Học kỳ đầu tiên ở cấp trung học đã hết để nghỉ hè.
Đương nhiên toàn thể học sinh phải tập hợp trước sân tập thể dục của trường để nghe một bài nói chuyện của giáo viên chính trị to mập dương dương tự đắc của chúng tôi, thầy “Đại Lão Vương”.
“Các phòng nhảy, vũ trường và những nơi tương tự như vậy là cấm chỉ lui tới đối với học sinh. Hiện nay ở bên ngòai có những nơi gọi là ‘Cho bạn học nhạc’ hay là ‘Cho bạn yêu nhạc’, tôi nói với các em những nơi đó chả có gì hay cả. Và không được ra sông trượt băng, bởi tôi nghe nói mấy hôm nay là lại có người chết đuối. Nếu em nào muốn trượt băng, hãy xin phép cha mẹ cho đi trượt ở Nhà thi đấu Thủ đô. Nhà trường này đã từng gặp rắc rối rồi. Có ba học sinh từ phổ thông cơ sở lên, một là Lôi gì đó, một là Na gì đó, và còn… Tôi cũng chẳng nói ra đây làm gì để làm họ phải xấu hổ. Ba học sinh này đã chơi bời suốt trong kỳ nghỉ đông, đêm nào cũng đến vũ trường nhảy nhót, đến khi trở lại trường, kết quả học hành của ba em này sút kém hẳn. Hai em trong số đó trầy trật lắm mới thi vào được bậc phổ thông trung học. Cậu nam lưu ban lại đã xâu lỗ tai, đeo vòng tai và nhuộm tóc vàng – một cậu nam, tôi lưu ý các em! Vầầng, tôi đã đuổi ngay cậu ta về nhà, bởi vì cậu ta đã trở thành một đứa du côn thật sự!”
Hết buổi nói chuyện, cả trường vỗ tay hoan hô.
***
Tôi đi một đôi giày bẩn và mặc quần bò xanh bó sát vào hai bắp đùi, đứng dưới cầu chờ Tử Dư. Tôi cứ nghĩ mình đến chậm, nhưng cho đến bây giờ cậu ta vẫn chưa tới. Dưới ánh nắng trắng trắng của mặt trời ngày đông, tôi đứng bên con đường lớn vắng vẻ, tựa người vào chiếc xe đạp cũ, chẳng biết làm gì và cảm thấy mình quá ngu ngốc.
Cuối cùng Tử Dư cũng đạp xe tới trên con đường đối diện, nhớn nhác tìm tôi. Tôi nhìn cậu ta mà buồn cười.
“Hôm nay trời đẹp,” cậu nói mà vẫn cẩn thận đạp xe tới, mắt nhìn thẳng phía trước. Tôi nhìn kỹ vào miệng cậu ta khi cậu ta mấp máy môi.
“Cái gì?”
“Tôi nói hôm nay trời đẹp,”
“Hừm.”
Cả hai đứa chẳng ai biết nói cái gì, nên chúng tôi cứ thế đạp xe vòng vòng.
“Chúng ta đến quán bar Kiệt Kỳ trước đã,” tôi nói sau một hồi im lặng kéo dài. “Ban nhạc của Dương Chí Quốc biểu diễn ở đó.”
“Được. Nếu ở đó thấy hay thì mình ở luôn đó.”
Tôi đóan là cậu ta không muốn bỏ tiền ra mua vé vào cửa ở quán “Con Ong Bận Bịu”. Cậu ta thật ti tiện, và tôi đã chán ngấy cái kiểu đó.
Bả “Kiệt Kỳ” nằm trên đường đối diện với Yên Kinh Hotel, nên chúng tôi vừa đạp xe vừa trố mắt ra tìm khách sạn này. Nhưng chúng tôi không thể tìm ra. Cậu ta cứ nằng nặc rằng hãy còn chưa tới, tận lúc tôi xuống xe hỏi thăm một người, mới biết chúng tôi đã đạp xe qua lâu rồi.
“Chúng ta đành đạp xe quay lại, cậu nghĩ sao?”
“Thôi đừng,” tôi năn nỉ. “Cứ đến thẳng chỗ ‘Con Ong Bận Bịu’.”
Cho đến khi tới câu lạc bộ, lòng tôi sốt sắng chỉ mong sao cho chóng tới nơi, và tôi mong sao được âm nhạc làm cho thỏa thích. Tất cả những gì tôi muốn là nghe nhạc, nhảy nhót, và gào thét. Không có ai ở lối vào dưới lầu. Có thể là cuối cùng cũng chẳng cần vé vào cửa! Càng tốt. Nhưng ở lầu trên, ngay lối vào bar, một người đàn ông miệng cười hi hi đã ngồi bên một chiếc bàn trên đó có tấm biển màu trắng ghi mấy chữ màu đỏ còn tươi nguyên: “Vé vào cửa: năm mươi tệ.” Nhìn vào đó tôi cảm thấy hơi chóng mặt. “Chà, đắt quá nhỉ.” Tôi quay lại nói với Tử Dư.
“Để tôi trả,” cậu ta miễn cưỡng nói. “Cậu làm gì có từng ấy tiền.”
Đó là câu nói cửa miệng của cậu ta mỗi khi chúng tôi phải trả tiền cho cái gì đó. Có thể cậu ta muốn tôi biết ơn cậu ta với cái kiểu tự cao giả dối đó. Tôi lấy tiền ra – cậu ta không nói một lời khi chìa một trăm nhân dân tệ và lấy lại năm mươi tệ tôi đã đưa cho người bán vé. Chúng tôi cùng bước vào trong bar.
Như tất cả các bar khác, chương trình biểu diễn chậm lại đến một giờ là chuyện thường tình. Tử Dư ra mua hai bình nước ngọt. Cám ơn vì không phải là Pepsi, thứ nước chết tiệt uống vào chỉ khiến tôi buồn nôn.
Vì hàng ghế đầu đã hếtchỗ, chúng tôi ngồi ở hàng sau, gần cửa ra vào. Bây giờ chúng tôi phải làm cái gì đó cho hết một tiếng đồng hồ, vì rõ ràng là cũng chẳng dễ chịu gì khi chúng tôi chỉ đưa mắt nhìn nhau. Chúng tôi chẳng có gì để nói với nhau cả. Chúng tôi đã biết nhau quá rõ.
“Thế còn Thiên Tư và những người khác, bọn họ đã đến chưa?” một giọng nói quen thuộc vang lên phía sau. Khi tôi quay lại nhìn, tôi thấy Lưu Phong, một người bạn ở ban nhạc “Động vật máu lạnh”, một ban nhạc rock tôi đã từng đi phỏng vấn.
“Lưu Phong!” tôi gào lên. Cậu ta chạy tới và mỉm cười. “Bạn là…xin lỗi, tôi không nhớ được tên bạn.”
“Không sao!” Tôi cười đáp lại. “Tôi là Gia Phù. Tóc cậu bây giờ ngắn hơn.”
“Ô! Bạn là phóng viên,” cậu ta nói, bắt đầu niềm nở hơn. “Giờ tôi nhớ ra rồi. Dạo này thì bạn làm gì?”
“Vẫn thế thôi,” tôi nói. Chúng tôi trò chuyện trong vài phút, rồi tôi nhìn thấy Tạ Thiên Tiếu, Lý Minh và những người khác cùng ban nhạc. Tóc họ hình như dài hơn.
Tôi bắt đầu nhìn ngắm mọi người qua lại, cố gắng đóan xem đây là con trai hay con gái. Hầu hết đều là các nhạc công chơi nhạc rock, họ mặc quần jean, xanh hoặc xám, cùng áo sơ mi đen. Tôi nhìn thấy một chàng trai bận sơ mi trắng, tuy thế nhưng anh ta vẫn có vẻ giống như một nhạc công, sơ mi trắng đã tiết lộ thân phận sinh viên của anh ta. Tất cả sinh viên đại học bọn họ đều mê màu trắng. Mỗi lần tham dự câu lạc bộ thơ sinh viên, cùng nhau tụ tập trên bãi cỏ, áo sơ mi còn trắng hơn cả tuyết…
Ban nhạc đầu tiên là “Những Cậu bé Dưới đất.” Sáng nay tôi vừa mua album Giác ngộ của họ. Thật là tệ khi họ phải biểu diễn ngay từ lúc đầu, bởi vì cũng phải mất một lúc lâu khán giả mới thực sự hòa nhập. Thực tế là khán giả chẳng bao giờ cuồng nhiệt với họ vào đêm đó.
Tôi và Tử Dư xô đẩy để lên hàng đầu, nơi chúng tôi đứng trong khói thuốc mờ mịt.
Khi ban nhạc thứ ba xuất hiện, tôi kinh ngạc nhận thấy chính anh sinh viên mặc áo trắng nọ lại là ca sĩ chính. Bọn họ hát say mê về tình yêu và lý tưởng, về những nỗi đau trong tim mà những người tình của họ không bao giờ hiểu rõ; sau mỗi ca khúc bọn họ nhận được những tràng hoan hô “cảm ơn và tạm biệt” ầm ầm từ phía khán giả, những người đã nhìn chằm chằm vào họ vô cảm, đợi họ nhận ra rằng có cái gì đó không ổn và đủ sáng suốt để tự hiểu rằng đã đến lúc phải biến khỏi sàn diễn. Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì, có thể là do kiếm được một hợp đồng biểu diễn cũng chẳng dễ dàng gì, bọn họ cứ ghì chặt lây nhạc cụ và chẳng chịu rời sàn. Trong khi đó, ca sĩ hát chính vẫn tiếp tục hất tung những mớ tóc vốn-chẳng-dài-gì của mình, còn tôi đành cúi xuống, không thể nào chịu đựng được việc nhìn anh ta lâu hơn nữa.
Ban nhạc “Ruồi xanh” ghi trong quảng cáo không hề thấy xuất hiện. Sau khi nghe thêm những bài hát của khỉ do nhiều ban nhạc kinh tởm nữa trình diễn, đầu tôi cảm thấy như bị lèn chặt bằng bông. Nước ngọt làm tôi thấy phát ốm, còn khói thuốc thì khiến tôi bị đau đầu.
Cuối cùng ban nhạc “Động vật Máu lạnh” mới ra sàn diễn. Ban nhạc mà Lý Kỳ bảo đã làm “mất mặt người Sơn Đông” này đêm nay đã làm họ mở mày mở mặt. Cái áo phông của Tạ Thiên Tiếu, in hình quốc kỳ nước Anh ở sau lưng, phơi ra hai cánh tay giơ xương của anh ta. Dây guitar của anh ta cũng trưng cờ nước Anh. Bọn họ chơi những ca khúc tôi đã từng nghe khi đi phỏng vấn họ, và sau mỗi bài hát đều là những khỏang im lặng kéo dài trước khi khán giả như sực tỉnh bắt đầu vỗ tay ầm ầm. “Đ. mẹ hay quá!” một gã nào đó đằng sau tôi gào lên bằng cái giọng the thé. Tôi nghĩ chắc đó là tiếng của Lưu Phong.
Trong lúc nghỉ giải lao, tôi tìm được một chỗ ngồi ở hàng ghế đầu, khá là dễ chịu, cho tới khi mọi người đứng hết cả lên và tôi chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Vì vậy nên tôi ngồi hẳn lên thành ghế, chân để lên chỗ ngồi. Tử Dư ngồi hẳn lên bàn, chân thõng xuống sàn. Đột nhiên tôi nghe tiếng một anh chàng gần đó nhắc đến cái tên Giang Hi, và còn nói rằng đó là một nhà thơ tuyệt diệu.
“Có phải anh nói tới Giang Hi chuyên viết trên báo Âm nhạc và Đời sống?” Tôi hỏi anh ta. Anh ta nhìn tôi, mắt kính lóe sáng. “Đúng người đó đó! Bạn quen anh ấy? Anh ấy là một thi sĩ lớn! Hay khủng khiếp, hơn những người như Y Sa nhiều.”
“Tôi thích Y Sa,” tôi độp lại.
“Bạn biết anh ta?”
“Anh ấy là biên tập viên tờ Bạn văn ở Tây An, đúng không nào?”
“Bây giờ anh ta đang có mặt ở Bắc Kinh.”
“Anh nói sao?”
“Ngày mai anh ấy sẽ đọc thơ ở bar Hòang Đình.”
Mấy phút sau, anh chàng bốn mắt đó bưng cốc bia ngồi bên tôi nói, “Bạn học ở đâu vậy?”
“Bắc Đại.”
Anh ta nhìn tôi nghi ngờ. “Năm thứ mấy?”
“Năm đầu.”
“Chuyên ngành nào?”
“Báo chí.”
Anh ta nhìn tôi nghi ngờ ra mặt. “Bạn ở phòng số mấy?”
“Tôi ở ngọai trú,” tôi giải thích, nhưng rồi không nhịn được nữa tôi phá lên cười. “Tôi học trung học năm đầu.”
“Chẳng phải bạn vừa nói đã học đại học?”
“Đùa chút thôi,” tôi nói. “Còn anh?”
“Anh học ở Bắc Đại…”
“Cứt đái thật!” tôi rủa thầm trong bụng. Anh ta chẳng giống thế một tẹo nào, chẳng có cái vẻ đó. Thấy tôi cứ nhìn chằm chằm, Bốn Mắt bèn nói, “Thôi được, mình ở Trường Nghệ Thuật Quân đội.” Rồi anh ta cho tôi xem quần, chiếc quần quân nhân, và tôi phải thừa nhận, đó là bộ quân phục rất đẹp. Rồi anh chàng còn chìa thẻ sinh viên ra. Tôi vẫn chưa thực sự tin anh ta lắm nên tôi nhìn kỹ bức ảnh. Đúng anh ta thật.
“Em đi một mình à?”
Tôi do dự một lát rồi chỉ vào Tử Dư. “Em đi với bạn.”
“Ồ!” Anh ta rụt tay lại và đã định nói cái gì đó nhưng lại thôi. Điệu bộ rất ranh mãnh.
Tôi vẫn còn nhức đầu, nên tôi ra ngòai cho thóang. Bên ngòai trời rất lạnh, tôi đóan chừng đã quá nửa đêm rồi. Tôi chỉ ở ngòai vài phút rồi lại trở lên lầu. Khi tôi đến bên bàn, Bốn Mắt lại bước tới.
“Anh là Thạch Quân,” anh ta nói. “Còn em?”
Tôi nghĩ một lát. “Đây, để tôi ghi cho anh.”
Anh ta chuyển đến một cuốn sổ địa chỉ với những trang giấy đã ghi đầy những tên người. Tôi tìm một chỗ và ghi tên tôi. Tôi dừng một lát rồi thêm cả số điện thọai.
“Lâm Gia Phù,” anh ta đọc.
“Ở đây nói chuyện không tiện,” anh ta nói. “Chúng ta ra ngòai một lúc nhé?”
Trong lúc đi xuống lầu, tôi nói, “Thật không thể chịu nổi cái ban nhạc vừa rồi! Lúc nào cũing tình yêu thế này, tình yêu thế kia làm tôi muốn phát điên!”
“Một cô bé mười lăm tuổi thì biết gì về yêu đương?” anh ta hỏi từ phía sau tôi.
Tôi để ngòai tai.
“6684 XXX,” anh ta giở cuốn sổ địa chỉ ra và đọc. “6684, đây là đường dây quân sự, đúng không?”
“Vâng.”
“Vậy bố em chắc phải ở bộ phận hậu cần.”
“Cũng chẳng rõ lắm, nhưng tôi nghĩ ông ấy thuộc Trung đòan Cảnh vệ Trung ương.”
“A, ai đã viết cái gì đó trên chiếc xe đỗ ở đằng kia.” Anh ta nói đúng, có một lô chữ nghĩa viết đầy lên chiếc xe.
“Muốn viết gì không?” anh ta nói.
“Không.”
“Thế thì để anh.”
Anh ta thò tay ra viết mấy chữ “em Gia Phù” lên cửa kính xe.
Chúng tôi lại đi tiếp.
“Em nặng bao nhiêu cân?” anh ta hỏi.
Tôi biết trả lời thế nào đây? “Gần đây tôi chưa cân. Có thể ngày mai sẽ cân xem sao.”
“Không cần.” Anh ta ôm lấy tôi từ phía sau và nâng tôi lên. Tôi đá và giẫy giụa.
“Em cũng nặng ra trò đấy!” anh ta nói. Nặng hì cứ nói nặng, cầi gì phải nói thêm “ra trò.”
Anh ta buông tôi ra, nghiêng đầu xuống, và trong lúc tôi còn ngỡ ngàng, anh ta đã hôn tôi. Tôi quá đỗi là kinh ngạc, tôi tứ điên lên. Tôi vùng ra, trỏ một ngón tay vào anh ta. “Sao anh…”
“Sao anh…” Thạch Quân nhại lại tôi, rồi cười.
Tôi tiếp tục bước đi, giận dỗi. Anh ta không nói năng gì, và rất lâu sau đó, không ai biết phải nói năng thế nào. “Chuyện như vậy….Tại sao anh lại làm thế?...” Tôi thở dài nói. Phản ứng lại của tôi như thế thật là quá chậm.
Lúc anh ta hôn tôi lần thứ hai, tôi nói nhẹ nhàng, “Em thậm chí còn chưa biết anh.”
“Em biết bây giờ đây, “ anh ta nói và đưa tôi đến một con hẻm.
Chúng tôi ôm nhau, nhưng tôi bị lạnh cóng. Cái của anh chọc thẳng vào đùi tôi, cứng như đá.
Sau một hồi, Thạch Quân ủ rũ nói, “Trong một lần hội thảo văn học, Vương Sóc đã nói, ‘Tôi không chịu để chị đưa vào tròng đâu, tôi sẽ đưa chị lên giường’.”
Bạn thân mến, thân mến của tôi, sao đến bây giờ anh mới đi vào vấn đề chính?
***
“Trời lạnh quá rồi,” anh ta nói. “Chúng ta nên đi lấy áo khóac.”
Trời lạnh đến tê cóng, nên chúng tôi trở lại quán bar.
“Có thật anh ở Trường Nghệ thuật Quân đội không?” Tôi hỏi.
“Đúng! Sao vậy?”
Chẳng sao cả. Tại tôi muốn anh.
Khi chúng tôi lên gác, Tử Dư vẫn còn ngồi bên bàn. Cậu ta vừa nhìn tôi tiến lại gần vừa lộ ra một vẻ cô đơn.
“Khi ban nhạc 43 Đường Bào Gia len sàn diễn, hơn một nửa khán giả đã bỏ đi,” cậu ta nói.
“Thật ư?” Tôi cười. “Tôi thích anh chàng chơi keyboard gầy giơ xương của bọn họ.”
“Vì sao vậy?”
“Anh ta trông rất chảnh với vẻ lả lướt như vậy.”
Trên đường về nhà chúng tôi đều yên lặng. Tôi đã muốn nói lại cho Tử Dư nghe những gì đã diễn ra, nhưng tôi chẳng biết phải bắt đầu thế nào.
Tôi nghĩ ngợi miên man đủ mọi thứ kỳ quặc vào đêm hôm đó, nhưng tôi biết rằng lần sau khi đến câu lạc bộ, mọi thứ vẫn bình thường như chưa có gì xảy ra.
Wednesday, February 28, 2007
6. MÙA ĐÔNG CỦA TUỔI TRẺ
7. GIẢI QUYẾT
Lý, những dòng này là tôi dành cho anh!
Có một lọai cảm giác làm tôi buồn thảm
Và cả đời tôi vẫy vùng trong cảm giác đó
Tôi nghĩ đến nó lúc tôi đi xe, và tôi uất hận
Tôi chẳng biết làm thế nào diễn đạt
Tôi chưa bao giờ là một nhà thơ.
Thật là tôi chỉ muốn giết anh
Và cho anh biết
Rằng tôi muốn giết anh
Tôi đã biết tỏng mọi thứ anh làm
Một ngày nào đó tôi sẽ giết anh
Cứ đợi đấy.
Một ngày sau hôm khai giảng, tôi nhận được một cú điện thọai bất ngờ của Lý Kỳ. Một nghìn triệu điều muốn nói ứ tràn trong đầu tôi, mãnh liệt nhất không ngòai câu “Tôi Đ. mẹ anh!” Nhưng tôi đã kìm lại được. Anh ta nói anh ta đã trở lại thành phố rồi, y như là anh ta đã làm điều gì ưu ái cho tôi vậy, y như là mới chỉ hôm qua chúng tôi vẫn ở bên nhau. Trời ạ, tôi ghét điều đó kinh khủng.
Cuối cùng thì anh ta loanh quanh hỏi thứ Bảy tôi có bận không, rằng anh ta muốn tôi đến chỗ anh ta. Thô bỉ. Nhưng tôi nghĩ rằng rút cuộc cũng đã tới cái ngày tôi có thể kết thúc được một số chuyện.
Sau khi gác máy, tôi nhận ra rằng tôi cười tóet đến tận mang tai. Điều đó thật sự làm tôi ngây ngất. Trời ơi! Tôi đã từng mong ngóng biết mấy cái ngày anh ta trở lại Bắc Kinh, tôi đã trông đợi cú điện thọai đó biết chừng nào….
***
Sáng sớm. Như tất cả các buổi sáng thứ Bảy trước đây. Tàu điện ngườiầm đến ga Tích Thủy. Suốt ba tháng ròng rã, tôi đã đi chuyến tàu này vào mỗi sáng thứ Bảy để gặp anh ta, nôn nóng, hy vọng một cách sợ hãi hòng giữ được mối quan hệ. Còn bây giờ, lại là một thứ Bảy nữa, lại một cuộc đến thăm nữa.
Tàu điện ngầm từ từ lăn bánh, nhưng tôi bình tĩnh như thường. Tôi đã từng chờ đợi lâu đến thế, thêm một vài giờ nữa có ý nghĩa gì đâu.
Tôi yên lặng cất bước trên cầu thang dẫn tôi lên tầng mặt đất, rồi đi xuôi về phía bên trái của con phố, quan sát mọi người ngược xuôi hối hả. Trong lòng tôi cùng một lúc vừa tự mãn thích thú lại vừa thấy mất mát thế nào đó. Nhưng tràn ngập lên tất cả vẫn là cảm giác chắc chắn rằng lần này tôi đang kiểm soát được tình hình. Qua Bảo tàng Từ Bi Hồng, rồi trường của anh ta. Đi tiếp nữa, đến con hẻm nhỏ qua cửa hàng bán băng đĩa.
Mày hãy tựa vào tường thở cho lại sức. Mày bước vào khu chung cư; trong sân không có một bóng người, nhưng mày vẫn thảng thốt. Như sợ có ai đó bắt gặp. Mày gõ nhẹ nhẹ vào cánh cửa. Cửa mở, mày lẻn vào. Mắt gặp mắt, và mày thật ra cảm thấy một chút ngượng ngùng. Cái cảm giác thấp hèn đã quên đi nhiều ngày lại tự nhiên bột phát không ngờ nổi. Mày chó chết thậm chí còn súyt buột miệng nói “Chào anh,” nhưng anh ta thậm chí còn không nhận ra sự có mặt của mày. Sau khi lướt nhìn qua, anh ta nhắm mắt lại và quay người ngủ tiếp. Cơn điên giận vì bị rũ bỏ như vậy sẽ làm mi hối tiếc đến đờ dại. Màynhư bị treo lơ lửng trong không trung, nhục nhã, nhưng lại như lần vừa rồi, tất cả những lời nguyền rủa lại vẫn chẳng ra khỏi , miệng mày.
***
Ngay khi cửa mở, mày rút dao ra và xông vào đâm hắn. Nạn nhân của mày không kịp phản ứng. Ha! Ha! Ha! Mỗi nhát đâm kèm theo một tràng cười khóai trá trong khi máu hắn phun ra đỏ lòm trên mặt mày. Cuối cùng thì mày ngã nhào vào vũng máu đó. Mày nhìn thấy cuộn giấy vệ sinh đã lau đi máu trinh tiết của thân con gái mày. Mày lấy giấy đó chùi máu trên con dao, giật mạnh cho cửa mở, rồi bỏ đi. Cuối cùng thì mày cũng làm được cái gì đó cho bản thân mày.
***
Sự thật là, khi tôi nhìn thấy Lý, tôi không chỉ không chửi được câu nào, tôi cứ đứng đấy lắp bắp và lẩm bẩm, hệt như là thay vì phải giải quyết vấn đề, vấn đề lại giải quyết cho tôi. “Ngồi đi,” anh ta nói, trỏ cho tôi cái chăn anh ta đang đắp ở trên giường.
“Không, cảm ơn,” tôi trả lời.
Tôi nhìn cái ba lô treo trên tường, rõ ràng là cái anh ta mang theo đến Quảng Châu. Tôi không thể chặn nổi ý nghĩ về anh ta và bạn gái anh ta khi làm chuyện đó. Dĩ nhiên là họ làm tình. Ý nghĩ làm ngườiực tôi thắt lại, có cái gì đó mềm mềm đang bò lần lần dưới xương sườn tôi.
“Làm sao anh bỏ đi Quảng Châu mà không nói với em một câu?” Tôi hỏi anh ta.
“Thọat đầu anh đâu có định đi, kể cả vào ngày anh mua vé tàu. Anh cố gửi trả lại vé, nhưng khi anh gọi đến nhà ga hỏi, họ nói phải chịu khấu trừ năm phần trăm giá gốc, tổng cộng là năm mươi tệ. Anh thấy thế thì tệ quá, nên mới đi.”
“Anh đến đó thì nhất định là rất tuyệt rồi.” Tôi nói vẻ châm biếm.
“Ờ, đúng là rất tuyệt.”
Khi tôi mường tượng ra Thái Vân tươi cười hạnh phúc khi nhìn thấy anh ta, nhìn thấy những cử động thầm kín của họ lúc họ làm tình, vẻ buồn bã bịn rịn trong mắt cô ta lúc anh ta rời đi, tôi gần như nghẹn thở vì tức giận. Chuyện đó và cái điệu bộ tự cho mình là đúng của anh ta khi vẫn nằm trên giường súyt nữa làm tôi nghẹt thở. Anh ta thực sự đã vui thú lắm.
“Thật cũng chẳng dễ dàng gì cho Thái Vân, ở Quảng Châu có một mình, đến Tết cũng không có tiền về, thì anh cũng không về được. Anh không muốn làm cô ấy buồn.”
Cao thượng biết bao.
Tôi vẫn thấy khó khăn để nghe được giọng của Lý, và bây giờ thì tất cả những gì dịu dàng mà lúc ban đầu tôi cảm thấy đã biến mất. Tôi vẫn hy vọng anh ta nói điều gì đó có cảm xúc, kể cả gọi tôi là con ngốc nếu anh ta muốn. Nhưng không, không có một từ nào được cất lên từ cá nhân thâm trầm này, nhà “nghệ sĩ” này. Anh ta thậm chí cũng chẳng ra khỏi chăn, anh ta chỉ nhìn tôi với đôi mắt từ tốn đó. Tôi thật chẳng làm được gì. Sau này, khi tôi nhớ lại, tôi nhận ra rằng thái độ của anh ta thật sự chỉ là thờ ơ hòan tòan; Cứ việc tự nhiên, mi kích động mặc xác mi, chẳng bận gì đến ta. Nếu mi gào thét những thứ tục tĩu vào mặt ta, thì ta sẽ làm cái gì đó có thể để xoa dịu mi, bởi vì ta tuyệt đối lãnh đạm.
Tôi ngồi đó trong căn phòng tù túng ấy của anh ta ngày hôm đó, tự hỏi tôi lại đến đây để làm gì. Với tất cả cái không khí này, nổi cơn tam bành đập phá sẽ là một chuyện ngu xuẩn, nhưng tôi cũng chẳng thể nào ngăn được cái nụ cười nửa miệng lố bịch nó hiệ trên mặt tôi, giống như một kẻ du côn hiếu chiến.
Lý nói tôi tốt nhất là hãy thay đổi tính cách đi.
A A, Đ. mẹ anh! Anh nghĩ anh là của quý đúng không? Tôi làm gì là việc của tôi. Ai cần anh hạ mình để ban phát cho tôi những lời thông thái? Tôi sẽ rồ dại chừng nào tôi muốn.
Sau đó, tôi đi xuống phố và chỉ muốn đánh nhau với một người nào đó. LÀm sao mà tôi lại có thể dính líu với một kẻ như thế? Tôi đi tìm một chàng trai tử tế thì đã bị dính ngay với một tên rac rưởi,một bậc thầy đánh bài chuồn.
Từ cái thời điểm mà kẻ du côn giẻ rách này xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh, đã có rất nhiều người tốt bụng giơ tay ra giúp đỡ. Nơi mảnh đất trung tâm nghệ thuật của đại lục này, hắn thuê phòng bằng tiền gia đình chu cấp, xơi chực cơm nhờ tiền của các bạn. Còn ở nhà quê thì đã có hàng đống các cô gái bị lừa và mê hoặc bởi cái “lý tưởng” giả mạo của anh ta, quấn quýt quanh anh ta để chờ đợi… Với tâm lý ăn trên ngồi trốc và bản chất khố rách áo ôm, kẻ vô lương tự nhận mình là nghệ sĩ này chẳng làm được việc gì có giá trị ngòai chuyện ăn cho đầy miệng và chờ mặt trời lặn. Làm thế nào mà hắn ta lại có can đảm để mà sống tiếp.
Từ cái hôm mà tôi bước chân một cách khó chịu vào trong căn phòng của anh ta rồi đến khi tôi bỏ chạy vì sượng sùng,tôi chưa bao giờ nói ra hai điều mà tôi dự định sẽ nói: “Có phải thật ra lúc nào anh cũng chỉ chơi bời tôi?” và “Tôi Đ. mẹ anh!” Nói những thứ ấy có thể là thô thiển; nhưng không nói ra cũng có thể chẳng hay hớm gì hơn, vậy có lẽ tôi nên cứ việc thẳng thừng mà nói tọet chúng ra. Không hiểu thứ khỉ gió gì chảy trong người tôi? Tôi, một con ngốc chó chết? Tất cả những cơn điên giận của tôi bị xì hơi vì sự thờ ơ của Lý Kỳ, vì cái khả năng của hắn – chỉ làm cái cần và đủ để kết thúc sự việc, không hơn. Tôi là kẻ bại trận.
Khi tôi về tới nhà, tôi đọc lại tòan bộ những bức thư tôi gửi cho Lý, mà anh ta đã trả lại tôi. Bức thư đầu tiên mà tôi viết; bức thư tiếng Anh ngô nghê mà tôi gõ trong lớp đánh máy chữ học kỳ trước; bức tôi viết một tuần trước khi nhận được lá thư cuối cùng của anh ta trong đó tôi thổ lộ tất cả những khao khát, những kế họach… trong số chúng còn có cả thư của Thái Vân viết cho anh ta, chắc anh ta đã để lẫn vào. Bức thư được viết ngay ngắn bằnb bút chì, về lần đầu tiên bọn họ rời xa nhau, trong đó có dòng này: “Khi tàu lăn bánh khỏi sân ga, em thấy cả anh cũng đã chảy nước mắt…” Đó là bức thư tình ướt át, giống như những bức thư tình mà nam nữ cuồng nhiệt thường viết cho nhau. Tôi đọc bức thư đó rất kỹ và cuối cùng cũng đốt nó cùng với tất cả những bức thư của tôi.
8. NHÀ TRƯỜNG
2
SINH CHẲNG ĐÚNG THỜI
8. NHÀ TRƯỜNG
No recess.
You’re in high school again.
- Nirvana, “School”
Trung học Tây X, cái trường tôi đã cố hết sức để rời bỏ, và sợ rằng có lẽ tôi chẳng bao giờ ra được. Trong hơn hai năm rưỡi dầm mình ở đó, tôi cảm thấy như là tôi đa bị tiêu tán hết tât cả nhiệt tình và sức lực tôi có. Kể cả đến cái ngày tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ phải trở lại đó nữa, nó vẫn tràn vào những giấc mơ của tôi và biến chúng thành những cơn ác mộng.
Tôi đẩy chiếc xe đạp vào sân trường vào ngày đầu khai giảng và ngay lập tức đụng phải hai giáo viên chủ nhiệm, một người tên Lý và người kia tên là Vương Bụng phệ. Họ đều cười mỉm, nhưng tôi có thể thấy đó chỉ là nụ cười điệu bộ, và nom họ hệt như một đội giám sát. “Này, này, cô kia! Mang xe ra ngòai rồi hãy lại vào trường!” Vương Bụng phệ nói. Tôi làm gì đây? Hòan tòan bối rối, tôi đẩy xe đạp lùi ra cổng và quan sát xem các học sinh khác vào trường thế nào: Tất cả bọ họ ai nấy đều cúi đầu trước các giáo viên và chào họ như “Em chào thầy, cô ạ!” Các chủ nhiệm liền “hiền từ” chào lại. Cả hai bọn họ, một nam một nữ, đều nắm vững kỹ thuật vẫy vẫy tay của các vị lãnh tụ, một cặp xứng đôi. Tôi đã hiểu rõ. Nuốt giận và dẹp hết xấu hổ, tôi lại đẩy chiếc xe đạp vào trong, “Em chào thầy, cô ạ!” Bọn họ cười. “Chào em.” Tôi ghê tởm đến mức tôi tưởng như sắp nôn ọe.
Học phí ở đây rất cao – một nghìn ba trăm tệ - cộng với các khỏan phụ phí khác thành tổng cộng gần hai nghìn tệ, một số tiền lớn hơn cả ba năm học phí của tôi ở phổ thông cơ sở. Học phí chó chết cao đến nỗi tôi đã tự nhủ sẽ phải học thật tốt. Những lời hòanh tráng cứ thế từ từ trào lên trong người, luẩn quẩn một lúc, rồi biến đi đằng nào sạch.
Các đợt kiểm tra vào buổi sáng và buổi trưa trong tháng đầu tiên là để phục vụ cho việc học tập nội qui của nhà trường, một truyền thống từ lâu nay. Mỗi học sinh học năm đầu tiên, không có ai ngọai lệ, đều được phát một cuốn sổ hai mươi bốn trang, mà chúng tôi phải học thuộc vào buổi sáng và sẽ được kiểm tra vào buổi trưa. Tên đầy đủ của nó là “Điều lệ quản lý học sinh của Trường Trung học Dạy nghề Tây X Bắc Kinh,” và nó được chia thành mười một chương – Giới thiệu, Tiêu chuẩn cá nhân, Hành vi đúng đắn, Học tập trên lớp, Họat động ngọai khóa, Thói quen vệ sinh, Tài sản cá nhân, Sĩ số, Xếp hạng học sinh, Phần thưởng, Thi hành kỷ luật – cộng với các phụ lục sau: (1) Đánh giá và chọn lựa lớp xuất sắc, học sinh “ba tốt” và cán bộ xuất sắc; (2) Đánh giá hành vi hàng ngày của học sinh; và (3) Đánh giá hành vi hàng ngày của lớp.
Tố chất chuyên nghiệp của cán bộ giao tiếp đối ngọai văn thư là:
Tôn trọng kỷ luật và giữ gìn bí mật; phải chăm chỉ và học tập tốt; phải mỉm cười chào mọi người; ăn mặc phù hợp và có tư cách; cử chỉ khoan thai và nho nhã.
Làm chủ được hòan tòan các kỹ năng hướng nghiệp; kỹ năng ăn nói mạch lạc dễ hiểu; kỹ năng giao tiếp hòa nhã, thân ái; kỹ năng thảo các lọai công văn trơn tru, đúng mực; thành thạo các lọai máy (gồm cả đánh máy tiếng Anh và tiếng Trung); tương đối hiểu biết văn phong và thư pháp; kỹ năng tốc ký và lưu trữ văn bản.
Khi tốt nghiệp, những chứng chỉ sau đây sẽ được trao: Văn thư, Đánh máy, và Sọan thảo văn bản.
Thậm chí còn có một bài thơ về hành vi đúng mực được ai đó trong ban giám hiệu “sọan” thêm vào, rất có thể là hiệu trưởng Phan, một dạng người độc nhất vô nhị:
Phong cách, vẻ người, tối ư quan trọng.
Đứng ngồi nghiêm chỉnh, chân không khùynh khùynh.
Bước đi đĩnh đạc, không ngả không nghiêng.
Tư thế tự nhiên, không làm ra vẻ.
Đối xử nhiệt tình, thăm hỏi cung kính.
Thái độ hòa nhã, không được cãi nhau.
Biết dưỡng biết tu, khiêm nhường lễ phép.
Eo thẳng bụng thóp, tập hợp đứng nghiêm.
Không cần điểm trang, mặt mày sạch sẽ.
Hợp với cơ thể, áo quần phẳng phiu.
Nhu mì như mèo, lịch sự, có học.
Tự nhiên đầu tóc, không giống chó xù.
Chí hướng cao xa, nghĩ điều tử tế.
Ngoài ra còn có thêm một số những qui định hòan tòan không thể hiểu nổi: Không được phép vào phòng học của các lớp khác (điều 7 trong Qui định Học tập trên lớp); Cấm chỉ học sinh trường khác đến cổng trường đưa đón, nếu phát hiện ra, sẽ xử lý kỷ luật học sinh được đưa đón (điều 11 trong Qui định Học tập trên lớp); Học sinh phải ăn trưa tại trường, không cho phép ra ngòai mua thức ăn (cũng qui định trên); Học sinh muốn được về nhà ăn trưa, phải có đơn xin phép của phụ huynh, và phụ huynh sẽ phải theo dõi họat động trong thời gian buổi trưa của học sinh (cũng qui định trên); Học sinh được về nhà ăn trưa phải có thẻ ra vào đề thường trực dễ bề kiểm tra (vẫn theo qui định trên). Và còn có những khẩu hiệu như “Ngăn nắp là kỷ luật”. Không la cà ở các hành lang; thư từ không được gửi về trường; thậm chí nghỉ có lý do hoặc nghỉ ốm cũng đều bị trừ điểm thi đua. Mỗi tháng đều có thi kiểm tra và không có thi lại…
Nhưng lượng bài vở lại không nhiều, và có rất ít bài tập về nhà. Ở phổ thông trung học năm đầu tiên gần như là để thư giãn, hưởng thụ đời sống. Còn ở trường trung học nghề, áp lực thi cử còn nhẹ nhàng hơn nhiều. Mọi thứ ban đầu bao giờ cũng dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có hai môn học khiến chúng tôi phải lộn tiết: môn Nghi thức xã giao cùng môn Tư thế và Dáng điệu. Hiệu trưởng Phan thân chinh dạy môn Nghi thức xã giao. Nếu ai đó nhìn vào khuôn mặt nhợt nhạt như ma của bà ấy lâu một chút, bà ta liền trông giống như một con vật – một con hồ li. Còn đến giờ Tư thế và Dáng điệu, chúng tôi phải mặc quần áo thể thao bó sát người, và chẳng bao giờ có đủ thời gian giữa các tiết học để thay quần áo ra rồi lại mặc quần áo vào. Chúng tôi căm ghét chuyện đó.
9. LỚP HỌC ĐẦU TIÊN (SỐ 6) CỦA TÔI
Cuộc sống của tôi trong năm đầu tiên đó là một chuỗi những khởi đầu mới. Mọi thứ trôi qua nhanh hơn cả khả năng thích ứng của tôi. Không khí vùng ngọai thành phía tây thật trong sạch. Bầu trời trong xanh mỗi ngày, như bạc. Thầy chủ nhiệm lớp đối xử với tôi rất tuyệt vời bởi vì tôi đã nổi tiếng trong trường là học sinh xuất sắc – tôi làm thơ, tôi vẽ tranh, tôi tổ chức các họat động, và tôi quyết chí tích cực học tập để không lãng phí ba năm của tôi ở đây, kể từ khi tôi nuôi ý định vào được trường Đại học tôi mơ ước – Bắc Đại. Sau khi hai tiết học cuối buổi chiều kết thúc, tôi và Tạ Tư Nghê cùng một số bạn gái khác đạp xe về nhà. Bây giờ là mùa thu, mùa hòang kim ở Bắc Kinh. Những khi đẹp trời, không khí trong vắt, đường nét của những ngọn núi chân trời phía xa hiện ra trong tầm mắt, và chúng tôi hát bài ca của Thẩm Khánh: “Ơi trời ơi bầu trời xanh, ở trên trên mặt trời đỏ…”. Một niềm vui xa xưa, trẻ trung bao trùm lên cả bọn. Điều đó tựa như một tuần trăng mật ngắn ngủi trước khi bắt đầu một cuộc hôn nhân dằng dặc. So với những ngày tháng sau đó, thì đây là thời kỳ đẹp nhất trong đời học trò của tôi.
Bất cứ lúc nào có thời gian tôi lại đến trường Bắc Đại hay Siêu thị sách Hải Định. Bắc Đại. Tuyệt đẹp. Nói tóm lại là như vậy. Tạ Tư Nghê bảo đó là một công viên. “Còn đẹp hơn một công viên nhiều”, tôi nói một cách tự hào. Vào lúc đó, Bắc Đại thậm chí còn đẹp hơn so với hồi mùa thu tôi đến đó chơi khi tôi học phổ thông cơ sở năm cuối cùng. Đang có một triển lãm ảnh của “Hội Đại bàng núi” cộng với đủ mọi lọai bán hàng làm từ thiện, những quán chiêu mộ thành viên mới cho các câu lạc bộ. Một lần nữa, tôi lại cảm thấy rõ ràng rằng giá như trên đời này có khi nào tôi được thuộc về nơi này (tôi đã không còn nhấm nháp cái ý nghĩ rằng Bắc Đại sẽ thuộc về tôi nữa), tôi sẽ hạnh phúc tột cùng.
Chỉ có hai mươi bảy học sinh trong lớp của tôi, hai hai trong số đó là con gái. Năm con trai trong lớp là tỉ lệ thấp nhất trong trường. Nhưng cả năm đều đặc biệt – bọn họ đều tích cực, hài hước, và có thể nói thao thao bất tuyệt. Và bọn họ, tất cả, đều có một chút rầu rĩ.
Chúng tôi nộp 120 tệ để ăn trưa và được nhận một cái thẻ. Không phải lọai thẻ ăn có thể dùng để ném nhau được trong các trường đại học, chỉ là những miếng giấy mỏng mà một thành viên của hội học sinh trường sẽ kiểm tra mỗi lần vào ăn. Và nếu bạn quên phiếu ăn, thì, hà hà, không có cơm cho bạn xơi đâu, và chớ có chửi rảu lãnh đạo nhà trường. Và bạn cũng chẳng hơi đâu mà đôi co với họ rằng tất cả mọi người đều đã phải trả tiền ăn để ăn cơm ở trường, bởi vì bạn nói thế cũng chỉ phí hơi. Bạn ăn hau không là việc của bạn, nhưng kể từ khi bạn đã vào học trong trường này, thì bạn nhất thiết phải tuân theo qui chế. Thọat đầu có một số học sinh không thể hiểu nổi phiếu ăn thì có tác dụng gì. Không có gì cả, bọn họ được trả lời như thế, nhưng tốt hơn cả thì cứ liệu mà mang theo khi đi ăn cơm trưa; còn nếu bạn làm mất phiếu, thì phải xì ra 5 tệ để được thay phiếu khác. Vì nhà ăn của chúng tôi nhỏ đến thảm hại, chỉ đủ cho mấy lớp thay phiên nhau ăn. Chúng tôi phải xếp hàng trên sân bóng rổ, chờ đến lượt mới được vào ăn. Khách quan mà nói, cơm ở đây cũng không tệ, có hai món, một rau một thịt, và cứ ba ngày đều đặn thì hai ngày chúng tôi ăn màn thầu, một ngày ăn cơm. Thỉnh thỏang chúng tôi và phải cát và sạn trong bát cơm, nhưng chuyện đó đâu có gì ghê gớm, kể cả đôi khi vớ phải một mảnh kính hoặc một cái đinh nhỏ cũng chẳng làm ai trợn mắt.
Sau khi khai giảng chừng một tháng, lớp số 6 của chúng tôi có thêm một học sinh mới. Vào giờ kiểm tra buổi trưa, thầy Vương bước vào lớp với một cô gái. “Đây là Đỗ Viện. Từ nay bạn là thành viên của lớp số 6”. Cô gái mới tự giới thiệu về mình bằng một giọng trầm và rè. Cô ta nói cô ta thích khiêu vũ và nghệ thuật, và tất cả chỉ có vậy. Nói chuyện trước đám đông xem chừng làm cô ta mất bình tĩnh.
Cô gái mới chiếm được vị thế ngôi sao ngay lập tức. Tất cả học sinh trong trường chúng tôi đều phải để tóc ngắn, còn con gái để tóc kiểu buộc lửng sau gáy. Cô ta cũng để tóc ngắn, nhưng lại chia thành bím sang hai bên. Chúng tôi tất cả đều mặc đồng phục, nhưng cô ta lại quàng quanh cổ thêm một cái khăn đốm nâu, mà cũng chẳng đắt đỏ gì hơn những cái bạn có thể mua được ở góc phố. Nhưng cái khăn lụa đó đã thu hút sự chú ý của chúng tôi chẳng khác gì miếng nam châm. Và bắt đầu trở thành mốt. Và cho dù các lọai khăn sa-tanh, khăn lụa của chúng tôi có thể đắt hơn cả của cô ta đi chăng nữa, thì với cô ta cái khăn ấy vẫn có vẻ hợp hơn, tự nhiên hơn. Thực tình thì tôi chưa bao giờ gần gũi với cô ta. Cô ta là một sự bí ẩn. Cô ta không tham gia vào bất cứ buổi tập quân sự nào cùng chúng tôi. Ai đó nói cô ta là người Tây An, và cô ta sống ở Bắc Kinh với người ông.
Cô ta làm tôi nhớ đến một số những nhân vật mà tôi đã từng hư cấu ra, và trong rất nhiều dịp tôi đã ngỡ rằng cô ta chính là người con gái chỉ tồn tại trong những giấc mơ của tôi.
***
Nhà trường yêu cầu mỗi cấp học tổ chức một họat động nội khóa với một chủ đề riêng. Chủ đề của học sinh năm thứ nhất là “Tôi yêu nghề của mình.” “Gia Phù! Việc này tôi giao cho em,” thầy Vương nói với tôi. Vậy là tôi nhờ Tử Dư chế cho tôi một băng nhạc làm nhạc nền, gồm các giọng hát của La Đại Hữu, The Beatles, Queen, Úc Đông và Cao Hiểu Tùng, rồi tôi chép những trích đọan trong tiểu thuyết nói về nhà trường, tập trung vào các trích đọan ca ngợi tuổi thanh xuân. Các học sinh khác cũng ghi tên tham gia, nhờ có từ 5 đến 10 điểm thưởng cho mỗi tiết mục trình diễn, và sô diễn đã thành công rầm rĩ. Đỗ Viện biểu diễn một điệu nhảy và không phải là chỉ đến tận hôm ấy mọi người mới thấy rõ eo của cô ta nhỏ thế nào. Cô ta nhảy với thân hình tuyệt đẹp đó, và cái dải ruy băng thắt quanh eo cô ta mảnh đến nỗi tưởng như có thể tuột ra bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên, là nó chẳng bao giờ rơi cả. Giáo viên chủ nhiệm cấp học và hai giám khảo, đều là nam, nhìn chằm chằm vào cô ta, cười ngoác miệng tận mang tai. Nhưng cô chủ nhiệm của tôi thì nhìn tôi mà không nhìn cô ta, bởi vì tôi là học sinh cô ưng ý nhất, là học sinh tài nhất của cô.
Thỉnh thoảng nhà trường cũng tổ chức một số họat động khác, theo cái câu phổ biến lúc ấy là “thực hành khái niệm”. Mỗi lần theo một chủ đề rõ ràng, như là “thực tập báo cáo quân sự” hoặc là “hội thi tri thức”. Vấn đề là tôi bắt đầu nhận ra rằng các học sinh trong trường tôi cực kỳ kém hiểu biết. Ví dụ như, trong cuộc thi về hiểu biết, nếu bạn hỏi một câu thơ cổ điển “Thượng thiên hạ địa nhân hoàng tuyền/ Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến” là của ai viết, những học sinh năm thứ ba được hỏi sẽ ngồi đó im như thóc cho tới lúc một ai đó sẽ thốt lên rằng thật sự có một câu thơ như vậy chăng. Nếu một người trong số họ cố gắng trả lời được một câu hỏi, “Lòai chim nào nhỏ nhất trên thế giới?” thì cả hội trường đã bàn luận sôi nổi. Trời đất! Học sinh trường chúng ta kiến thức phong phú như vậy đó! Thật là kỳ lạ! Trong hòan cảnh như thế tôi đâm ra chán ngán. Chẳng có gì đáng gọi là một trường văn hóa.
Ngày nào cũng phải đến lớp dần dần trở nên rất mệt mỏi, tất cả những gì tôi muốn làm khi về tới nhà là ngủ - một thứ xa xỉ mà tôi không có nổi. Vào mùa hè sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, tôi đã phỏng vấn bốn ban nhạc rock cho một tạp chí âm nhạc, và bây giờ tôi phải mau chóng viết những cuộc phỏng vấn đó ra thành bài đăng báo. Và tôi phải tập guitar để không bị tụt hậu. Thêm nữa, mỗi một học sinh năm đầu lại được yêu cầu viết một “Tự truyện”, một dạng giống như “Hồi ký” khoảng hơn một nghìn từ. “Tôi muốn xả láng nghỉ ngơi, tôi chẳng thiết sống nữa, tôi cảm thấy như muốn nằm xuống và không bao giờ thức dậy nữa…” Họ sẽ giết chết tôi nếu tôi dám viết như vậy.
Đạo đức giả là lựa chọn duy nhất của tôi: “Cuộc sống thật tươi sáng và ngập tràn ánh nắng, thế kỷ hai mươi mốt, một thế hệ sải bước vào thế kỷ mới, tương lai…” Mi phải chớt nhả chó chết như vậy đó.
10. HỒNG GIÀ TRONG VƯỜN HỒNG
Một mùa xuân đã đến và lại sắp đi.
Một mùa xuân nữa lãng phí.
Họ mới vừa ngừng cấp khí nóng, và tôi vẫn còn mặc quần áo mùa đông. Tôi ghét bị lạnh. Trải qua cái mùa mà nhiệt độ tuy tăng nhưng không khí vẫn còn giá lạnh khiến tôi tưởng như chết đến nơi, mặc dù vậy mùa đông vẫn là mùa tôi thích nhất. Tiểu Dương ở ban nhạc “Những cô em vô đạo” nói rằng cậu ta gần đây có một núi việc, rằng mỗi ngày của anh ta đều kín đặc, và tôi đã rất vui khi nghe điều đó. Những người nhiều sức sống với vô số việc để làm thì tốt nhất là nên như thế. Còn tôi chẳng có gì đặc biệt để làm, ngọai trừ thỏa mãn những trò kỳ quặc của tôi và đọc sách. Có đến mất tuần liền, cứ mỗi chiều thứ năm, tôi vội vàng đạp xe về nhà để được xem truyền hình phát sóng tiết mục Very English, hy vọng rằng sẽ có vài tiết mục nhạc rock mà tôi thích. Đó là thứ duy nhất phá vỡ chuỗi ngày buồn chán của tôi.
Tôi không phải là lọai người đặt ra những mục tiêu cho cuộc sống. Chưa bao giờ. Và kể cả có một lớp vải màu hồng trước mắt, thì tôi cũng chẳng thể nhìn thấy được tương lai.
***
Có mưa phùn vào sáng thứ tư, và sau khi tỉnh dậy, tôi ngồi lì trên giường với quần áo ngủ xộc xệch, chẳng muốn động đậy…Làm gì đây? Tự do thực sự chưa bao giờ tồn tại trong thế giới này…Liệu tôi có nên chuyển trường?...Hay là bỏ học?...Hoa cỏ mùa xuân, những ngọn gió của mùa hè, hay mặt trời lặn khi mùa đông…Đó là những suy nghĩ ngốc nghếch của một cô gái trẻ u sầu…Cuối cùng tôi cố lê ra cửa, biết rằng mình sẽ bị muộn. Chỉ mất một giây là tôi biết điều mình sẽ làm. Tôi đạp xe ngang qua Hiệu sách Phương Chu rồi đạp ngược lại. Hiệu sách chưa mở cửa, vậy nên tôi đạp tới bưu điện trên đại lộ Tô Châu. Vây quanh tôi là những tiếng chuông xe đạp, dường như chỉ có tôi là con người vô tư lự. Tôi nhặt số tháng Ba của tạp chí Học sinh Trung học tại bưu điện và xem lướt qua. Tôi dừng mắt tại một bài thơ của một anh chàng tôi đã gặp tại quán “Con Ong Bận bịu”, một “nhà thơ trẻ” của Trường Nghệ thuật Quân đội – Thạch Quân. “Chuyện xảy ra đêm đó chẳng phải thứ ta nên nói ra”, anh ta viết vậy. Thật là buồn cười! Thực tế anh ta còn dùng những từ như là “ái tình” và “trụy lạc”. Chẳng có ý gì là mỉa mai. Tôi thấy muốn gọi điện thọai cho anh ta, để tặng anh ta mấy câu thơ này: “Một bài thơ chó chết, một nhà thơ chết tiệt.” Nhà thơ Y Sa đã nói: trong vườn hồng, một cây hồng già như hắn lúc nào cũng là kẻ thù của rock’n’roll.
Sáng hôm đó tôi đã định gọi cho vài đứa bạn nhưng lại thôi. Tôi muốn bọn chúng thấy tôi đọan tuyệt với cái hình tượng khốn khổ, bấn lọan, và tôi đi ăn sáng, rồi kéo tôi đi xả hơi với một quyển sách hoặc một tí nhạc nhẽo. Trong khi thực tế thì bọn chúng sẽ cáu tiết vì bị làm phiền, và sẽ lải nhải với tôi những câu hỏi dạng như vì sao tôi không đến trường, và kết thúc bằng hàng lô hàng lốc những điều hay lẽ phải vào tai tôi.
Ngày hôm đó vì bỏ học, tôi bảo mẹ viết giấy xin phép, và vì cô chủ nhiệm thiên vị tôi nên chẳng có chuyện gì cả. Nhưng rồi các ngày tiếp theo, tôi lại càng thấy ghê tởm trường lớp, và thường đến muộn hoặc bỏ học, đến nỗi nhà trường phải thiết quân luật, bắt tôi trình ra ba thứ mới được vắng mặt: giấy xin phép của gia đình, giấy chứng nhận của bác sĩ, và một đơn thuốc, không có ngọai lệ.
11. THỔN THỨC YẾU LÒNG
Càng ngày tôi càng chán nói chuyện và mọi hình thức tự biểu hiện. Tôi làm tất cả mọi điều có thể để tránh tiếp xúc với những kẻ ngớ ngẩn.
Tôi ra ngoài đi dạo với Quả Đống. Thọat đầu là đến công viên Địa Đàn, nơi mà anh phỏng vấn giọng ca rock và nhạc sĩ Phác Thụ vài hôm trước. Trời hơi buốt, anh cởi áo bò đưa cho tôi. Chúng tôi đến chỗ cái ghế băng nơi anh thực hiện phỏng vấn, và Quả Đống bảo với tôi rằng vào hôm đó Phác Thụ đã viết ra vài ca khúc trên đất, nhưng bọn tôi chẳng ai tìm thấy chúng nữa, dù đã nhìn ngó rất kỹ.
Tôi nhắc đến tên của một nhà phê bình âm nhạc. “Em không biết sao? Ông ấy mới tự tử rồi,” Quả Đống nói.
“Vậy sao?” tôi kêu lên. “Chuyện đó như thế nào?”
“Anh chẳng biết.”
Tôi thực sự ngưỡng mộ sự can đảm của người đàn ông đó, và nếu biết rằng ông ấy đang muốn tự sát thì thay vì cố ngăn cản ông, tôi muốn có một cuộc nói chuyện hay và dài với ông. Tôi không biết tại sao nhưng tôi giữ cái ý tưởng thô thiển rằng bất kỳ ai khinh miệt cuộc đời, ai chỉ nhìn cuộc sống như một đống cứt, ai thấy cuộc đời là vô nghĩa, chẳng mang đến điều gì ngòai sự chịu đựng triền miên thì chẳng còn sợ hãi gì, và can đảm…tóm lại là người trải đời. Đó là điều khiến tôi hưng phấn. Tôi, một kẻ bi quan đến tận xương tủy. Quả Đống có lần đã viết một bài luận mà tôi tình cờ vớ được vào một ngày mưa trên tầng cao nhất của Trường Nhạc Hoành Hòa; nó ở trong số cũ của một tạp chí âm nhạc.
Dưới đây là một đọan:
Mỗi lần rời khỏi nhà, tôi đều kiểm tra chìa khóa phòng, rồi sổ địa chỉ ghi hàng đống số điện thọai của tất cả những người tôi quen trong thành phố, rồi những cái đĩa mềm với tất cả những bài viết, bản thảo, rồi máy nhắn tin, và thẻ xe búyt. Nếu bất kỳ thứ gì trong số đó thiếu thì tôi không thể ra khỏi nhà được. Nhưng rồi, một lần khi tôi lên tàu trong một chuyến đi xa, tôi nhận ra rằng không một cái gì trong những thứ đó là tuyệt đối quan trọng.
Đôi khi tôi biết một người nào đó qua đời, và tôi buồn đau cho người chết và cho người thân của họ. Nhưng người chết đã không còn nữa, và đã mang đi cùng với họ tất cả mọi ký ức, trong khi những người thân mà họ bỏ lại sau lưng một ngày nào đó cũng hết sầu thương và bắt đầu quen với cuộc sống mới không có mặt họ. Chẳng khác gì một hòn sỏi ném xuống mặt hồ, những gợn sóng sẽ lan ra lan ra xa nữa cho đến một khi chúng biến mất. Vào những lúc như vậy, một giác ngộ đã đến với tôi, rằng sống trên đời này cũng không phải là điều tuyệt đối cần thiết. Sống trên đời không phải là điều tuyệt đối cần thiết.
Những bài viết của Quả Đống hiện nay tôi không thích lắm. Anh ấy đã mất đi khả năng chuyển những tình cảm thông thường thành bài viết nghiêm túc. Còn trong những tác phẩm trước đây, sự chân thành sâu sắc của anh làm người ta đau đớn, khích động. Anh nắm bắt được vẻ đẹp của những gì hoang vắng và hư vô. Hiện thực thì làm người ta thất vọng, cho nên tôi thấy cái cách mà phần lớn đàn ông và thanh niên cứ mê mẩn khư khư bám chặt lấy cuộc sống thật là khó hiểu. Tại sao họ lại thích sống đến như vậy? Khi tôi thấy bài viết của Quả Đống, tôi nhấc máy điện thọai và gọi cho anh, bởi anh là người đàn ông đầu tiên tôi từng biết thực sự chán ghét cuộc sống. Tôi thích thế. Có thể là vì tôi bẩm sinh là người quá mẫn cảm, nhưng tôi khao khát tìm kiếm một tinh thần tử tế.
***
Chúng tôi ra ngòai đi ăn, và khi chúng tôi đã ở trên taxi, một cơn mưa nhỏ bắt đầu đổ xuống; nó hiện ra thật rõ qua ánh sáng đèn neon phía sau. Chúng tôi vào một tiệm fast-food, ngồi vào bàn gần bên cửa sổ. Sau khi đồ ăn được mang ra, Quả Đống hỏi tôi những chuyện ở nhà thế nào.
“Với em là tra tấn, với họ là phá phách.”
Một lúc sau tôi bắt đầu nói về chuyện đi phỏng vấn, và tôi đã xúc động đến mức bắt đầu khóc. Tôi kể với anh về cái lần tôi đi phỏng vấn ban nhạc Khai Trí Hãng, cô đơn và chẳng hề biết mình thật sự đang làm gì, và rồi đột nhiên tôi không kể được nữa. Quả Đống đưa cho tôi một cái khăn giấy, và tôi nói, “Đừng nìn em!”
Anh cười và, cùng một lúc có vẻ vừa mệt mỏi vừa quan tâm, anh nói, “Anh ghen với em. Đã lâu lắm rồi anh không khóc. Em đã trưởng thành lắm.”
“Không, em không,” tôi đáp.
“Vậy cuộc sống với em sẽ rất nặng nề.”
“Em sẽ không sống lâu đâu.”
“Vậy em định sống trong bao lâu đây?”
“Ai biết được? Nhưng ít nhất cũng phải sang thế kỷ hai mốt.”
Anh nói tôi đòi hỏi quá nhiều ở cuộc sống. Nhưng tôi phải thế nào để đòi hỏi ít?
Khi chúng tôi bước lên tàu điện, Quả Đống đột ngột nói, “Em đang học ở trường trung học nghề phải không?”
Ánh mắt tôi lóe lên.
“Vâng, em học ở trường trung học nghề, nhưng em muốn vào trường Bắc Đại. Anh có cho đó là điều không thể? Em muốn trở thành một phóng viên hạng nhất. Và em phải đến Bắc Đại.”
Quả Đống cúi xuống nhặt lên một cái phong bì. “Đây.” Anh nói, “cái này cho em. Chắc chắn em sẽ thi đậu vào trường. Bắc Đại chính là cái trường dành cho những người như em. Nếu em còn không vào được thì còn ai vào được. Cô em mẫn cảm.” Tôi mở phong bì. Bên trong là bức ảnh Hứa Ngụy trong buổi biểu diễn ngày mùng tám tháng tư cùng với ba bức ảnh quảng cáo phóng to của anh ta.
***
Tương lai làm tôi sợ. Tôi không muốn đau khổ. Nhưng đau khổ và niềm vui với tôi có khác nhau gì mấy. Những khi tôi được sung sướng thì cái giá phải trả lại là mặt trái của nó. Cho nên cách duy nhất để tránh đau khổ là vứt bỏ luôn cả niềm vui ra khỏi đời tôi. Tất cả rút lại vào một từ: Cái Chết! Không còn cảm giác. Miền đất cực lạc. Niết bàn. Tôi muốn hư vô tuyệt đối.
Vậy mà tôi lại khóc khi sắp đi hẹn hò mà không có quần mới và giày đẹp.
Tôi khóc bởi không mua nổi cái đàn guitar điện giá 1500 tệ.
Căn phòng của tôi trống trải. Không bạn bè. Tôi ghét những buổi chiều chủ nhật cô đơn. Tôi nằm đó và yếu ớt thổn thức, cảm thấy mình sẽ yếu đuối mãi mãi. Tôi khinh bỉ những gì tôi trông thấy. Sau khi đã khóc hết nước mắt, tôi thấy lạnh, tôi căm ghét bản thân.
Tôi biết nhiều người không chịu nổi những dòng tăm tối cùng cái giọng điệu suy đồi, bạn biết đấy, viết về mình như thể đang viết về một người khác. Nếu bạn là một người trong số đó thì hãy dừng đọc ở đây. Tôi sẽ không ép.
12. SINH RA ĐỂ LÀM PHI CÔNG
Ngày lại ngày, tôi càng thêm ghét trường lớp. Tôi không muốn học những thứ chó chết ấy nữa, không muốn mất thêm tí thời gian nào ở đó. Tôi đã có tất cả những gì có thể ở chốn đó. Chỉ nghĩ đến việc còn lại những hai năm nữa đã khiến tôi phát điên. Nghĩ đến những kỳ thi cuối cùng, rồi lại những bài kiểm tra về nghiệp vụ văn phòng, tốc ký, tư thế và dáng điệu, tin học khiến đầu tôi muốn vỡ tung. Nhìn ông thầy như con gà mái mẹ trên bục giảng, tôi tự hỏi ông ta đến đây làm gì… Tôi muốn vào đại học, tôi muốn vào đại học, tôi muốn ở một mình, tôi muốn ở một mình. Nếu cứ ở rịt tại cái trường này, thì cuộc đời còn gì cho tôi? Kiếm được việc làm, đi làm, thi đại học… Tôi sẽ chết vì kiệt sức. Những môn duy nhất tôi thích là ngôn ngữ và chính trị, nhưng thầy giáo lịch sử của tôi cũng phải dạy nhiếp ảnh cho năm thứ hai, vậy nên học kỳ hai của chúng tôi không có tiết lịch sử. Cuộc sống của tôi giờ giống như một quả đạn mất phương hướng, và tôi biết rằng sớm hay muộn nó sẽ đâm vỡ tan tành.
Tôi ghét trường nhưng lại thích lớp của tôi. Đúng ra là tôi thích cái không khí uể oải, lờ đờ, và có cái gì đó ngọt ngào ở đó, tôi thích một vài bạn cùng lớp và một vài thầy cô. Tôi rất biết ơn cô chủ nhiệm, cô Vương, vì đã làm nhiều điều dễ chịu cho tôi. Trong một môi trường khắc nghiệt, tôi được tương đối tự do là nhờ cô. Mặc dù chẳng còn được đi lại dễ dàng nữa, nhưng tôi vẫn cảm thấy cảm động, tôi nghĩ cô cũng hiểu tình cảm của tôi.
Vào lúc sắp tròn mười lăm tuổi của cuộc đời, một đôi khi, tôi đụng phải hiện thực đau đớn trong lúc theo đuổi những giấc mơ của mình. Tôi biết tôi có quá nhiều suy nghĩ, nhưng chúng không hề tăm tối. Tôi biết rõ mình muốn gì, và mình đang làm gì.
Điều giờ đây tôi cần là lo cho bản thân mình.
Tôi cần một căn phòng để làm những gì tôi muốn mà chẳng đụng chạm đến ai, để được tự do làm điều tôi thích.
Tôi biết một ban nhạc ở Khai Phong tự gọi mình là Tinh Nõan. Các thành viên của Tinh Noãn gửi cho tôi vài bức ảnh quảng cáo đen trắng, đều là ảnh chụp Giả Giai. Các bức ảnh được chụp ở một ngôi trường, trong những tòa nhà hoang, trên đường phố Khai Phong, và trước cửa nhà họ. Ban nhạc gồm có: Bạch Kiến Thu (bass), Ngô Thụy Tiên (guitar), Giả Giai (ca sĩ chính), Lý Chiêm Vũ (trống).
“Hãy đến Khai Phong đi,” họ nói. “Chúng tôi chờ bạn ở đây.” Tôi thực sự, thực sự yêu thích ban nhạc đó và mơ ước được đi dạo trên đường phố Khai Phong với họ. Tôi muốn đến đó, tôi muốn bỏ cái trường này, tôi muốn đến gặp họ ở Khai Phong, nơi chúng tôi sẽ có hàng tỉ chuyện để nói. Ý tôi đã quyết. Tôi sẽ đến đó.
Mẹ tôi tìm được cho tôi một người tư vấn tâm lý và muốn tôi đến gặp ông ta vào thứ bảy hoặc chủ nhật, nhưng tôi bất cần. Đầu óc tôi chẳng làm sao, việc gì tôi phải đi gặp bác sĩ tâm thần? Nhưng rồi tôi nghĩ, sao lại không nhỉ? Nếu nhà tâm lý có thể hiểu tôi, bạn biết đấy, ông ta có thể bảo mẹ tôi cho tôi được tự do hơn.
Chúng tôi mặc áo cộc tay và đội mũ vào cái ngày hè nóng nực khi đi gặp vị tư vấn tâm lý. Sau khi rời xe búyt số 375, chúng tôi phải đi bộ thật xa tới Trường Trung học thuộc Đại học Thanh Hoa, nơi có văn phòng tư vấn. Một vài học sinh nội trú vẫn chưa rời trường, và chúng tôi được mục kích cảnh tượng đám trẻ sôi nổi vui vẻ chạy quanh. Chúng tôi lên văn phòng tâm lý ở tầng ba trong một tòa nhà nhỏ, một bà tóc dài ra chào. Sau khi chúng tôi rụt rè ngồi xuống chỗ mà người ta chỉ cho, bà này rót nước nóng cho chúng tôi. Chuyện trò một lúc rồi bà ta bảo chúng tôi chờ vì mình còn phải đi họp.
Mẹ và tôi ngồi ghế nhấm nháp cốc nước, trong khi tôi lướt qua chồng báo Tuổi trẻ Bắc Kinh. Những rặng liễu xanh uốn mình trong gió và quét qua cửa sổ, và tôi nghe thấy tiếng la hét cùng tiếng cười của đám sinh viên dưới tầng. Tôi có một cảm giác buồn cười: Tôi đã đánh mất sự ngây thơ trong trắng của tuổi học sinh từ khi nào vậy?
Khỏang một giờ sau bà giáo quay lại, mỉm cười bối rối, “Xin lỗi đã để các vị phải chờ.”
“Không sao.”
“Chúng ta hãy tới phòng này đi,” bà ta nói. Căn phòng mới ấm cúng hơn, đồ đạc đẹp hơn.
“Hai người có muốn uống cà phê không?” bà ta hỏi.
“Thôi, xin cám ơn, nước cũng được rồi,” tôi nói. Tôi thấy thích bà ta liền ; bà ta có vẻ thân ái, chừng mực, khiến tôi cảm thấy tin cậy ngay lập tức. Tôi bảo với bà về chuyện muốn đi tới Khai Phong để gặp ban nhạc Tinh Noãn, và bà cho rằng đó là một ý tưởng không tồi. Tôi có thể chờ đến kỳ nghỉ hè được không? Tôi bảo tôi không muốn chờ thêm ngày nào nữa. Bà đứng về phía tôi nhưng bà cố gắng làm tôi phải nhượng bộ. Tôi biết rằng bà đúng, rằng bà đang tỏ ra thực tế, rằng chờ đến kỳ nghỉ hè là một điều phải lẽ. Mẹ tôi thậm chí còn xen vào với gợi ý rằng ban nhạc có thể đến Bắc Kinh trong kỳ nghỉ hè, chi phí do bố mẹ tôi đài thọ. Nhưng không ăn thua.
Bà giáo lưu ý rằng tôi sẽ phải buồn đến thế nào nếu Khai Phong và ban Tinh Noãn hóa ra chỉ là một sự thất vọng, không có gì giống như tôi trông đợi. Tôi nói tôi đã sẵn sàng cho chuyện đó.
Bà ấy mỉm cười với mẹ tôi và nhún vai.
Tôi ngập ngừng rời Trường Trung học thuộc Đại học Thanh Hoa, với tôi nó gây ấn tượng là một ngôi trường tuyệt vời. To, đẹp, khuôn viên rộng lớn, nhiều học sinh họat bát, và thầy cô tử tế. Vừa đúng như những gì tôi hình dung về một ngôi trường trung học.
13. KHAI PHONG, ĐÊM VẪN CHƯA QUA
Mẹ và tôi mua vé tàu. Tôi bỏ vào ba lô những đĩa CD và đủ loại báo chí cho chuyến đi, nhưng chúng tôi đã phải hết cả hơi mới đến được Thương Khâu, ga cuối cùng trước khi tới Khai Phong.
Mặt trời sắp lặn tỏa ra những tia nắng vàng đẹp đẽ từ mép bầu trời, làm tôi nhớ đến những câu thơ cổ: “Đại mạc cô yên trực/ Trường giang lạc nhật viên.” Tôi trở lại toa tàu trống vắng và ngồi một mình, để cho ánh mặt trời phủ lên thân thể, khuôn mặt, và niềm vui tràn ngập trong tôi, khắp cơ thể và tâm hồn.
Bước xuống tàu, tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi tự nhủ không biết họ đang chờ tôi ở đâu. “Tinh Noãn!” Tôi kêu lên.
Trong bóng đêm không có tiếng người đáp. Mẹ và tôi ra khỏi ga, rồi trông thấy bốn người tại chân cầu thang. Tôi lao đến. “Bạn là Gia Phù phải không?” một người trong số họ hỏi. Tôi gật đầu và chìa tay ra bắt. Cậu ta hơi ngạc nhiên nhưng cũng giơ tay ra. Về sau tôi biết cậu ta là Kiến Thu, tay chơi bass. Sau khi đã rõ, Giả Giai tiến tới và ôm tôi, anh tỏ ra nồng nhiệt nhưng cũng hơi ngần ngại, có lẽ bởi vì mẹ tôi ở đó.
Đầu tiên chúng tôi về nhà Lý Chiêm Vũ, tay trống của ban nhạc. Một nơi không tồi, nếu như bạn hỏi tôi. Về một khía cạnh nào đó nó còn hơn những căn hộ cùng dạng ở Bắc Kinh. Mẹ của Lý là một bà thị dân trung lưu điển hình. Bà nói tiếng Quan Thoại khá tốt, nhưng tôi nghĩ bà đón tiếp chúng tôi hơi thái quá khiến tôi cảm thấy đôi chút khó xử. Tất cả bọn ngồi xuống ăn tối vào khoảng 9 giờ. Đương nhiên là có biết bao nhiêu điều tôi muốn nói, và cuối cùng tôi cũng được phép ngủ đêm lại với Tinh Noãn tại căn hộ của Lý Chiêm Vũ. Chúng tôi cùng đi dạo. Những đường phố của Khai Phong hẹp và tăm tối. và trong khi bước đi, tôi đột nhiên cảm thấy có gì đó chưa ổn. Đây là thành phố tôi mơ đến và phải tranh đấu bao lâu mới đến được; vậy tại sao tôi chưa thấy phấn khích vì nó? Thế nên tôi hét lên, “A ha, giờ ta đã ở Khai Phong! Đây là Khai Phong!”
Để đến chỗ của Lý Chiêm Vũ chúng tôi phải đi qua những đọan đường tàu. Ở đó cảnh tượng mới mẻ và hoành tráng, với những con tàu chạy qua thành phố và những chiếc máy bay hạ thấp đến nỗi bạn có thể trông thấy những ngọn đèn đỏ trên thân chúng. Căn hộ đã cũ nhưng đầy đủ tiện nghi: một cái giường (có chăn với gối), một ban công, máy nước nóng, toilet, có cả một cái radio cũ. Vừa tới đó là tôi vứt cả đống CD và báo chí của tôi lên giường, nhưng chẳng ai để ý gì. Và đây là điều tôi muốn: Tất cả chúng tôi nằm trên giường ôm lấy nhau trong khi nghe nhạc rock, trong bóng tối và nói về đủ thứ chuyện. Đó là sự gần gũi mà tôi khao khát. Nhưng mọi chuyện lại không như vậy. Tôi buồn ngủ, còn họ thì vẫn đang trong tâm trạng hưng phấn, vậy là họ bật cả đèn lên và chơi nhạc ầm ĩ. Người nào cũng chơi thứ này rồi lại thứ khác, bỏ mặc tôi như kẻ đứng ngoài, một mình. Điều tôi muốn là được nằm xuống, quàng tay ôm Giả Giai, hoặc là bất kỳ người bạn nào của tôi. Tôi thực sự cần cảm giác đó. Một cảm giác ấm áp. Tôi chạm vào tay Giả Giai. “Tôi muốn cầm tay anh,” tôi nói. Tâm trạng của tôi giống như trong bài hát của Beatles. Anh ta chẳng cảm thấy gì. Tôi thấy hổ thẹn.
Cần quái gì phải tỏ ra lý trí – tôi chỉ muốn chạy theo xúc cảm của mình. Tôi hiểu rằng để cảm xúc của mình tự do cũng không phải điều hay, nó có thể làm mọi chuyện lọan cả lên. Đó là điều hiển nhiên, lúc đó cũng thế. Nhưng cảm xúc thì khó mà kiểm soát được. Quá khó, thực tế là vậy. Trái tim tôi như một miếng bọt biển hút hết mọi sinh lực. Tôi cảm thấy mình bất lực. Đến khỏang hai giờ sáng tất cả đều mệt, Lý Chiêm Vũ và Bạch Kiến Thu ngủ trên ghế. Giả Giai, Ngụy Thụy Tiên và tôi ngủ trên giường. Đèn được tắt đi. Trước khi chúng tôi ngủ, tay guitar chính Ngụy Thụy Tiên kể một mớ những chuyện cười tục tĩu, và chúng tôi đều cười. Tôi nắm tay Giả Giai, mong tìm một chút cảm giác ấm áp và tin cậy. Anh để mặc tôi làm vậy, không biểu hiện bất cứ cảm xúc gì, mà với tôi là một điều khốn khổ. Lý giải duy nhất là anh (hoặc họ) chẳng có chút tình cảm gì với tôi. Trời ơi! Tôi mới ngu ngốc làm sao! Vì sao lúc nào tôi cũng chắc chắn về mình đến thế? Vì sao những tình cảm của tôi đều không được đón nhận? Vì sao tôi luôn là người bị tổn thương? Ngổn ngang với những ý nghĩ đó, tôi chìm vào giấc ngủ nặng nề.
Khi mở mắt ra vào buổi sáng, tất cả những gì tôi muốn là trở về Bắc Kinh càng mau càng tốt. Đi thôi. Nhưng tôi biết đó không phải là vấn đề. Tôi cảm thấy muốn hét lên, nhưng tôi đang ở trong căn hộ chết tiệt của một kẻ khác.
Tôi muốn đến trước Giả Giai và hỏi anh ta, anh thậm chí có coi tôi là bạn?
14. LOÁNG CÁI ĐÃ QUA
Ngày hôm sau còn cảm thấy dài hơn. Ngay khi tôi tỉnh dậy, mẹ tôi và cô Lý (mẹ của Lý Chiêm Vũ) đã đến, vậy là càng thêm khó xử. Chúng tôi ăn đồ rán, khiến tôi rất khát nước. Giả Giai ngủ như một người đã chết, như không còn tỉnh dậy được nữa.
Một lúc sau buổi sáng đó tôi ra ban công ngắm phong cảnh. Những cây ngô đồng cao, tán dày mọc đằng kia, không khí tỏa ra mùi đậu phụ. Lý Chiêm Vũ sau đó nói cho tôi biết cạnh đó có nhà máy chế biến dược phẩm.
Lý, người đánh trống, và tôi rất hợp với nhau. Anh nói mẹ anh mấy tháng nữa có thể sẽ cho anh đến Đại học Tổng hợp Khai Phong để học tin học. Tôi tặng anh một đĩa CD nhạc giá mười tệ của La Đại Hữu. Tôi cũng hợp với cả Bạch Kiến Thu nữa. Thế nhưng tôi vẫn ở trong tình trạng tuyệt vọng. Sự như nhất, thuần khiết, và mê đắm mà bạn mong mỏi từ một bằng hữu thực sự, họ chẳng có để cho tôi. Tôi chẳng muốn gì hơn ngòai việc nói chuyện một cách cởi mở về các chủ đề nghiêm túc như cuộc sống, âm nhạc, lý tưởng hay bất cứ thứ gì đi nữa, cùng với mọi người, nhưng chẳng có ai cả.
Trước khi đến, ngay cả nghĩ đến ban nhạc đã khiến tôi vui sướng, đã khiến tôi mỉm cười; nay thì chỉ có sự sợ hãi và một cảm giác bất an. Làm sao lại hóa ra nông nỗi này? Đây là một sự thật. Hạnh phúc trước đó của tôi là thật, nhưng cũng là sự thật khốn khổ của tôi bây giờ.
Ngày thứ ba họ đưa tôi đi thăm trường của họ, một ngôi trường trung học nghề trong một tòa nhà màu trắng. Sân tập thể dục và mái nhà được bao phủ bởi một lớp rêu xanh, và đều lớn hơn Trung học Tây X rất nhiều. Học sinh trên sân tập thể dục đang mặc đồng phục mùa hè; con trai đang đá bóng, con gái đang túm năm tụm ba nói chuyện. Tất cả bọn họ trông đều rất đáng yêu, tràn đầy sức sống của tuổi trẻ. Mặt trời vẫn chói chang khi tôi tới lớp của bọn họ, và thu hết can đảm, tôi bước vào trong phòng. Một vài cô gái tỏ ra ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, có lẽ là đang tự hỏi con bé mới vào này là ai, bởi lẽ họ chưa từng nhìn thấy tôi trước đây. Hừ, các vị cũng chẳng nhìn thấy tôi lần nữa đâu, tôi nghĩ.
Mấy phút sau, Bạch Kiến Thu bước vào cùng một cô gái tóc dài, trắng trẻo, bận váy dài có dây đeo. “Để mình giới thiệu cậu với một người, Cố Linh Linh. Đây là Gia Phù. Gia Phù, đây là bạn gái mình.”
Tôi nhìn cô ấy. “Tôi có nghe cậu ấy nói về bạn,” tôi nói.
“Mình cũng đã nghe anh ấy nói về bạn,” cô ấy vừa đáp vừa vân vê chiếc vòng ngọc trên tay.
Tôi buộc phải cười. Cô ấy thật duyên dáng, nhưng chắc chắn không phải một kẻ ngờ nghệch. Phản ứng của cô ấy rất nhanh. Cô ấy đã đáp lại nụ cười của tôi bằng chính nụ cười của mình, và tôi thích cô ngay lập tức.
Mối tình của họ dường như là loại tình cảm đặc trưng của các cậu trai cô gái tầng lớp trung lưu ở bất cứ thành phố cỡ trung bình nào – chất phác và chân thật.
Giả Giai và Bạch Kiến Thu ngồi ở hàng cuối cùng, bên phải. Tôi ngồi trước Bạch Kiến Thu. Một mình. Đang là giờ chính trị, một trong những môn tôi thích nhất trong lớp khi ở Bắc Kinh. Đã lâu lắm rồi tôi không học chính trị và rất mong để được bắt đầu. Từ đáy lòng, tôi hy vọng thầy giáo – một người đàn ông, tôi mong vậy – sẽ đưa ra những chủ đề thú vị để thảo luận, và điều đó sẽ cho tôi cơ hội để chứng tỏ tài năng của tôi, để họ thấy rõ rằng tôi thông minh thật sự.
À ha, giờ học đã bắt đầu – thầy giáo, ai dè, là một phụ nữ - và thay vì một bài giảng, cô lại bảo bọn họ ôn tập lại bài học. Thật là vô công rồi nghề! Tôi quay người và ngó ra sau tôi. Bạch Kiến Thu đang ngủ, đầu gục xuống bàn. Còn Giả Giai! Anh chàng đang mê mẩn xem cuốn Tình dục nhập môn tôi cho mượn và thậm chí cũng chẳng biết rằng tôi đang nhìn anh ta.
Tôi nằm ườn ra trên mặt bàn và bắt đầu học thuộc lòng những từ trong một cuốn sách giáo khoa tiếng Anh. Thật là không thể nào tin nổi.
Sau giờ học, tôi đi tới cửa hiệu bán bánh trái của trường và mua một hộp sữa chua Khai Phong. Không tồi, và rẻ, chỉ có chín hào. Tôi cũng mua một ít kẹo cao su để cho bọn họ. Người đàn bà bán hàng nói người Khai Phong tất cả đều nghèo, cho nên giá cả mọi thứ đều rẻ hơn.
Khi tan học Bạch Kiến Thu mời tôi về nhà ăn cơm. Cậu ta cùng gia đình ở trong một một khu xóm giềng chật chội với những căn hộ nhỏ. Tôi gặp bố cậu, một người đàn ông gầy, đen và chào hỏi tôi bằng tiếng địa phương. Phòng của Kiến Thu gọn và sạch, với một cây đàn gỗ để ở một góc; một vài bức tranh cậu vẽ và một vài tấm poster tự làm của ban nhạc treo trên tường. “Tớ sẽ mua một chiếc guitar bass cho riêng mình năm nay,” cậu ta nói.
Cậu ta và Cố Linh Linh đều rất thích nhau, và cứ xoắn xúyt với nhau suốt.
“Tớ tặng cậu một miếng ngọc bội,” cô ấy mỉm cười nói, “và cậu và tớ có thể thành chị em.”
“Nghe thì hay nhưng khó là thật được lắm,” tôi trả lời.
Cô ấy lấy từ trong ví ra một cái khóa nhỏ bằng ngọc. “Tớ có một cái chìa khóa ngọc nhỏ để mở cái này,” cô nói. “Đó là một cặp. Một cái cho cậu và một cái cho tớ. Bắt đầu từ hôm nay, cậu và tớ sẽ là hai chị em.”
“Đó là ngọc thật đấy,” Kiến Thu nói.
Cô ấy dứt một sợi tóc ra để thử. Thôi được, đúng là ngọc thật.
“Thấy chưa, tớ đã nói mà.” Kiến Thu cười đắc chí.
Cả buổi chiều tôi ở chỗ Lý Chiêm Vũ sau đó cậu ta đưa tôi đi thăm các thắng cảnh xung quanh thành phố. Đầu tiên chúng tôi đến một cửa hàng âm nhạc, chỗ mà cậu ta nói với tôi rằng cậu thường mua các đĩa Music and Video World và Punk Age. Đó là nơi duy nhất ở Khai Phong bạn có thể mua được tạp chí nhạc rock. Họ cũng bán các băng cassette và CD lậu. Tôi đi dòm quần áo trong các cửa hiệu một chút rồi chuồn thẳng từ một Hiệu sách Tân Hoa.
Mặt trời nung chúng tôi từ trên cao. Tôi bận một cái áo phông đỏ, một cái váy kẻ caro – trẻ trung kinh khủng. Lý Chiêm Vũ dẫn tôi tới một quận có một thính phòng bị bỏ hoang; chúng tôi trèo qua các bậc xi măng lên tới đỉnh và ngồi xuống trò chuyện. Tôi mua một chai bia, và cậu ta nói với tôi rằng mình chưa bao giờ uống, nhưng dầu sao hai chúng tôi vẫn chia đôi chai bia.
Xẩm tối, Lý Chiêm Vũ nói chúng tôi phải đi kiếm cái gì đó để ăn – cậu ta đãi. Tại một cái chợ huyên náo, chúng tôi ăn một ít kem và uống vài cốc nước mát. Tôi nói, “Mọi thứ ở đây cái gì cũng thật là rẻ!”
“Đúng thế,” cậu ta đùa cợt, “Tiền lương ở đây cũng rẻ nốt.”
Chúng tôi trở về khi trời tối và cùng với các thành viên khác của ban nhạc đi chơi phố.
Cố Linh Linh mua cho tôi một sợi dây lụa để đeo cái khóa ngọc. Cô tự tay xâu lấy và đeo vào cổ cho tôi, và tôi đã thầm nhủ rằng sẽ không bao giờ tháo nó ra.
Ngày hôm sau tôi nói với họ rằng tôi sắp sửa đi rồi. “Cậu sắp sửa đi về đâu vậy?” Bạch Kiến Thu hỏi tôi.
“Nhà.”
“Ở đâu?” Cậu ta biết tôi nói gì, nhưng vẫn cứ hỏi. Và tôi biết tôi chẳng nên trả lời thêm, nhưng vẫn cứ.
“Nhà.”
Cậu ta chỉ im lặng gật đầu. Tôi quay người nhìn Giả Giai, nhưng anh ta vẫn không ngừng ném bóng rổ.
Tôi đi tìm mẹ tôi ở nhà khách gần ga xe lửa. Sau buổi tối đầu tiên chúng tôi đến Khai Phong, khi mẹ tôi ở chỗ Lý Chiêm Vũ, mẹ cứ nằng nặc chuyển ra ở nhà khách. Khi tôi đến nơi, mẹ đang uống trà và chải tóc; trông mẹ có vẻ rất hạnh phúc, có thể là vì mẹ biết chúng tôi về thẳng Bắc Kinh tối hôm đó, rằng tôi không còn nằng nặc đòi ở Khai Phong cả tháng nữa, và có thể là mẹ vui vì chuyến đi đã kết thúc mà chẳng xảy ra sự cố gì đáng tiếc. Ai biết được? Dù lý do là gì đi nữa, nhìn mẹ vui vẻ như thế khiến lòng tôi cũng rộn ràng theo.
Kiến Thu và Lý Chiêm Vũ còn tiễn chúng tôi ra tận sân ga và nhìn con tàu chúng tôi rời xa. Trước khi chúng tôi đi, Lý Chiêm Vũ còn tháo dây chữ thập ở cổ mình và đeo vào cho tôi.
15. GIÀY CAO GÓT CÔ ĐƠN
Trở lại trường học.
Việc tôi vắng mặt đi chơi ở Khai Phong làm cô Vương cực kỳ không hài lòng. Buổi tối, khi tôi đi bộ về nhà trên đường Vành Đai Ba phía tây, tôi luôn đụng phải cô, và thật khó xử. Khi việc có vẻ không dừng được nữa, tôi đành phải viết vào nhật ký tuần cho cô mấy dòng như sau:
Có một giả thiết:
Liệu chúng ta sẽ tiếp tục hiểu và giúp đỡ nhau như những người bạn tốt, hay là sẽ chỉ nhìn nhau và im lặng?
Nếu là như trước kia, tại sao chúng ta không chọn một lúc nào và nói chuyện đó ra? Nếu là như sau này, thì em chẳng có gì để nói ngoại trừ một điều rằng em có lỗi vì một quyết định tệ hại.
Khi các cuốn nhật ký được trả lại, tôi phát hiện ra những dòng này ở phía dưới:
Em muốn nói chuyện? Cũng được thôi nếu em muốn cởi mở và nói một cách trung thực. Tôi chẳng cảm thấy là tôi đã thất vọng cũng như tôi không nghĩ em đã coi tôi như một người bạn thực sự. Mọi việc chỉ là có một số chuyện em nên nói với tôi trước khi em thực hiện chúng.
Nếu em vẫn còn muốn nói chuyện, em cứ chọn thời gian.
Nhưng sự quý mến lẫn nhau mà cô Vương và tôi đều rất thích đã mất đi vĩnh viễn; chúng tôi giờ đây tránh không làm thân với nhau nữa, chẳng giống như mối quan hệ cô – trò bình thường của bạn.
Bốn học sinh trong lớp tôi làm thành một nhóm cùng nhau chuyển sang một trường chuyên dạy tiếng Anh. Sau khi học xong một chương trình bảy năm, học sinh tốt nghiệp có bằng cấp ngang với bằng đại học. Học phí ở đó nổi tiếng là rất cao. Bọn họ may thật, đã thoát ra khỏi cái trường giống bệnh viện tâm thần này. Không một ai trong số chúng tôi lại không tin rằng bất cứ cái trường nào cũng tốt hơn trường chúng tôi.
Bọn họ đã thoát. Còn tôi, một người muốn rời bỏ nó sớm nhất, thì trái lại, vẫn còn ngồi đây.
Đêm qua tôi có một cơn ác mộng kinh khủng.
Đại thể là tất cả đều ngập tràn những mối tình vô vọng, những mong muốn vô vọng, cuộc chạy trốn vô vọng, những hy vọng vô vọng. Trong cơn mơ, một người mà tôi luôn yêu quý đã đưa cho một trong những người cô còn trẻ của tôi một lọ nước đen. “Đừng uống nó!” Tôi gào lên. “Đừng uống nó!”
Sau đó là một cuộc chạy trốn, và chạy trốn nữa, chạy như phát điên cho đến khi tôi bừng tỉnh giấc, tôi lại run rẩy vì một nỗi sợ chết, nỗi sợ sự cô đơn lạnh lẽo, và giá lạnh, và sự thấu hiểu rằng bất kể là sống hay chết, vạn vật đều bị điều khiển bởi một cái gì đó huyền bí và không sao hiểu nổi.
Mấy ngày sau khi trở lại Bắc Kinh, tôi trở nên trầm lặng, không còn lúc nào cũng bô bô về Tinh Noãn nữa. Khi tôi nói, tôi bắt đầu hỏi một lô những câu hỏi ngây ngô: Cậu có người bạn thật sự nào không? Cậu có tin vào tình yêu không? Một vài người lắc lắc, một vài người gật gật. Khi họ hỏi tôi cùng những câu hỏi đó, tôi chẳng biết trả lời thế nào.
Như một bài hát đã nói: Hãy cởi đôi giày cao gót cô đơn của bạn và bước chân trần đi trên từng bậc của công viên trái đất. Những giấc mơ ta mơ không phải là
16. LẠI BẮT ĐẦU
3
QUẢ CHANH THỐI ỦNG
16. LẠI BẮT ĐẦU
Đó là một ngày 12 tháng sáu. Tôi nhớ được ngày bởi vì có một show diễn mang tên “Hành động tiên phong” vào đêm đó, với sự góp mặt của nhiều ban nhạc tôi ưa thích. Nhưng tôi không có tiền cũng chẳng có thời gian đi xem.
Vậy nên Triệu Bình, ca sĩ chính của ban W. và tôi hẹn gặp nhau tại cổng chính của Đại Học Sư phạm Bắc Kinh. Giọng anh ta nghe khàn đặc trong điện thọai, và cuối cùng khi chúng tôi gặp mặt, hóa ra là giọng anh ta hợp với anh ta một cách hòan hảo, trông anh ta nhàu nhĩ và mòn mỏi, như là anh vừa trở về từ tỉnh Tân Cương vậy. Trước khi chúng tôi gặp nhau, anh ta đã đến Đại học Sư phạm Bắc Kinh để gặp mặt một bạn tình tiềm năng, và tôi nghe nói rằng vào lúc mà cô ta liếc nhìn bộ dạng của anh ta, trông như một kẻ ất ơ, cô ta đã từ chối không xuống nhà gặp. Anh cùng đến với một anh bạn khác, người tự giới thiệu mình là Trì Lỗi. Anh này đối lập hẳn với Triệu Bình, một anh chàng Bắc Kinh tiêu chuẩn: tóc ngắn, áo sơ mi vải bông sạch sẽ, thậm chí hơi nghiêm chỉnh một cách bệnh hoạn. Khi chúng tôi qua đường để đến hiệu sách Phương Chu, Triệu Bình cầm lấy tay tôi, cứ như đó là điều tự nhiên nhất trên đời này.
Tôi đưa Triệu Bình về nhà tôi, và anh ta ngồi trên ban công và hát một vài bài anh ta vừa viết, và còn gảy guitar của tôi. Tôi lấy trong tủ lạnh một ít kem và cùng ăn với anh – cứ một thìa cho anh, lại một thìa cho tôi, và tôi là người xúc. Anh nói tôi có cặp giò “gợi cảm”. Nghe cũng thinh thích. Lý chưa bao giờ khen tôi một điều gì; chưa bao giờ nói cái gì của tôi “gợi cảm”. Khi cả hai đã vào trong phòng tôi, Triệu Bình hôn tôi. Bồn chồn, chúng tôi bật đèn lên và luôn dỏng tai lên nghe ngóng bố mẹ tôi ở ngòai phòng khách.
Ngày hôm sau anh mời tôi đến một căn phòng anh đã thuê tại Thôn Thụ, nơi mọi người vẫn gọi là Làng Rock’n’Roll. Tôi chẳng nghĩ ra được cái gì hay hơn, nên tôi đi. Chúng tôi gặp nhau tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, rồi đạp xe cùng nhau đi đến Thôn Thụ. Anh dẫn tôi đến căn phòng ở khu ngọai ô phía tây, rất gần cái trường ngu ngốc của tôi. Một con sông bốc mùi hôi thối trườn như con rắn qua vùng đó. Anh cho tôi xem những bức vẽ của mình, với nhiều khổ khác nhau. Một bức không có gì cả ngòai màu sơn xanh. Anh gọi đó là “Địa ngục trong giấc mơ tôi.”
Lên giường cùng anh dường như là một điều hòan tòan tự nhiên. Như là lần đầu tiên, với Lý, tôi thậm chí không cả hỏi anh có bạn gái hay chưa. Tôi đã không làm tình đến hơn nửa năm rồi, và anh làm tôi rất đau; tôi kêu lên khi anh đè lên trên tôi. Anh chỉ cười khẩy. “Em không còn trinh, đúng không?” anh hỏi. Điều đó làm tôi điên.
“Cả anh cũng vậy, vậy khác gì nhau nào? Vấn đề của anh là anh chỉ đưa tôi lên giường vì anh nghĩ tôi còn trinh nguyên. Anh quá cổ hủ thế mà cũng đua đòi rock’n’roll.”
Tôi bảo anh ra khỏi người tôi. Anh chỉ cười và nói tôi đừng giận, rằng anh chỉ nói vui vậy thôi.
Trong giờ học máy tính ở trường, tôi đánh máy bài thơ “Tiểu muội” của Triệu Bình. Tôi thích bài này hơn những bài thơ dài và những ca từ của anh, chỉ toàn những miệt thị hay ca tụng. Bài này giản dị, thuần khiết, đẹp.
Dưới bầu trời rộng xanh
Tới cánh đồng lúa mạch ngày mùa
Một tấm thảm vàng rực rỡ.
Mặt tiểu muội cười như hoa
Em đuổi sẻ con trên ruộng
Trời trong xanh, chim bồ cốc
Cứ kêu, Xoan hoàng, Xoan cách.
Tần Xuyên ngàn dặm mênh mông
Cao nguyên đất vàng trải khắp
Là nhà của tuổi thơ tôi
Và cũng là nhà tiểu muội.
“Em đã đánh máy bài thơ ‘Tiểu muội’ của anh trong giờ tin học ở trường,” tôi tình cờ nói khi tôi nằm trên cái giường đơn sơ của anh vào thứ Bảy sau đó. Mắt anh sáng lên.
“Vậy ư?” anh nói với một chút lúng túng.
“Ừ. Em thật sự thích nó, đặc biệt là đọan ‘Tần Xuyên ngàn dặm mênh mông, cao nguyên đất vàng…’ Nghe rất gợi cảm. Thế ‘Xoan hoàng, Xoan cách’ nghĩa là gì vậy?”
“Đó là tên của hai loài chim gáy ở vùng đó.”
“Anh viết bài thơ này tặng cho em gái phải không?”
“Anh viết tặng người yêu đầu tiên. Ở Thiểm Tây, bọn anh đều gọi người yêu là tiểu muội.”
“Ồ…”
“Cô ấy khá lắm. Cô ấy giờ đang học ở Bắc Đại.”
Triệu Bình kể một chút về quan hệ của mình với cô ta và đưa tôi xem một bức ảnh. Một cô gái đáng yêu, với cái đầu nghếch sang một bên, cô ta đang cười.
“Lần đầu tiên bọn anh quan hệ là trên một cái ghế dài bên hồ Vị Danh trong trường Bắc Đại. Cả hai đều cùng lo sợ. Cô ấy vẫn còn trinh nguyên.”
“Thế còn anh?”
“À ha, anh nghĩ anh cũng vậy.” Anh cười toét.
“Vậy tại sao hai người chia tay?” tôi tò mò.
“Có vài chuyện đã xảy ra.” Hiển nhiên là anh không muốn nói nhiều với tôi. Anh ra khỏi giường và cất ảnh đi.
“Chưa hề gặp lại cô ấy nữa?”
“Không hẳn vậy.”
“Thế sao không đến Bắc Đại tìm cô ấy?”
“Anh cũng muốn vậy, nhưng các bạn của cô ấy cản trở anh. Bọn họ thậm chí còn chặn anh ngay tại cổng trường.”
“Tại sao?” Điều đó thật khó hiểu, nghe có vẻ không bình thường.
“Thôi, nói chuyện khác đi,” Triệu Bình nói với vẻ nôn nóng.
17. SINH VẬT XẤU XÍ
Mấy ngày sau đó Triệu Bình đến đón tôi ở trường.
“PK14 đang ở đây.”
“Thật không?” PK14 là ban nhạc của Nam Kinh tôi rất muốn xem. “Anh đùa em phải không?”
Tôi chẳng biết là có nên tin anh. Chúng tôi nhảy lên xe đạp và phóng đến chỗ ở của Mao Đầu, tay trống của ban W. “Vào đi, Xuân Thụ, và hãy chào các chú của em đi.” Anh đẩy tôi vào phòng, nơi có mấy thanh niên trẻ ngồi dưới đất ngẩng đầu nhìn tôi. Ruột gan tôi như muốn vọt ra ngòai. PK14 đúng là đã đến Bắc Kinh! Tôi chỉ biết về họ qua đọc tạp chí, nhưng tôi cũng nhận ra được Dương Hải Tùng, ca sĩ chính của ban nhạc. Anh ta đeo kính, mặc áo phông có tranh họat hình. Anh ta trông giống một anh chàng tốt bụng. Tôi nói chuyện qua loa với các thành viên của ban nhạc, rồi tìm một cớ để chuồn đi. Không khí trong phòng quá lạnh nhạt không thể chịu nổi.
Bên ngoài, tôi ngồi xổm trên bãi cỏ và đang dứt dứt những ngọn cỏ thì một cô gái bước tới và ngồi xuống bên cạnh tôi. “Cậu là fan của ban nhạc W.?” cô ta hỏi.
Lúc đó tôi không biết cô gái này là bạn của Mao Đậu, và tôi tự hỏi tại sao cô ta lại muốn biết. Sự thực là, cô ta muốn biết vì sao tôi lại đàn đúm với Triệu Bình, và nghĩ rằng có thể tôi là một kẻ hâm mộ suốt ngày theo đuôi W, và vì vậy mà tôi bám lấy ca sĩ chính của ban. Cô ta thật là lầm to.
“Không, tôi nghĩ W là một ban nhạc bình thường. Tôi không phát rồ vì nhạc của họ đâu.”
“Cậu bao nhiêu tuổi?” cô gái hỏi tôi.
“Chuẩn bị mười sáu.” Tôi tuy không muốn nhưng vẫn cứ đáp.
“Cậu quá trẻ để mà chơi bời với một anh chàng như Triệu Bình. Cậu không sợ về sau cậu sẽ phải hối hận ư?”
“Ai thèm để ý đến chuyện đó? Chẳng ai có thể đóan trước được mọi sự sẽ thế nào.” Tôi đứng dậy. Cô ta nhìn tôi, nhưng tôi không thể chắc được cô ta đang nghĩ gì.
Bạn tôi Tiểu Lan cũng sống gần đây, và tôi quyết định đi gặp cậu ta, tin rằng điều đó sẽ thú vị hơn là ở trong một căn phòng đầy những người lạ. Phòng khách của cậu ta hầu như là trống rỗng; phòng ngủ chỉ có một cái giường và một cái tủ. Cậu ta mời tôi vào, rồi lại trở lên giường. Tôi chỉ ở đó được ít phút thì đã nghe tiếng ai đó gào lên bên ngòai “Xuân Thụ! Xuân Thụ!” Tôi bước ra, và Triệu Bình nhìn chằm chằm vào tôi, rõ ràng là không vui, chẳng nói một lời nào. Tôi không hiểu vì sao anh ta lại bị chạm nọc đến như vậy.
“Làm sao mà em tới đây tìm hắn ta?” cuối cùng anh ta hỏi.
“Chỉ để nói chuyện,” tôi đáp hờ hững.
“Tại sao lại không nói với anh?”
Tôi nhìn thẳng vào mặt anh ta. “Vì sao tôi phải nói với anh? Tất cả chúng ta đều là bạn – anh là bạn tôi, và Tiểu Lan cũng vậy…” Điều đó khiến anh ta chạm nọc. Anh ta chộp lấy tay tôi và bắt đầu lôi tôi trở về căn phòng thuê.
“Anh nghĩ anh đang làm cái quái gì vậy?” Tôi giận dữ hỏi. Anh nghĩ anh đang làm cái quái gì vậy hả?”
“Chúng ta cùng đi ăn,” anh ta chỉ đáp như vậy.
Chúng tôi đi bên con sông. Triệu Bình đi bên trái tôi, còn ban nhạc đi phía trước. Tôi nhìn chăm chăm xuống dòng sông, và nó nom như một quả chanh còn non nhưng đã bắt đầu thối rữa. Giống tôi.
“Em cũng kiêu kỳ ra phết đấy,” ai đó cất tiếng nói sặc mùi ghen ghét.
Tôi cười cay đắng, còn Triệu quàng tay ôm ngang eo tôi. “Nếu như tất cả những cái này làm em khó chịu, em cứ tự do mà đi – đi đi!” Tôi quay lại và bắt đầu bứơc đi, mang theo những cảm giác tuyệt vọng, chỉ muốn nhảy lên xe đạp và cút thẳng khỏi chỗ này. Nhưng tôi chỉ đi được mấy bước thì Triệu Bình đã kéo tôi lại. Thở dài và cúi đầu thấp xuống anh ta nói, “Bố khỉ, đi ăn cái đã…” Tôi nhượng bộ. Tôi là một con nhát như vậy đó. Tất cả những gì người ta cần làm là tốt bụng một tí ti cũng đã đủ để tôi quy phục. Khốn nạn cho tôi. Trong lúc bước đi, tôi nói với anh rằng tôi thích những anh chàng có cơ thể đẹp, những người đàn ông trẻ bền gan, trung thực, say mê và mạnh mẽ. Những người như vậy hoặc là những người không thành kiến với tôi. Anh thì chẳng phải những lọai như thế, anh nói. Tôi liếc anh ta. Anh nói đúng, anh chẳng phải là loại nào trong số đó. Mà giống với loại đàn ông nhỏ con teo tóp, sọm đi trước tuổi, dị hợm, một kẻ cáu bẳn về những chuyện không đâu. Làm thơ, vẽ tranh, và chơi nhạc. Anh có tất cả những nhược điểm mà một nghệ sĩ có thể mắc phải. Anh bừa bãi, dạn dĩ, đầy những mâu thuẫn, và rỗng tuếch.
Vậy mà tôi vẫn còn ở cùng với anh. Tôi mới là kẻ rồ dại.
Sau bữa tối chúng tôi cùng nhau quay trở lại để tôi có thể lấy ba lô. Phòng của anh tối om om. Tôi bước vào trước, anh vào sau và khóa cửa lại. “Đ. mẹ nhà anh!” tôi nhìn chằm chằm vào anh ta.
Anh ta nhìn lại, và tôi thấy cả cái khuôn mặt ấy biến dạng méo mó. Mắt anh như xuyên qua tôi. Tôi chẳng sợ một tẹo nào, tôi nổi điên. Tôi trợn mắt lại, càng cố khiêu khích. “Nào nào, có gan thì cứ đánh tôi xem!” Tất cả những gì tôi nghe được là một tiếng rền rĩ chậm chạp, não nề. Rồi anh gục xuống sàn và bắt đầu nức nở thảm thiết. Đấy là điều mà tôi ít ngờ tới nhất trên đời này. Với áo quần tả tơi tóc tai bù xù, anh trông giống như một con vật bẩn thỉu nào đó vừa bị đánh. Tôi bị sốc. Tôi đã tưởng rằng anh sẽ phải trèo lên người tôi hay đại loại như vậy. Nhưng không, anh khóc cho đến khi anh ta bắt đầu run lên và không thể nói lên lời. Cuối cùng anh ngước lên nhìn tôi. “Mẹ…làm sao em dám nói những điều như thế về mẹ tôi? Em làm sao biết được mẹ tôi là một người phụ nữ tử tế, tốt bụng đến thế nào? Anh chẳng thà chịu để em giết, còn hơn là nghe em nói về mẹ như vậy.”
Vẻ khốn khổ trong mắt anh biến mất. Tất cả những gì tôi nhìn thấy giờ đây là sự vô vọng và tự thương thân. “Nằm xuống và nói chuyện với anh một lúc, Thụ à.” Tôi không nói gì. Gần như là tự nói chuyện với mình, anh tiếp tục, “Anh thật sự yêu mẹ anh, mẹ anh mất rồi, mẹ anh đối với người khác thật là tốt, thỉnh thỏang anh lại nghĩ đến mẹ và lại phát điên lên một tí, anh là đứa con trai duy nhất của mẹ…”
Anh bắt đầu kể lể với tôi tất cả chuyện của mẹ mình, và nếu nghe anh, bạn sẽ cho rằng bà ấy là bà mẹ vĩ đại nhất, chăm con nhất từng sống trên đời. Đẹp, tốt bụng, một người nội trợ tận tụy yêu đứa con của mình đến nỗi tự nguyện hy sinh hết tất cả sự sung sướng và hạnh phúc cá nhân của mình cho anh. Mẫu bà mẹ nông thôn cần lao đúng kiểu Trung Quốc của bạn. Khi Triệu Bình nói về chuyện bà ấy phải làm việc vất vả hàng ngày thế nào, rằng bà ấy đã không có sức để chống chọi lại với cơn trọng bệnh cuối cùng và đã mãi ra đi, tất cả những thứ tôi có thể nghĩ đến là, vậy thì tất cả những lúc như thế cha anh đang ở đâu? Ông ta đang làm gì? Ung dung giương mắt ra nhìn bà vợ qua đời ư? Ông ta không buồn bận tâm khi thấy vợ mình ốm nhưng từ chối không chịu mua thuốc để lành bệnh? Nhưng Triệu Bình thì chẳng thấy như vậy. Hoặc giả là anh ta chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ như vậy. Anh ta nói cha anh ta là người nông dân chính trực nhất, tử tế nhất trong làng và rằng anh ta là đứa con thứ hai của cha anh và là đứa mà ông ta tự hào nhất.
“Bà ngọai anh gọi mẹ anh là ‘Cần Cần’ vì từ khi còn bé tí mẹ đã làm việc đầu tắt mặt tối mà chẳng hề kêu ca, một đứa trẻ gương mẫu. Chưa bao giờ trong đời mẹ đòi hỏi một điều gì, và mẹ chưa bao giờ hỏi mượn đến một đồng xu, kể cả để mua thuốc khi mẹ đang ốm nặng. Mẹ đối xử với người khác đều rất nồng hậu; mẹ chưa bao giờ ngồi lê đôi mách với những người khác, mẹ chưa bao giờ để mất bình tĩnh. Cái ngày mẹ ra đi, cả làng đều khóc. Đêm đó anh ngủ trên mộ mẹ, và sau đó anh viết tặng mẹ một bài thơ. Anh gọi nó là ‘Một đêm bão giông tháng Năm’.”
Đêm đó, cuối cùng chúng tôi đã lặng lẽ làm tình với nhau, rồi anh ta đưa tôi đến thôn Trung Quan, từ đó tôi đạp xe về nhà một mình. Trên đường đi các ý nghĩ của tôi ngổn ngang trăm mối. Tôi biết anh ta chẳng hợp với tôi và đây chẳng phải là tình yêu. Tôi chỉ không biết làm sao để dứt được nó ra.
18. TÌNH YÊU TI TIỆN
Khi tôi lên chín, tôi ở cùng bố tôi trong doanh trại quân đội. Mẹ tôi và em trai tôi vẫn ở tại nông thôn. Tôi thèm được chú ý đến, và đã mất rất nhiều thời giờ nổi điên với đám lính tráng. Tôi để tóc tết, và bọn họ tất cả đều gọi tôi là ‘tiểu thiên sứ’. Họ thích tôi cũng nhiều như tôi thích họ. Một hôm, một trong số bọn họ rủ tôi cùng vào doanh trại của anh ta. Vậy là tôi đi. Dẫu sao tôi cũng đã từng chơi ở đó mãi. Lần này doanh trại vắng tanh, chỉ có mỗi chúng tôi, và khi tôi ngồi xuống một cái ghế đẩu, anh ta đã cởi quần ra. Anh ta không hề mặc quần lót. “Thích không?” anh ta hỏi tôi. Anh ta bảo tôi sờ vào cái đó, nhưng tôi không, và tôi có thể thấy anh ta đang nổi cáu. Anh ta đi qua và đóng cửa lại. Rồi anh ta lại hỏi nữa, “Thích không?”
“Thích cái gì?” tôi hỏi. “A, không, tôi không thích cái đó,” tôi tự nói chữa. Tôi bước ra và mở cửa, và anh ta chỉ đứng nhìn, như đang mơ mộng. Anh ta có một cái nhìn thật như đang mơ ở trong mắt.
“Em đang kể với anh rằng thằng cha đã thử cưỡng hiếp em?” Triệu Bình nói khi tôi kể cho anh câu chuyện đó.
Không…cái tôi muốn nói với anh rằng sau tất cả những lúc như thế, tôi có thể nhận thấy vẻ mơ mộng trong mắt gã trai kia. Tôi vẫn nhớ anh ta. Tôi không biết điều đó có nghĩa là tôi thích gã trai đó, hay là ghét anh ta, nhưng đó là người đàn ông dũng cảm nhất tôi từng thấy. Có thể là anh ta nên làm mọi chuyện mạnh bạo hơn chút nữa. Nhưng đó là tất cả những gì anh ta đã làm, và tôi vẫn còn nhớ anh ta.
***
Thỉnh thoảng Triệu Bình sẽ đến đợi tôi ở cổng trường khi tan học, nên ngay khi tiết học cuối cùng kết thúc, tôi sẽ luôn bôi kem chống nắng lên mặt để làm cho da tôi càng trắng càng tốt. Thường là lũ con trai trong lớp sẽ lại gào lên, “Gia Phù lại đang bôi kem chống nắng rồi, cuộc là nó lại hẹn hò nữa rồi!”
Chúng tôi sẽ giữ một khoảng cách nhất định với nhau ở cổng trường, rồi đạp xe vai cùng sát vai. Anh sẽ đưa tôi đến nhà, rồi sau khi ăn tối tôi đi tìm anh. Tôi sẽ mang theo tiền để anh có thể kiếm cái gì đó để ăn, hay tôi sẽ mang theo thức ăn thừa. Anh không bao giờ có tí tiền nào và luôn luôn đói.
Hầu hết thời gian cùng nhau chúng tôi đều ở trong công viên, đặc biệt là công viên Ngọc Uyên Đàm ở cạnh nhà tôi. Rồi là Vườn Trúc Tía, một chỗ hòan hảo để cho người nguội đi vào mùa hè. Thỉnh thoảng chúng tôi sẽ làm tình trong một góc tối. Nhưng kể cả khi ấy tôi vẫn thỉnh thoảng nghĩ rằng đã đến lúc mọi chuyện phải chấm dứt.
“Khi ban nhạc bọn anh ra album,” Triệu Bình nói, “anh sẽ tặng em mười đĩa.”
Cái ngày mà bọn họ ra một album chắc sẽ còn lâu, còn lâu lắm.
Tiếng tăm ban nhạc của Triệu Bình đang rất nổi, và bọn họ đã trở thành thần tượng của các fan nhạc rock tiên phong ở ngoài Bắc Kinh, những người chẳng có cơ hội tiếp xúc với họ. Một bài đăng trên báo còn hăng đến mức viết rằng “W là một ban nhạc rock có khả năng tạo ra một lượng người hâm mộ rộng lớn chỉ trong chưa đầy một năm sau khi thành lập. Ban nhạc có được một phong cách mãnh liệt kết hợp với chất thực nghiệm rõ rệt, gợi nhớ đến Sonic Youth. Ca sĩ chính của họ, Triệu Bình, chính là điểm phân biệt W với các ban nhạc khác. Hãy thử nghĩ xem The Doors sẽ ra sao nếu thiếu Jim Morrison. Cái kiểu biểu diễn đến quên cả thân mình của Triệu Bình trên sàn diễn nói thẳng ra là làm ta phải sốc. Anh đã kết hợp giữa thơ ca với bài hát và những giai điệu quên sầu của họ làm cho các fan muốn phát điên.” Dư luận còn cho rằng thậm chí cả Thôi Kiện và ca sĩ chính Ngao Bác của ban nhạc Bàn Cổ cũng là các fan lớn của ban nhạc này. Nên vào thời gian này, Triệu Bình và ban nhạc của anh đang cố mọi cách để kiếm ra tiền hòng chế ra cho được một CD đầu tiên.
Tuy thế, hầu hết các tạp chí âm nhạc đều gọi W là một ban nhạc xấu số, thuộc dạng hậu-om-sòm với những phong cách tối tăm trong một lối chơi guitar chói ráy. Triệu Bình hát quá nhẹ, như tiếng than vãn của một thằng tù trong Địa ngục, và sự sầu khổ cùng phẫn nộ tóat ra từ những bài hát khiến bạn cảm thấy như là có một cái cọc đang xoáy qua tim bạn.
Tôi thì chỉ ghê tởm cái vẻ cảm thương trong mắt Triệu Bình và ghét những thứ như là “Hãy gần gũi với đất mẹ cùng với nhân dân chất phác cần lao.” Câu đó cùng với những thứ cứt chó như “Hãy quan tâm và giữ sạch tâm hồn.”
***
Lại một tối thứ Bảy bẩn thỉu, dơ dáy nữa. Tôi đến gặp Triệu Bình và quan sát buổi tập của anh, cho đến khi anh vung vẩy cái mũ giẻ rách lên trên đầu và nói đã đến lúc ăn tối. Tôi hỏi anh có chút tiền nào không, mặc dù chẳng cần hỏi cũng biết thừa câu trả lời.
“Chúng ta tiêu rồi.” Tôi nói với anh tôi thậm chí chẳng có cả tiền taxi để về nhà.
“Chó chết, ta chỉ đi ăn mì thôi mà, đừng lo,” anh nói với vẻ sốt ruột, cái giọng Thiểm Tây vẫn nặng y chang.
Thế là tôi đi. Tại một quán cà phê nhỏ ở đầu làng, anh gọi một bát mì trứng với cà chua. Tôi cảm tưởng như tôi đang đi trên vỏ trứng. Trò này là trò gì vậy? Đến khi tính tiền thì sẽ xảy ra điều gì đây?
Triệu Bình ăn mì ngon lành. Tôi ngồi đó nhìn khuôn mặt hốc hác của Triệu Bình, đen xạm vì nắng, cùng thân thể mệt mỏi, bé nhỏ của anh, xung đột bùng lên trong đầu tôi. Ôi! Cuộc tình của tôi! Sao ti tiện và thấp hèn đến vậy!
Lúc trả tiền, Triệu Bình nói với chị phục vụ là anh không có tiền, để lần sau sẽ trả. Bát mì đó giá bốn tệ nhưng chị ta vẫn để chúng tôi đi.
Sau cùng tôi vẫn quyết định đi taxi, định là sẽ trả tiền cho lái xe khi về đến nhà. Từ Làng Rock’n’Roll, bên kia cả đường Vành Đai Bốn, tới đường Vạn Thọ - liệu tôi có phải bật khóc để bảo họ đừng tính cho tôi cái giá cắt cổ?
Người lái xe thấy tôi tạm biệt với Triệu Bình, sau đó ông ta hỏi, “Cậu ta là bạn trai của cháu à?”
Tôi ngập ngừng. “Không,” cuối cùng tôi nói. “Anh ấy là một trong số những người cháu đi phỏng vấn.”
“Cháu bao nhiêu tuổi?” Người lái xe quay lại nhìn tôi.
Tôi nhìn thẳng ra ngòai đêm tối và bóng những thân cây. “Mười tám.”
“Mười tám?” người lái xe nói một cách trầm trồ. “Cháu may thế. Mười bảy hay mười tám tuổi, bọn nhóc các cháu như những bông hoa, nở rộ và hạnh phúc. Thanh thản, vô tư, chỉ tiến và tiến.”
Tôi từ lâu đã quên chẳng hiểu thế nào là thanh thản, thế nào là vô tư, là chỉ tiến và tiến. Tôi đã lạc bước quá xa khỏi những khái niệm ấy rồi, và chẳng biết làm thế nào để quay lại với chúng. Nếu tôi là một bông hoa, thì tôi sẽ là một trong số những loài hoa cứ nở ra vào buổi sáng và chết vào ngay buổi tối. Tôi sẽ nở bùng ra hết cỡ có thể. Và đó là sự lựa chọn của tôi, nên tôi chẳng phàn nàn. Tôi tin chắc vào cái quan điểm hiện sinh rằng cuộc đời là đau đớn; Hãy làm điều anh muốn làm, và tự nguyện đau khổ với những hậu quả theo sau. Tất cả thường là như vậy. Có vô số những việc mà tôi đã phải chấp nhận gánh lấy trách nhiệm bởi vì tôi phân vân lưỡng lự, chẳng quả quyết được bao giờ. Và đã có những lúc mà tôi chẳng biết được rõ ràng là thực sự tôi đang nghĩ gì, tôi đang cần gì?
***
“Chẳng lẽ anh chưa bao giờ nghi ngờ một chút gì về cái này?” Tôi hỏi.
“Chút gì về cái này, ý em là sao?”
“Nhạc rock.”
Triệu Bình cứ ậm ừ trong khi nằm trên giường, nói là anh mệt. À ha, chỉ cần nói đến mệt cũng khiến tôi mệt luôn. Tôi không hỏi thêm câu nào nữa. Và về sau chúng tôi tránh né những chủ đề loại này. Tôi biết có điều gì đó sai lệch trong cách sống rock’n’roll của Triệu Bình. Tôi không thể nói đó là gì, nhưng tôi không thể giũ bỏ được cảm giác ấy. Nhưng chúng tôi chẳng bao giờ nói về chuyện đó lấy một lần, như thể chúng tôi sợ vậy. Thêm nữa, chúng tôi biết làm sao một khi đã bước ra khỏi ngưỡng cửa đó? Sự thật tàn nhẫn có thể là chẳng có gì ở đằng sau đó cả.
Một hôm tôi nhìn thấy một bức thư trong phòng Triệu Bình khi anh ta ra ngòai gọi điện thọai. Bức thư của chị gái anh ở quê nhà Thiểm Tây. Tôi chỉ ngần ngại một lúc rồi mở ra ngay và đọc. Vào đầu thư chị ta hỏi thăm anh thế nào, nhưng những gì tiếp theo tuyệt đối kỳ quái và đáng sợ, đủ để làm tôi run rẩy. Những gì chị ta viết khác hẳn với những thứ mà Triệu Bình vẫn kể tôi nghe. Bức thư nói chính cha anh phải chịu trách nhiệm về cái chết của mẹ anh, rằng ông ta đã giữ không cho bà uống thuốc khi bà ấy ốm nặng. Chị gái anh kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng anh không còn trẻ trung gì nữa, rằng đã đến lúc anh phải cưới vợ và lập thân. Và nếu anh không quen biết được ai, chị ta khuyên anh về nhà và chị ta sẽ kiếm cho một cô vợ. Điều đó làm tôi cáu tiết. Triệu Bình đang ở với tôi, vậy chị ta là ai mà đi tìm cho anh một cô vợ chó chết? Anh đang ở với tôi, và điều đó nghĩa là anh là của tôi. Tôi gạt phắt cái thư đó ra khỏi đầu mà chẳng lăn tăn gì.
19. THAY ĐỐI NHƯ MÂY TRỜI
Triệu Bình gọi cho tôi từ nhà của một ai đó. Giữa những tiếng ồn ào, tôi có thể nghe loáng thoáng tiếng của anh bạn Trì Lỗi, bạn tôi. “Anh đang gọi từ nhà Trì Lỗi à?” Anh không trả lời. “Gọi anh ta đi, em muốn nói chuyện với anh ấy.”
“Chào, Xuân Thụ đấy à?”Trì Lỗi có một giọng nói rất tuyệt, và chúng tôi nói chuyện rất lâu. Chuyện đại loại như, anh kể cho tôi nơi mà anh học tiểu học, rồi tôi kể cho anh rằng có rất nhiều cửa hàng thẩm mỹ ở xung quanh nhà tôi. Chúng tôi đều nói không hiểu có dịp nào đó để gặp nhau lần nữa. Sau đó tôi gác máy, nhưng điện thọai mấy giây sau lại reo.
“Tại sao em lại cúp máy?” Triệu Bình gần như gào lên. Anh rủa xả tôi, nói tôi không biết cư xử, rằng tất cả những gì tôi muốn làm chỉ là buôn chuyện với người khác. Nghe như là anh đã chạm nọc một lần nữa, và đúng vậy, lần sau khi tôi đến, anh nói, “Tất cả những thằng đó chỉ muốn làm hại em. Chỉ có anh là ở bên em mà thôi. Đừng bao giờ tin một ai, trừ anh ra.” Tôi nhắm mắt lại và chờ để nghe xem anh còn nói những gì nữa.
“Em đối xử với ai cũng tuyệt lắm, nhưng em có biết họ nghĩ gì về em không?”
“Ai thèm quan tâm việc người khác nghĩ gì về tôi?”
“Em không im mồm đi được à? Nói chuyện cũng chẳng sao nếu em có chuyện để nói, nhưng em và Trì Lỗi đã nói những gì trên điện thọai vào lúc đó? Toàn chuyện khỉ gió! Và hắn ta sẽ nghĩ, từ cái cách em ưỡn ẹo, rằng hôm sau em sẽ chạy bổ tới hắn.”
“Anh ta chẳng nghĩ…”
“Hắn ta đã nghĩ rằng hắn ta sẽ có em vào ngày hôm sau, và sẽ thải em vào hôm sau nữa. Em cho rằng hắn muốn gì ở em?” anh nói chăm chú, điệu bộ, cứ như là anh đang ở tầm kiểm soát mọi thứ.
“Nhưng thế thì can hệ gì đến anh?” tôi tưởng tượng mình sẽ nói xấc xược vậy, rồi ngắm mặt anh ta tái nhợt đi. Ý nghĩ thóang qua làm tôi kích động.
Nhưng tất cả những gì tôi làm thật ra là bật khóc. Tôi thu mình vào một góc giường và lắng nghe anh nói, “Em chẳng có cá tính. Những người như em một chút cá tính cũng chẳng có.”
“Em có ý tưởng riêng của em,” tôi nói. “Cái đó có gì sai?”
Triệu Bình phá lên cười. “Bố khỉ đồ nhóc ngốc nghếch.”
Tôi nhắm mắt lại.
“Vậy tại sao anh muốn ở cùng với tôi?”
“Bởi vì…bởi vì em rất hay.”
“Nếu ai đó đã hay thì cô ta chẳng ngốc được.”
“Hay và ngốc, như nhau thôi.”
Như mùa thu, cái mùa vô nghĩa, hoặc mùa đông với cái lạnh băng giá, bất cứ tình cảm nào mà chúng tôi từng có với nhau đều đã biến mất.
***
“Triệu Bình chẳng có gì đặc biệt, và chẳng có lý do gì để cố phải hiểu cậu ta. Cậu ta ti tiện và chẳng thực sự quan tâm đến điều gì.” Trì Lỗi đã gọi điện cho tôi vào buổi chiều. Anh có giọng nói dịu dàng, nhưng điều anh nói ra thì khá nặng nề.
Tôi nhận lời Trì Lỗi mời đi chơi. Anh đón tôi trong một chiếc taxi, và chúng tôi đi mua bán linh tinh trong cửa hàng tạp hóa, nơi anh mua cho tôi rất nhiều đồ ăn tôi khóai khẩu, trong đó có hai cốc kem. Tôi tiếp tục nghĩ đến một trong những bài thơ của Triệu Bình:
Tôi bỏ khỏi vai cái túi đầy lời người than van
Nó ních đầy những buồn đau, sầu khổ
Những lời nguyền rủa ầm vang trên đường rầy xe lửa
Lời phẫn nộ của ai như tiếng búa nện trên đe.
Với tôi, bài thơ đó phản ánh cuộc đời của Triệu Bình. Buồn đau và sầu muộn. Nguyền rủa và giận dữ. Một người hùng bi thảm. Nhưng trong thực tế, có phải người viết ra bài thơ này chỉ là một kẻ nông cạn.
Trì Lỗi đưa tôi về chỗ anh ở. Anh có hai con chó và ba con mèo, và khi chúng tôi vừa bước vào phòng, con chó săn trông như sói đã sủa ầm ầm. Điều đó khiến tôi sợ. Tôi sợ lũ chó kể từ khi tôi còn bé tí, nhưng Trì Lỗi đã đưa con chó đi khi tôi vào trong. Căn phòng trải thảm, và trên tường có một bức tranh sơn dầu lớn với hình một cô gái trẻ tóc đen dài, bận áo dài đỏ.
“Bạn gái anh?”
Anh gật đầu.
“Cô ấy rất giàu?”
“Ừ.”
“Anh lại vừa mới tăng cân,” anh ta nói. “Cuộc sống thoải mái, tất cả chỉ là ăn, ngủ và vui vẻ - anh cần phải giảm ít cân. Em ngồi đây và xem tivi chờ anh ra ngoài rửa rau.” Trì Lỗi mở tivi, cười với tôi, và bước ra. Tôi lấy một cốc kem to, xơi nó, và để cốc còn lại vào trong tủ lạnh. Trì Lỗi ra ra vào vào, bận rộn chuẩn bị bữa ăn, việc mà anh nói anh rất thợ. “Này,em,” cuối cùng anh ta gọi to, “ra ăn cơm thôi.” Anh nấu một bữa cơm đúng kiểu, ba đĩa thức ăn và một bát canh. Tôi nếm tất cả để xem xem anh có thợ như anh nói hay không. Chẳng có gì phân biệt, bởi lẽ riêng việc anh nấu nướng cho tôi ăn đã đủ khiến tôi sung sướng, bất kể là mùi vị thế nào. Sau đó, chúng tôi ngồi trên ghế sofa và nói chuyện, và anh nắm tay tôi…
“Em đang tuyệt vọng. Em chẳng cảm thấy an toàn nếu không được ở trong vòng tay người khác.”
“Anh không tin đâu,” anh nói với một nụ cười.
“Em nói thật đấy.” Tôi nhanh chóng quên đi chút cảm giác về đạo đức tôi đã gắng giữ lại trong quan hệ với Triệu Bình. Chẳng có gì nghiêm trọng, trở bàn tay là mây, lật bàn tay là mưa. Đắm chìm trong tuổi dậy thì, phiền muộn và mẫn cảm. Cứ làm điều gì đó tồi tệ với tôi xem, tôi đảm bảo rằng cái anh sẽ nhận lại được còn tồi tệ gấp hai lần.