôi thích nhất – hoa hồng và hoa loa kèn. Bây giờ đã là cuối tháng Mười, đây là những thứ tươi mát, lộng lẫy cuối cùng còn sót lại ở Bắc Kinh.
Anh đã gọi lại sau khi tôi về đến nhà. Tôi không nhớ nổi anh đã nói những gì, nhưng sự lo lắng trong giọng nói anh mách bảo với tôi rằng anh sợ rằng tôi sẽ tố cáo anh ra tòa, và anh sẽ phải vào tù. Đúng vậy đấy.

3. LÝ KỲ


Anh ta nói với tôi tên anh là Lý Kỳ. Người Sơn Đông. Nguyên tên là Lý Tiểu Lai. Học tại Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn. Thích văn học, hội họa, âm nhạc, đã từng lập ra một ban nhạc tên là “Ruột thừa” (với ý là một cái gì đó thừa ra, vô dụng), đã từng biểu diễn ở vài nơi.
Tôi biết rằng những thứ trên đây đọc chẳng khác gì một thông báo tìm người mất tích. Nhưng tôi nghĩ cách tốt nhất là giới thiệu anh càng sát thực càng tốt.
Anh có một cô bạn gái, người cùng thôn; anh đã cho tôi xem ảnh cô bạn gái đó một lần, chẳng có gì đặc biệt, nhưng gây ấn tượng đó là một người biết phải sống như thế nào. Anh cũng cho tôi xem những tấm ảnh họ chụp chung, cả hai đều tươi cười, mà Lý Kỳ trông rất trẻ con, với vẻ dễ mến của một đứa trẻ hư đang nũng nịu với vú nuôi của nó, khiến cho cô bạn gái của anh ta càng có vẻ nghiêm nghị. Một trong số các tấm ảnh đã bị đốt cháy mất một phần, điều tôi có thể thấy rõ từ các vệt đen; phần bị đốt mất chắc phải là hậu quả của một thảm kịch hoặc một xung đột nào đó. Anh nói mối tình giữa họ đã chết. Anh không nói là anh đã từng yêu cô ta, anh chỉ nói, “Anh có thể làm gì được? Anh không thể rời bỏ cô ấy”, bởi vì cô ta đã định tự sát không dưới một lần, và còn nói với anh rằng nếu anh còn quan hệ với người khác hoặc bỏ cô thì cô ta sẽ tự tử. Giọng điệu của anh tỏ vẻ chấp nhận số phận. Với tôi, sự cùng quẫn của cô ta là hạ tiện, nhưng anh lại bảo đó là một mối quan hệ đã bị hỏng, không thương yêu nữa nhưng vẫn vật vã với ý tưởng chấm hết “tình yêu”. Làm thế nào mà một người theo chủ nghĩa hòan mỹ như tôi lại có thể chấp nhận được điều đó?
Lý Kỳ cũng thường xuyên làm thơ. Đó là vào mùa đông năm 1998, khi anh còn chưa thành danh, và hầu bao thường xuyên ở trong tình trạng tệ hại. Phần lớn những bữa ăn trưa, anh thường phải trông vào lòng tốt của người lớp trưởng, mua hộ một bát cơm, rồi lại ăn ké vào phần thức rau và thịt của một người bạn khác. Tiền không có, còn làm gì được. Anh suy sụp. Đó là lý do tại sao thỉnh thỏang anh vẫn có ý định tự sát. Anh một lần nói với tôi rằng anh đã viết xong một bài thơ và muốn đọc chúng cho tôi nghe. Anh thật sự hãnh diện về một bài trong số đó. Bài đó hình như là, “Một con chim bay đến và đậu lại trên ngón tay ta…”, tiếp đến là gì gì đó, cho đến câu cuối cùng thì là, “Con chim thứ ba bay đến làm ta vui mừng.” (Ha, không biết tôi nhớ có nhầm không, đã lâu lắm rồi!). Anh hỏi tôi thấy thế nào, nhưng thật kỳ lạ, tôi chưa bao giờ quan tâm lắm đến thơ của anh. Cho tới bây giờ tôi vẫn chưa rõ điều gì đã thu hút tôi đến với anh. Có thể chẳng là gì cả. Nhưng có ngày nào mà không phải một giấc mộng.

***

Một tối Chủ nhật tôi nói với Quả Đống bạn tôi rằng tôi muốn gặp anh ta. Lúc này anh ấy đang làm biên tập viên của tờ Đời sống Âm nhạc. Chúng tôi hẹn gặp nhau trước cơ quan của anh ở cổng Phụ Thành, và tôi đến nơi giữa lúc nửa buổi của một chiều rực rỡ, khi không khí thực mát mẻ, thanh sạch. Quả Đống đang dựa vào bờ tường bao quanh cơ quan anh và chờ tôi. Tôi mặc bộ quần áo hồng bình thường; anh mặc áo jacket xám và quần jean xanh. Tóc anh cắt ngắn, tựa như một thiếu niên ngây thơ chưa tường thế sự. Tôi chạy tới, và hai chúng tôi cùng dạo bước về phía quảng trường Thiên An Môn. Đối với chúng tôi, đó là một chốn thiêng liêng. Lúc này các cửa hàng giải khát hai bên đường đã bật đèn, bầu trời gần như xanh trong, còn lòng tôi lại trăn trở tan nát. Điều vừa xảy ra giữa Lý Kỳ và tôi vào đêm hôm trước vẫn còn in dấu trong đầu tôi, và tôi bị bóp nghẹt bởi một trạng thái mà ngay hiểu được tôi cũng cón không thể, nói gì đến việc mô tả. Điều đó thật tệ hại đến nỗi tôi cảm thấy ngột ngạt khó thở, đầu óc đờ đẫn.
Tôi quyết tâm vào đề. “Quả Đống, em có chuyện muốn nói với anh.”
Quả Đống tỏ vẻ bối rối. Mặt tôi tái nhợt đi khi tôi nói với anh chuyện mà Lý Kỳ và tôi đã làm, từ đầu đến cuối. Anh đã kinh ngạc y như tôi đóan, anh vừa nghe tôi nói vừa tỏ vẻ bồn chồn. Rồi anh nói với tôi rằng anh vẫn còn trong trắng. Có thể vì thấy tôi chân thành, nên anh cũng muốn thổ lộ. Anh nói rằng anh đã phải lòng một cô gái, một nữ hộ lý xinh xắn chừng mười sau hoặc mười bảy tuổi, và cô gái cũng thích anh, cho dù anh chưa thổ lộ với cô tình cảm của mình. “Vì cô ấy còn quá trẻ,” anh vừa nói vừa cúi đầu. “Anh không muốn làm điều gì thương tổn đến cô ấy”. Lúc ấy chúng tôi đã đi đến đại lộ Trường An, và tôi nhận ra rằng nói chuyện với Quả Đống vẫn chẳng hề khiến tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi hiểu rằng điều tôi thật sự mong muốn là nói chuyện với Lý Kỳ, rằng lòng tôi đang cảm thấy trống trải. Hiển nhiên là những gì đã xảy ra là một sự việc ghê gớm đối với tôi, nhưng chẳng một ai có để mà nghe đìều tôi muốn thổ lộ.
Tôi đến lớp học vào thứ hai như thường lệ. Vẫn là con đường ấy, nhưng không khí hình như đã đổi khác. Lòng tôi trĩu nặng, cùng lúc có một thứ gì đó không thể cưỡng được đang làm rối lọan đầu óc tôi. Cái tên Lý Kỳ đã chen vào trong ý thức tôi, và điều đó xảy ra nhanh đến nỗi tôi chẳng có thời gian để mà điều chỉnh. Có cái gì đó ở mãi đáy sâu khiến tôi như ngồi trên lửa đốt, và tôi chẳng thể nào tập trung được vào bất cứ thứ gì đang diễn ra xung quanh, và tôi cũng bất lực không xua nổi những gì đã diễn ra ra khỏi tâm trí, nơi đang đầy ắp những ý tưởng điên rồ, lẫn lộn. Và chúng còn trở nên tệ hại hơn nữa. Tôi sợ rằng những xúc cảm và trạng thái tâm hồn hỗn lọan mà Lam Thảo đã khuấy động trong tôi hồi lớp chín sẽ lại xuất hiện. Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất mà tôi thấy chẳng khác nào cái cảm giác chóang váng khi bạn hít phải khói thuốc, ánh sáng mặt trời, nỗi khủng khiếp chói lòa. Tôi thật sự bàng hòang, run rẩy.

***

Tôi đi gặp Lý Kỳ vào thứ bảy. Trong lúc cả hai cùng nằm trên giường, anh nói với tôi rằng cô bạn gái cũ hôm qua đã đến gặp anh.
“Đó là Thái Vân ư?” tôi lo lắng hỏi.
“Không phải, một người khác.” Anh châm một điếu thuốc lá, rít một hơi rồi tiếp tục: “Cô ấy đến trường tìm anh. Cô ta gọi anh là Tiểu Lai. Em có nhớ anh đã nói với em rằng trước đây anh đã mang cái tên Lý Tiểu Lai không? Cô ấy đến vào buổi trưa, khi anh không có ở đó, vì vậy lớp trưởng đã chỉ cho cô ấy nơi anh ở. Cô ấy đã đến gặp anh vào tối hôm đó.”
Tôi im lặng lắng nghe không nói một lời. Anh liếc nhìn tôi. “Chỗ này chẳng ấm áp chút nào, em biết đấy, nên anh quyết định dẫn cô ấy đến qua đêm chỗ lớp trưởng.”
“Thế anh ta thì sao?”
“Anh ta đến đây ngủ.”
“Hai người có làm tình với nhau?”
“Dĩ nhiên.” Anh ta có vẻ thực sự ngạc nhiên khi tôi còn hỏi câu đó.
“Sao lại thế?”
“Cô ấy đã cất công đến thăm anh, thật là tội nghiệp, vì thế anh phải làm cho cô ấy cảm thấy được an ủi…”
“Anh cho rằng cách đó khiến cô ta cảm thấy được an ủi?”
“À, anh không muốn làm cô ấy buồn khổ.”
“Thế anh…”
“Cô ấy đã cất công đến thăm anh, đi xa vất vả như vậy, hỏi thăm mãi để đến chỗ của anh. Anh không biết bây giờ cô ấy làm gì… có thể cô ấy là gái làm tiền.”
Trong lúc chúng tôi nằm trên giường, Lý lại châm một điếu thuốc nữa, một vẻ buồn buồn hiện trên mặt anh. Tôi nghĩ đến những tâm sự của mình.
“Anh yêu em không?” tôi hỏi anh.
“Không.” Anh ta nói không chút do dự. “Anh chẳng yêu ai cả.”
Hỡi trời! Trái tim thiếu nữ của tôi! Nước mắt tôi cứ trào ra. Anh ta thẳng thắn đến vậy, trung thực đến vậy, nhưng đó chẳng phải là điều tôi muốn nghe. Cái đèn bàn tỏa ra một thứ ánh sáng vàng câm lặng. Những cái bìa cứng của những album nhạc, những cuốn sách triết học Lý xếp ở phía giường tôi nằm chọc mãi vào người tôi, nhưng tôi cố giữ mình không động đậy, mà im lặng, mặc cho nước mắt tuôn trào.
“Anh xin lỗi.” Lý nói.
“Đừng nói nữa.” Tôi cố ngừng khóc, nhưng chẳng ăn thua gì, và tôi chỉ nằm đó và lau đi dòng nước mắt đau khổ.

***

Tối hôm sau, lúc nói chuyện với Tử Dư, người bạn rất tốt của tôi, tôi quyết định hỏi cậu ấy xem có đi cùng với tôi để gặp một người hay không. Tôi không muốn đi một mình. Cậu ta do dự, và tôi nghĩ cậu ta có thể đã lờ mờ đóan tất cả những chuyện này là thế nào. Nhưng một lúc sau cậu ta nói, “Được rồi, chúng ta đi đứng thế nào đây?”
“Đi tàu điện. Đến Tĩch Thủy.”
Chúng tôi chẳng hề nói năng gì trên đường đến ga tàu điện ngầm. Tử Dư là một người biết những câu hỏi nào thì không nên hỏi. Chúng tôi giữ một khỏang cách dễ chịu trong quan hệ, trong sáng và rõ ràng, như nước tinh khiết vậy, cho dù lúc này hay lúc khác tôi thành thật ước muốn cậu ta hỏi tôi một điều gì đó riêng tư.
Khi chúng tôi rời ga tàu điện ngầm, tôi dặn Tử Dư rằng nếu Lý Kỳ có ở nhà thì cậu ấy không cần phải quanh quẩn ở đó. Còn nếu Lý đi vắng, thì cậu ấy và tôi có thể cùng quay về.
Tử Dư nói được.
Cậu ấy luôn luôn nói được, bất kể tôi đòi hỏi cái gì. Kể cả những yêu cầu vô lý. Tôi đã nói rồi, cậu ấy là một người bạn tốt.
Tôi nói cậu ấy đợi ở ngòai khu nhà tập thể của Lý. “Nếu quá năm phút không thấy tớ ra thì cậu cứ về trước.”
“Đây, tớ có cái này cho cậu.” Tử Dư đưa cho tôi một tờ giấy gấp. Cậu ta trông chẳng có gì là khác thường, vẫn điềm tĩnh và vô tư, ngọai trừ một chút khích động hoặc thậm chí có thể là đau khổ trên khuôn mặt. “Đừng mở ra vội, hãy chờ sau khi tớ đi khỏi đây đã,” cậu ta nói, nhịp thở nhanh dồn dập. Tôi nhìn thấy nụ cười đầy răng của cậu ta trong bóng tối.
“Ô kê.” Tôi cầm lấy tờ giấy, vẫn còn âm ẩm từ bàn tay đẫm mồ hôi của cậu ta. “Đợi năm phút. Nếu tớ không ra, cậu cứ việc đi.”
Tôi bước vào sân chung cư. Có một cái khóa trên cửa phòng của Lý Kỳ. Thất vọng và lo lắng tràn ngập lòng tôi.
Tử Dư ngạc nhiên nhìn thấy tôi quay trở ra. “Chuyện gì vậy? Không có ở nhà ư?”
“Không, thế mới là lạ,” tôi nói. “Cậu thử nghĩ xem anh ta giờ này có thể đi đâu?”
“Tại sao chúng ta không chờ một lúc xem sao?” Tử Dư gợi ý.
“Cứ như vậy nhé.” Tôi vẫn nhưngắm chặt tờ giấy còn chưa mở và tựa vào tường. Những vệt sáng mỏng mảnh màu da cam từ đèn đường trượt qua những tán cây đầy bóng tối. Chừng một phần tư giờ sau, chúng tôi nhìn thấy bóng của hai người đang bước về phía chúng tôi.
“Có phải em là Xuân Thụ không?” Trưởng lớp của Lý Kỳ nhìn thấy tôi trước. Tôi bước tới.
“Xin chào.”
“Em đến có chuyện gì?” Lý hỏi tôi.
“Em chỉ cảm thấy muốn đến thăm anh.”
“Thôi, tớ đi đây,” Tử Dư nói, liếc nhìn tôi rồi bước đi. Áo trắng của cậu ấy bừng lên dưới ánh đèn.
Còn lại chúng tôi bước vào phòng của Lý. Tôi đã thở thật sâu để hít ngửi mùi vị của căn phòng, tôi gắng hít thở nhiều không khí ở đây. Mới chỉ có một ngày tôi chưa được gặp mặt anh nhưng lúc ấy tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ chẳng bao giờ rời bỏ anh, vì bất cứ thứ gì.
Sau một lúc, lớp trưởng của Lý nói tạm biệt, để lại hai chúng tôi ngồi đối diện với nhau.
“Em đến có chuyện gì?” Lý lại hỏi.
Tôi cười, nhưng không trả lời.
Rồi một lần nữa, tôi lại ngoan ngõan nằm dưới anh, trần truồng, tôi lại nhận ra rằng hai chúng tôi phải làm chuyện này cho đến cùng.
Rã rời, chúng tôi cùng ngủ lịm đi. Vào chừng khỏang mười một giờ đêm, anh đánh thức tôi. “Xuân Thụ, anh xin lỗi, nhưng bây giờ thì em phải về đi.” Tôi trèo ra khỏi giường và mặc quần áo, và anh đi cùng tôi đến ga tàu điện ngầm. Anh vẫy chào tôi từ phía trên, tôi vẫy lại, rồi anh quay người và đi khỏi.
Nhưng khi tôi đến quầy vé, người bán vé trả lời tôi rằng chuyến tàu cuối cùng đã rời khỏi đây khỏang chừng một phút trước. “Shit!” Tôi rủa thầm trong bụng, sau đó thì chạy đuổi theo Lý Kỳ. Anh đang lững thững đi phía trước, tay xách túi ni lông trong có hai quả táo anh vừa mua. Tôi nhanh chóng đuổi kịp anh. “Này!” Tôi bổ đến, bám vào vai anh.
“Anh tưởng em đã đi rồi chứ.” Tôi nhận thấy anh ngạc nhiên một cách dễ chịu.
“Em đến thì chuyến tàu cuối đã chạy rồi,” tôi nói.
“Làm thế nào bây giờ? Mai em còn phải đi học. Anh sẽ lấy xe đèo em về.” Anh cười.
“Không cần đâu.”
Để anh lấy xe đưa tôi về co nghĩa là tôi mắc nợ anh, và tôi không muốn như thế. Cứ thế này tốt hơn, không ai nợ ai cái gì.
Vậy là chúng tôi trở về phòng của anh và ăn táo. Trong khi gọt táo bằng một con dao, anh nói một cách lạnh lùng, “Quay lại thế này là em đã trực tiếp làm tổn hại đến kinh tế của anh.”
“Ý anh muốn nhắc đến táo?”
“Đúng vậy.” Giọng Lý không có vẻ gì là đùa cợt.
“Bố khỉ! Anh không có ý ấy chứ,” tôi nói vui vẻ.
Trước lúc đi ngủ, tôi mở xem tờ giấy đầy bụi bẩn mà Tử Dư đã đưa cho. Tử Dư đã viết những dòng sau bằng nét chữ thanh nhã, nắn nót của cậu ấy: “Đêm nay nhất định có một thảm kịch. Trên đường trở về, sẽ có một vụ nổ trên đường tàu điện ngầm, và tôi sẽ là người duy nhất sống sót. Ha ha, vĩnh biệt mãi mãi!”
Đêm hôm đó tôi nằm trằn trọc ngủ không đẫy giấc. Chúng tôi không làm tình thêm lần nữa. Thực tế, chúng tôi hầu như không chạm vào nhau, và người này càng dịch ra mép giường cách xa người kia càng tốt. Đều cùng chán. Chúng tôi đã mất hứng thú với nhau. Với tôi, còn có thực tế kinh khủng là tôi đã ra ngòai chơi bời suốt cả đêm, cộng với áp lực phải dậy sớm vào hôm sau để đến trường, điều đó khiến tôi lo lắng. Tôi đã khao khát được ở cả một đêm với Lý Kỳ, nhưng giờ đây khi tôi đã có cơ hội, cảm giác ham muốn anh đã bay đi đâu mất. Tại sao đột nhiên tôi chẳng còn thấy tí chút tình yêu nào đối với anh? Kỳ lạ. Tôi cứ nằm đó ngẫm ngợi những ý nghĩ điên khùng ấy. Lại còn Tử Dư nữa – cậu ta đã phải biết điều gì đang xảy ra giữa tôi và Lý Kỳ, và tôi tự hỏi không biết cậu ấy cảm thấy ra sao trong chuyện này. Buồn? Lo lắng cho tôi? Có thật chúng ta chỉ là bạn bè “tốt” hàng ngày mà thôi? Ngày mai tôi biết nói với mẹ thế nào? Đêm qua con đã…tôi thở gấp gáp, dồn dập, miệng tôi khô khốc, tôi trằn trọc, lật qua lật lại suốt cả đêm. Không một giấc mơ. Đây là một trong những đêm dài nhất của đời tôi.
Tôi lên chuyến tàu điện ngầm đầu tiên vào sáng hôm sau và đi thẳng về nhà. Khi mẹ tôi nghe thấy tiếng khóa mở cửa, bà chạy vào phòng khách vừa đúng lúc nhìn thấy tôi bước vào, chuẩn bị sẵn một vẻ hối lỗi, với mặt mũi bẩn thỉu, tóc tai bơ phờ. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi không ngủ ở nhà mà ở ngòai cả đêm, và cơn giận của mẹ ngay lập tức bốc lên ngùn ngụt, mẹ mắng mỏ tôi té tát.
“Mẹ im đi được rồi đấy, con nghe đủ lắm rồi,” tôi cãi lại. “Con mệt lắm rồi, và con cần hai mươi tệ để đi taxi đến trường. Sắp muộn học mất rồi.” Tôi chìa tay ra.
Mẹ tôi đờ người ra mất một lúc, rồi lấy hai mươi tệ ở trong ví ra đưa cho tôi rồi về phòng ngủ tiếp, vừa đi vừa rủa xả tiếp. Tôi chắc đã phải làm mẹ thất vọng lắm, nhưng tôi đã quá mệt mỏiko sức đâu mà để ý đến điều đó.

4. CÔ TỊCH


Trái tim tôi tan nát, nhưng tôi chẳng có băng keo.
- Tiểu Thúy –

Có tuyết rơi vào thứ Bảy, khi Lý Kỳ và tôi ở cùng nhau tại chỗ của anh. Tôi tới vào lúc tám hoặc chín giờ sáng, trời còn chưa sáng hẳn, và anh ở trên giường, chờ tôi. Tôi chui vào dưới tấm chăn ấm bẩn thỉu để trùm kín thân thể lạnh giá của mình. Như thường lệ, anh vòng tay ôm chặt lấy tôi, như sợ rằng tôi sẽ chạy đi hoặc là bốc hơi mất. Chúng tôi chẳng bao giờ có thể kìm nén được ham muốn và dục vọng. Căn phòng tối như hắc ín, nên tôi lén nhìn ra ngòai cửa sổ nơi bầu trời xam xám ảm đạm. Khi tôi thấy khát, tôi vớ lấy cái ca của anh và định uống, nhưng Lý đã chộp lấy nó, đổ luôn nước lạnh xuống đất, rồi rót đầy nước nóng vào ca cho tôi. Anh nói thật là ngốc khi đi uống nước lạnh khi em đang thế này.
Sau bữa trưa, tôi cùng anh đi gặp người lớp trưởng, căn phòng đã khóa cửa, nên sau khi chúng tôi đứng chờ dưới tuyết một lúc thì bỏ đi. Tôi bảo anh nói cho tôi hay sự khác nhau giữa “Punk” và “Grunge” khác nhau thế nào. Vào mỗi tuần, Lý thường cho tôi mượn những đĩa nhạc của các ban như Green Day, Blur, R.E.M., The Pixies và Sonic Youth. Tôi trả chúng lại khi cả hai ở cùng nhau vào thứ Bảy sau đó. Anh cào móng tay vào một viên gạch trên bờ tường, ấp úng giải thích sự khác biệt giữa chúng. Cuối cùng anh nói anh cũng không chắc chắn lắm.
Chúng tôi cất bước trên tuyết trở về chỗ của anh. Tuyết bám trên những cành cây, trước khi bám đầy trên chiếc áo vét của tôi. Mặt đất dưới chân nhanh chóng đổi thành một màu xám ảm đạm, sũng nước. “Tại sao chúng ta không đi dạo một lúc,” tôi gợi ý. Lý không trả lời. Chúng tôi đi đến một cửa hiệu bán đĩa hát và video đối diện với ngõ của anh, nơi những đĩa copy trộm nhạc rock’n’roll Hồng Kông chỉ bán với giá năm tệ một cái. Tôi thậm chí chẳng có nổi năm tệ. Sau một hồi lục lọi hàng chồng đĩa mà cả hai chúng tôi không ai định mua cái nào, tôi nói, “Về nhà thôi.”
“Sao lúc nãy em bảo muốn đi dạo kia mà?”
“Thôi đi vạy,” tôi nói. “Em không thích nữa.”
Tôi không còn hứng thú để đi dạo.
Trở về phòng của anh, chúng tôi trèo lên giường nói chuyện phiếm và xem sách. Anh trở nên rất triết lý. Anh bảo tôi nên chăm chú vào việc học tập, nhưng chỉ nguyên nói đến trường lớp là tôi đã muốn phát điên, cho dù tôi rất hiểu điều anh muốn nói. Chỉ có điều tương lai đối với tôi là một thứ huyền bí; tôi không hề có một ý niệm nào về việc mọi thứ sau này sẽ ra sao. Lý Kỳ muốn rằng tôi phải sống một cuộc sống đúng đắn và không dẫm chân vào con đường của anh. Anh không muốn tôi một ngày sau sẽ có kết cục như anh bây giờ, cô độc một mình nơi đất khách, túng quẫn, thất nghiệp, không sự nghiệp, không tình yêu. Sống nhờ vào tiền bố thí của gia đình. Anh nói tôi nên thi vào một trường Đại học, rồi tìm một công việc kha khá. Hiển nhiên là anh không được sống sung sướng, và sống ở Bắc Kinh khiến anh luôn cảm thấy bất an, vô vọng. Nhưng tôi không phải như thế. Tôi muốn một cuộc sống sung sướng, tràn đầy ý nghĩa. Thế nhưng tôi đã chẳng học hàng gì cả suốt năm lớp chín ở trường phổ thông cơ sở, không tóan, không lý, không hóa gì cả. Có thể là mọi thứ đều do hormone thời trẻ đang tác oai tác quái. Tôi chỉ viết tiểu thuyết, và thầy giáo chủ nhiệm luôn cho tôi là một con điên, chỉ thiếu nước giết chết tôi. Giờ thì tôi lại ghi danh chui vào một ngôi trường tàn bạo khác, nơi tôi phát sợ cả các giáo viên, hiệu trưởng, và tất cả các chủ nhiệm. Quá thu mình trong nội tâm, tôi thấy thật khó để thể hiện bản thân, và càng khó hơn khi giao tiếp. Tôi quá thành thực.
Cô đơn biết bao, nhưng đời là thế.
Lúc này hay lúc khác, tôi để Lý Kỳ đọc một vài đọan văn và bài thơ tôi viết, nhưng anh nghĩ chúng không xứng đáng để anh phải đọc. Có thể đối với anh tôi chỉ là một đứa trẻ. Tôi thực sự chưa bao giờ có một ý nghĩa gì đối với anh. Sau này anh đã nói với một người khác rằng khi đó tôi ăn mặc giống như một thằng bé con.
Triết lý của Lý đại để là mấy câu thế này: “Thượng đế tạo ra sự sống không phải là xuất phát từ lòng tốt, chắc chắn là như vậy, và ban tặng trí tuệ cho nhân lọai chỉ là một hành động ác ý. Tất cả là phi lý. Nếu kẻ nào muốn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, thì nói chung kẻ đó đang mắc bệnh khác thường, và Thượng Đế cũng chỉ là thứ chó chết tệ hại khác thường…”. Những từ mà anh thích nhất đại lọai như là huy hòang, phi lý và năng lượng vô dụng. Tính lập dị u ám của anh đã chặn hết mọi khả năng dính mắc tình cảm thật sự đối với một ai khác, đặc biệt là tình yêu. Nhưng kể cả là như vậy, vào thời gian ấy, trái tim tôi hòan tòan gắn chặt với anh. Tôi không gọi anh là bạn trai, vì anh chẳng phải, nhưng khi anh nói về Thái Vân và vẫn tiếp tục nhắc đến cô ta như là bạn gái của mình, đó là một sự hành hạ tuyệt đối. Nhưng điều đó vẫn không nhăn được tôi muốn gặp anh càng nhiều càng tốt, muốn ở cùng với anh. Tôi đến chỗ anh vào mỗi thứ Bảy, mang theo đủ lọai quà bánh, thứ ăn theo người – như ô mai, bánh quy, kẹo gôm, đại lọai vậy. Anh bảo tôi tiết kiệm tiền, và lần sau thôi đừng mang những thứ thế này đến. Nhưng điều đó không ngăn anh lần nào cũng ngườiốn ngấu mấy thứ đó một cách sung sướng. Tôi thậm chí còn vui thích với ý định mua cho anh đệm mới, rồi chăn, rồi vỏ gối. Ngày này đến ngày khác, tôi luôn nghĩ đến việc làm gì đó cho anh, điều khiến tôi cảm thấy hạnh phúc khó tả, phấn chấn khó tả.
Thọat đầu người đần bà tóc bạc bó chân – bà chủ nhà của anh – đưa mắt nhìn chúng tôi như một con diều hâu bất cứ khi nào chúng tôi ra ngòai ăn cơm. Nhưng về sau, bóng dáng của chúng tôi không còn gây chú ý với bà ta nữa, và bà ta đã coi tôi như bạn gái chung sống với Lý Kỳ. Lúc trước bà ta còn coi Lý Kỳ như thằng nhãi ngố, bây giờ thì không dám nữa. Anh nói đùa rằng từ giờ trở đi, mỗi khi tôi đến thì tốt nhất là tôi nên dán một tờ giấy ở cửa, ghi rõ ràng, “Đang bận thảo luận, xin chớ quấy rầy.” Anh cho rằng điều đó thật buồn cười, và đã lấy ra một mảnh giấy, thật cũng là một lọai ngườiốc, viết nguệch ngọac lên đó mấy chữ đại tự, rồi dán lên cửa. “Thế này hay đấy. Sẽ không có ai quấy rầy chúng ta nữa,” anh nói. Trưa và tối chúng tôi thường đi ăn sủi cảo và cháo; có khi ăn mì hoặc vằn thắn. Mỗi thứ bảy chúng tôi đều như thế, và tôi chẳng bao giờ chán.
Sau khi ở cùng nhau, tôi tiếp tục gửi thư cho anh, cho dù anh đã thôi viết cho tôi. Thỉnh thỏang vào giờ học đánh máy, trong cơn bốc đồng, tôi gõ vội trên máy chữ một bức thư với thứ tiếng Anh khủng khiếp. Đối với tôi, điều đó thật lãng mạn, còn với anh, nó có lẽ chứng tỏ tôi ngốc nghếch đến thế nào.

5. BÓNG CHÙA NƠI ĐÁY NƯỚC


Thời gian trôi đi, tôi đã quên mất không nhớ được chính xác những gì Lý Kỳ viết trong bức thư cuối cùng gửi cho tôi. Tất cả những gì tôi nhớ chỉ là tay chân tôi đã tê dại thế nào khi nhận được bức thư. Tôi không thể tin nổi rằng anh đã vứt bỏ mình đột ngột đến thế. Anh nói đến Quảng Châu thăm “bạn gái”, và sẽ qua tết luôn ở đó. Thế mà đồ đểu đó thậm chí còn khuyên tôi nên “chăm chỉ học tập”. Điên giận khôn cùng. Tôi đã bị nghiền nát. Tôi thật sự không phải là yêu anh, tôi thậm chí đã nghĩ đến việc cắt đứt quan hệ với anh, bởi ở cùng với anh chỉ đem đến cho tôi những dằn vặt và sự bất hạnh. Nhưng tôi lại không thể chịu đựng nhưngổi ý nghĩ là không có được anh. Thật khó chịu là anh đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi. Giờ thì chẳng cần nói một lời với tôi, anh đã đi Quảng Châu để đến với một người đàn bà khác, chỉ để lại một bức thư, bỏ rơi tôi ở Bắc Kinh. Tôi không thể chịu được điều đó. Một cảm giác lo lắng, bất an đè nặng lên tôi, và tôi khóc suốt ngày, bơ phờ đến nỗi chẳng làm nổi việc gì. Trong bức thư anh nói để những đĩa CD anh mượn ở chỗ bà chủ nhà, và tôi có thể đến lấy vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Tính tóan một lúc thì thấy lúc này Lý đã có mặt ở Quảng Châu.
Thứ Bảy tôi đến để lấy đĩa CD. Nếu không phải và mượn đĩa của bạn thì tôi đã chẳng còn bụng dạ nào mà đến nữa. Tôi gõ cửa nhà bà chủ nhà; bà ta mở cửa và đưa cho tôi một túi ni lông trắng. Sắc mặt bà ta chẳng biểu lộ điều gì, nhưng tôi chắc chắn rằng bà ta đã biết rằng Lý đã bỏ tôi trước khi đến Quảng Châu với bạn gái của anh. Bà ta nhất định biết. Và bà ta nhất định là đang cười thầm tôi trong bụng vì cái điều mà bà ta nghĩ đã biết tỏng từ lâu rồi, rằng không đời nào mà Lý có thể lại đi yêu tôi. Làm sao mà anh lại màng đến tôi được? Nhục nhã, tôi cầm lấy cái túi ni lông, rồi bước ra ngòai cổng, lòng nghĩ đến những ca từ của ban nhạc PK 14 –
Mới trẻ trung làm sao, một trái tim nhỏ lệ, mới trẻ trung làm sao, một trái tim trống rỗng, một mùa đông dằng dặc chẳng dừng, một mùa đông khắc nghiệt, mới trẻ trung làm sao, một trái tim nhỏ lệ, tôi ngồi bên song cửa và nhìn anh tiều tụy, tôi là thân vô vọng, tim tôi lệ ứ đầy, tôi vẫn chờ anh đến, chờ anh đến ôm tôi, tôi vẫn chờ anh đến, tim tôi lệ ứ đầy, tôi là thân vô vọng, mới trẻ trung làm sao.
Tôi cùn bơ phờ như thế ở trường, và tôi tiếp tục trượt môn thi về tin học. Cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi càng ngày càng không hài lòng, nhưng tôi không biết phải giải thích với cô thế nào.

***

Tôi lại đi gặp Quả Đống. Bất cứ lúc nào tôi chán chường, anh lại nghe tôi chê bai và phàn nàn về chuyện bản thân chẳng được dứt khóat. Anh nói tôi là một cô gái có vấn đề, một người tự làm mình bị thương tổn vì quá nhạy cảm và bấp bênh. Chúng tôi đến trường Bắc Đại, nơi mặt đất được phủ đầy là rơi từ những cây ngân hạnh, một tấm thảm vàng chuyển mình đẹp đẽ trong gió. Hạnh phúc biết mấy. Chúng tôi dạo bước bên bờ hồ Vị Danh. Hồ trong xanh tuyệt đẹp. Những người sống ở gần nơi có bóng chùa lung linh đáy nước kia mới hạnh phúc làm sao. “Người ta câu cá ở đằng kia,” Quả Đống thốt lên.
“Có thật không?” Ban nãy tôi vừa nhìn thấy một tấm biển ghi rõ ràng “Hồ nhân tạo, cấm câu cá, bơi lội.” Tôi vội ngậm miệng vì nhìn thấy đúng là phía trước có mấy người đang ngồi chồm hỗm trên bờ câu cá. Một người vừa câu được một con cá nhỏ đang vui mừng hớn hở. Vào lúc ấy, vẻ đẹp lộng lẫy của mái chùa nơi đáy hồ nước bỗng có vẻ nhạt nhòa đi. Quả Đống bảo tôi luôn có một cái nhìn tuyệt đối về mọi vật.
Chúng tôi ngồi trên một chiếc ghế dài, và tôi nói với Quả Đống rằng quan hệ giữa Lý và tôi đã tan vỡ.
“Tan vỡ? Xưa nay hai người đã bao giờ gắn bó với nhau đâu mà nói là tan vỡ?” anh nói với một vẻ chế nhạo. Anh nói rằng tôi chưa bao giờ hiểu được vị trí của mình, nhất là càng không có chỗ trong lòng của Lý.
Tôi ngồi há hốc mồm. Lý và tôi chưa bao giờ là một đôi cả, nên tôi chưa đủ tư cách để nói đến “tan vỡ”. Nhưng đã thế thì tại sao tôi lại khổ sở đến vậy? Trời ạ, sao tôi lại ngu ngốc đến mức này. Tôi lắc lắc đầu, nhưng nín lặng.
Chúng tôi lại bắt đầu nói chuyện về cái chết. Quả Đống nói ước mong lớn nhất của anh ta là có ai đó cho một phát súng vào đầu chết luôn. Nhảy từ một ngôi nhà lầu xuống thì đau lắm, anh nói, và điều đó ngay lập tức đã xua đi cái ý niệm rằng nếu một khi tôi tự tử, tôi cũng sẽ nhảy xuống từ một cái cửa sổ. Tôi chỉ muốn biết làm cách nào đạt được một cái chết ít đau đớn nhất và được tôn trọng nhất. Một câu hỏi hóc búa, rõ ràng là chẳng có lời giải. Chúng tôi lại nói tới Lam Thảo. Anh nói có phải tôi vẫn còn tình cảm với anh ta, bởi vì có vẻ như anh ta vẫn còn hiện diện trong tâm trí của tôi.
“Dĩ nhiên!” tôi nói. “Em nghĩ em vẫn còn nhớ được số điện thọai của anh ấy: 6421XXXX, nhưng không biết có đúng không. Có thể em sẽ gọi thử sau khi chúng mình đi khỏi Bắc Đại.”
Ngay khi nghe đến đó, Quả Đống đã lấy máy cầm tay ra. “Thử gọi luôn bây giờ đi,” anh nói. Tôi ngẩn người ra giây lát. Tôi lui lại vào một góc. Thì cứ thử xem sao. Đã có người nhấc máy. Bố anh ấy nói Lam Thảo không có nhà, rằng anh ấy đã đi học rồi. Điều đó như một nỗi khuây khỏa. Rời máy điện thọai ra, tôi có một cảm giác rất lạ: Lam Thảo gần giống như câu chuyện cổ tích có từ một thế kỷ trước, ấy thế mà tôi vẫn nhớ được tên, được số máy điện thọai của anh ấy. Chẳng khác nào bỗng đột nhiên được mang trở lại vào trong quá khứ xa xôi – thật kỳ lạ! Nhưng tôi không muốn gọi cho anh ấy nữa. Trở lại cái thời Lớp Chín ấy tôi chẳng có chút tự tin nào về mặt trí tuệ tôi ngang hàng được với anh, và tôi nhận thấy cho tới bây giờ điều đó vẫn chẳng có gì thay đổi.
Quả Đống nói với tôi rằng anh ở cùng với mẹ.
Anh có một chiếc máy vi tính ở trong phòng, một điều làm người ta phải ngạc nhiên vào lúc ấy. Anh ngủ trên một cái giường kê rất thấp, anh nói mình dị ứng với độ cao. Tường phòng anh treo đầy kín ảnh, có hai bức rất lớn: một bức chụp anh lúc hai mươi tư tuổi, một bức chụp cô em gái anh lúc mười chín tuổi. Trên giá sách của anh có nhiều tập thơ của Cố Thành, Bắc Đảo, Tây Xuyên và rất nhiều cuốn sách mà tôi thèm muốn.
Tôi đi gặp anh vào một buổi chiều, và một người bạn khác của anh cũng có mặt ở đó. Người đó thấp, gầy, và đen. Quả Đống gọi anh ta là Vương Đồng chí. Ba chúng tôi đang trò chuyện ở bên cổng thì một thanh niên dắt xe đạp đến trước Vương Đồng chí và thì thầm, “Có tí trắng nào không?” Vương Đồng chí ớ người không hiểu anh ta nói cái gì.
“Cái gì?”
“Bột ấy!”
“Không…” Súyt nữa thì Vương Đồng chí chết ngất đi vì sợ! Và quả là vậy, một tay công an đã xuất hiện ngay khi gã thanh niên vừa đi khỏi.
“Cứt! Trông tôi có giống một thằng hít heroin thật không?” Quả Đống và tôi cùng cười nhạo anh ta.
Trở vào trong phòng, Vương Đồng chí bắt đầu nói nhăng cuội về “bọn punk”, rằng bọn đó là một nhóm những kẻ hư vô chủ nghĩa, và quá thể là vênh váo. Quả Đống và tôi đã điên tiết đến nỗi chúng tôi chẳng thể làm gì khác ngòai cười trừ. Thế rồi anh ta lại gọi tôi là “cô bé punk” của anh ta. Cái giọng dạy đời của anh ta làm tôi cáu tiết.
Một lúc sau, một cô gái gọi điện cho Quả Đống và hẹn anh đến quảng trường Thiên An Môn. Quả Đống muốn từ chối, nhưng chẳng biết làm cách nào. Sau khi anh gác máy, Vương Đồng chí hỏi anh rằng ai đó. “Một cô bạn ở Viện Điện ảnh Bắc Kinh,” anh nói. “Khỉ thật, ta cùng đi Thiên An Môn vậy.”
Vậy là chúng tôi đi. Quảng trường ninh ních người. Vô sỉ Vương Đồng chí tiếp tục lải nhải rằng sao tất cả lũ thối tha này lại không ở nhà của chúng nó. Rồi anh ta bắt đầu chọc giận cả tôi. Bất cứ tôi nói cái gì thì Vương Đồng chí phản đối cái đó. Ví dụ tôi nói tôi định mua một cái điện thọai di động, thì anh ta nói, “Cô bé punk à, thứ đó không hợp với bọn punk chúng ta. Bọn ta có máy nhắn tin là tốt lắm rồi.”
Cuối cùng chúng tôi vào một quán bar, nơi bọn họ uống bia, còn tôi uống nước cam. Tôi không nhớ rằng chúng tôi đã ở trong quán rượu bao lâu bởi tôi không để họ nói mấy giờ mấy giờ với tôi. Tôi không nghĩ đến chuyện về nhà. Họ hát karaoke; tôi không hát. Quả Đống hỏi vì sao. Tôi nói tôi ngượng không quen, có thể là sau này.
“Khi nào vậy?” anh hỏi dồn.
“Sau này.”
Vương Đồng chí luôn luôn hát lạc một nhịp tất cả các bài anh ta gào. Và Quả Đống làm một bài lạc hết cả điệu là “Hoa phòng cô nương”. Bọn họ uống rất nhiều. Chắc phải quá hai giờ sáng chúng tôi mới rời khỏi chỗ đó, nhưng tôi cũng không chắc lắm.
Ở bên ngòai gió lạnh, Quả Đống đã hỏi một câu làm tôi muốn điên tiết, “Bao giờ thì em về nhà?”. Tôi lờ anh đi, nhưng tôi cảm thấy bị tổn thương. Có thể anh cũng phát hiện thấy điều đó. Chúng tôi túm lấy một cái taxi và chạy xuống cái đại lộ gần như không một bóng người. Tôi gục đầu vào vai Quả Đống và ôm chặt cánh tay anh. Hai tay tôi giá lạnh. Những ý nghĩ như đang chao đảo trong đầu.
“Có những chuyện em chẳng muốn nói ra một chút nào,” tôi nói.
“Vậy thì đừng nói gì cả,” anh nói để vỗ về tôi.
Cuối cùng, taxi dừng bánh. Thời gian trôi qua vun vút nhưng cũng lại chậm lê thê. Lúc ấy ý nghĩ quay về nhà khiến tôi hãi hùng, bởi vì bố mẹ tôi chắc sẽ giết chết tôi mất. Không nói một lời nào, Quả Đống vòng tay ôm lấy người tôi. Cuối cùng anh nói, “Việc ngày mai thì đợi đến ngày mai hẵng lo.”
Tôi đi được mấy bước, rồi dừng lại và nói, “Nhìn trên kia kìa. Có một ngôi sao.”
“Làm gì còn ngôi sao nào,” Quả Đống nói, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời. Bầu trời giống như một bức tranh. Xung quanh chúng tôi, không có bất cứ gì hết ngòai sự tĩnh mịch, một chốn yên lặng. Chúng tôi như một chú bé và cô em gái nhỏ của chú ta đang cùng nhau chầm chậm cất bước.
Lên gác anh mang cho tôi một chậu nước ấm. “Em rửa mặt đi,” anh nói. Rồi anh lại ra ngòai và trở vào với một chậu nước khác. “Để em rửa chân.” Anh nhường cho tôi ngủ trên giường; anh nằm trên ghế sofa.
Dậy sớm tinh mơ vào sáng ngày hôm sau, tôi đọc sách một lúc lâu, rồi ra ngòai và thấy anh nằm ngủ trong phòng lớn. Cái chăn đắp trượt quá nửa ra khỏi giường. Tôi cẩn thận nhấc nó lên và đắp lại cho anh. Anh mở mắt ra. “Dậy sớm thế sao?”. Tôi bê một chiếc ghế đẩu lại bên giường và ngồi xuống. Chúng tôi trò chuyện một chút, hơi dấm dẳn. Tôi nói tôi có thể nhìn thấy con hẻm từ cửa sổ phòng của anh, và rằng điều đó làm tôi nhớ lại cái nơi mà lần đầu tiên tôi đi phỏng vấn một ban nhạc.
Lúc ấy tôi mười bốn tuổi, và tôi mới bắt đầu thích nhạc rock’n’roll. Họ cũng chẳng quá được mười bảy, mười tám tuổi. Đó là vào mùa đông. Hai tay chơi guitar gặp tôi ở nhà ga tàu điện và giới thiệu tôi với cái thế giới ngầm của nhạc rock ở trong căn phòng nhỏ, nhớp nháp, tăm tối của họ. Đấy cũng là lần đầu tiên tôi được nghe nhạc sống. Tôi cảm thấy yêu đến điên cuồng cái không khí bất cần, bần cùng và hơi có phần lãng mạn ở nơi này. Tôi cũng bắt đầu thích anh chàng chơi guitar chính, và sao mỗi buổi biểu diễn, tôi đều tưởng không dứt ra được để về.
Có thể là do chỗ tôi vụng về hoặc tại vì họ còn trẻ và nông cạn, nhưng một vụ cãi nhau đã nhanh chóng nổ ra khi một buổi tối tôi cứ đòi rằng anh guitarist phải đưa tôi ra ga tàu điện. “Lần nào em cũng như thế. Em luôn ỷ lại vào người khác,” anh ta cằn nhằn.
“Thế thì quên đi, em sẽ đi một mình,” tôi nói, mặc dù tôi rất sợ điều đó. Nhưng rồi anh ta nhất quyết phải tiễn tôi ra ga. Trên đường đi anh ta tiếp tục phun ra hàng đống những lời bình luận ấu trĩ, so sánh tôi với những phóng viên khác. Cuối cùng khi anh ta hết chuyện để nói, tôi đã phóng đi rất nhanh. Tôi chưa bao giờ thăm lại họ kể từ đó.
“Về sau thì sao?” Quả Đống hỏi.
Làm gì có về sau. Trừ phi vặn ngược được thời gian về khi tôi mười bốn tuổi. Khi tôi mười bốn tuổi…tôi hình dung ra mình khi đó: tóc cắt ngắn, đồng phục học sinh màu xanh, mỗi ngày mất chừng một tiếng ngồi tàu điện để đi phỏng vấn.
Mẹ Quả Đống dọn bữa sáng cho chúng tôi. Bà là một phụ nữ tốt và hiền, cứ muốn tôi ăn thêm nữa. Tôi rất thích cái không khí như ở nhà thế này và nghĩ đến những gì Quả Đống đã kể về thị trấn quê anh ở Tứ Xuyên. Sau khi đã ních căng bụng, chúng tôi về phòng anh, và Quả Đống đưa cho tôi mượn một đĩa Sao đỏ I, đĩa trong đó có bài “Hai ngày” của Hứa Ngụy. Chúng tôi cùng nghe những ca khúc của Hứa Ngụy và Hồ Ma Cá. “Trời ơi, chúng ta thế nào rồi? Trời ơi, trong con mắt họ, chúng ta là thế nào?”. Chúng tôi cười phá lên những chỗ ca từ sướt mướt. Rồi sau đó là Hứa Ngụy: “Tôi cúi đầu tôi xuống. Tuyệt vọng chảy tràn qua tôi như nước dội.” Tôi sợ phải về nhà. Không hiểu mẹ sẽ coi tôi như thế nào đây?
Đến mười giờ tôi cáo từ. Tôi cần phải đến một trường học đàn. “Đợi đến chiều hẵng đi được không? Ăn trưa xong đã!” Quả Đống đề nghị. Tôi biết anh nói thực lòng, và quả thật cũng rất lưỡng lự, nhưng tôi phải đi. Anh tiễn tôi đến tận nơi gửi xe đạp, và còn dặn đi dặn lại tôi đường đi thế nào.
Lúc tôi tới trường âm nhạc “Hòanh Hòa”, nhạc sĩ Hòang Ánh đang ngồi luyện guitar ở trên tầng thượng. Anh bảo tôi ngồi xuống và thử đàn. Tôi gảy một đọan một cách ngượng nghịu.
“Em đã tập chưa?”
“Rồi.”
Nhưng sự thực thì tôi đàn chưa được một phần của anh. Anh hướng dẫn cho tôi một vài cách, và tôi quyết tâm phải luyện tập thật tốt khi về nhà, để bản thân tôi khỏi phải xấu hổ nữa. Tôi hỏi quê anh ở đâu. “Phúc Kiến,” anh nói, và chất giọng nặng của anh chứng tỏ điều đó. Chúng tôi nói chuyện một hồi lâu. Anh nói rằng khi anh luyện tập ở nhà, tất cả mọi người đều than phiền vì tiếng ồn.
“Anh không mặc kệ họ được sao?”
“Không được,” anh nói với một nụ cười gượng gạo. “Không thể mặc kệ được, bởi đó là bố anh, các anh em anh, mực kệ thì chết.” Anh nói bố anh đến làm ăn ở Bắc Kinh, và rằng anh dự định lập một ban nhạc rock cùng với em trai. Bây giờ tất cả những gì anh phải làm là thuyết phục người em trai.
Đến chiều thì chúng tôi đói muốn chết, nên chúng tôi ra ngòai mua bánh. Tôi tỏ ý sẽ mua vài cái bánh bao. “Cứt,” anh nói. “Thế thì anh còn ra cái gì nữa. Anh mua.” Cũng được lắm.
“Với em anh có vẻ nhút nhát không?” anh hỏi tôi. “Hay rụt rè?”
“Có,” tôi nói.
“Em biết không, khi ở quê, anh không bao giờ như thế này. Mọi người thậm chí còn nói anh là thằng điên, không bình thường. Nhưng anh đã thay đổi ngay khi anh đến đây, thay đổi nhiều đến nỗi chính anh cũng không nhận ra mình nữa. Rụt rè. Ở Phúc Kiến thì anh có đủ mọi lọai bạn bè, ở đây anh chỉ chơi được với một hai người…”
Anh nói rằng lúc đầu tiên đến đây, anh không thể nào nói được tiếng Bắc Kinh, mỗi lần muốn nói phải nghĩ mãi nói từ nào mới đúng. Tôi bảo anh thử nói gì đó bằng âm Phúc Kiến, và anh phun ra cái âm thanh mà tôi nghe nhưng không biết viết như thế nào. Anh bảo tôi rằng đó là từ “chơi” theo đúng khẩu ngữ quê anh . Khi anh thấy tôi cười lăn lộn mãi, anh nói, “Thỉnh thỏang em dường như trẻ hơn tuổi em rất nhiều. Có phải em thật già như lúc em nói hay không? Anh nghĩ em chỉ là một đứa trẻ!” Tôi nhìn anh chằm chằm, tự hỏi không hiểu đây là lời khen hay là lăng mạ. Có thể trước mặt anh tôi đã hành động như là một đứa trẻ con.
“Anh thấy ngạc nhiên rằng ít nhất vẫn còn có một cô bé thú vị, hấp dẫn ở trên đời này,” anh nói.
Tôi đỏ mặt vì phấn chấn.