Học kỳ đầu tiên ở cấp trung học đã hết để nghỉ hè.
Đương nhiên toàn thể học sinh phải tập hợp trước sân tập thể dục của trường để nghe một bài nói chuyện của giáo viên chính trị to mập dương dương tự đắc của chúng tôi, thầy “Đại Lão Vương”.
“Các phòng nhảy, vũ trường và những nơi tương tự như vậy là cấm chỉ lui tới đối với học sinh. Hiện nay ở bên ngòai có những nơi gọi là ‘Cho bạn học nhạc’ hay là ‘Cho bạn yêu nhạc’, tôi nói với các em những nơi đó chả có gì hay cả. Và không được ra sông trượt băng, bởi tôi nghe nói mấy hôm nay là lại có người chết đuối. Nếu em nào muốn trượt băng, hãy xin phép cha mẹ cho đi trượt ở Nhà thi đấu Thủ đô. Nhà trường này đã từng gặp rắc rối rồi. Có ba học sinh từ phổ thông cơ sở lên, một là Lôi gì đó, một là Na gì đó, và còn… Tôi cũng chẳng nói ra đây làm gì để làm họ phải xấu hổ. Ba học sinh này đã chơi bời suốt trong kỳ nghỉ đông, đêm nào cũng đến vũ trường nhảy nhót, đến khi trở lại trường, kết quả học hành của ba em này sút kém hẳn. Hai em trong số đó trầy trật lắm mới thi vào được bậc phổ thông trung học. Cậu nam lưu ban lại đã xâu lỗ tai, đeo vòng tai và nhuộm tóc vàng – một cậu nam, tôi lưu ý các em! Vầầng, tôi đã đuổi ngay cậu ta về nhà, bởi vì cậu ta đã trở thành một đứa du côn thật sự!”
Hết buổi nói chuyện, cả trường vỗ tay hoan hô.
***
Tôi đi một đôi giày bẩn và mặc quần bò xanh bó sát vào hai bắp đùi, đứng dưới cầu chờ Tử Dư. Tôi cứ nghĩ mình đến chậm, nhưng cho đến bây giờ cậu ta vẫn chưa tới. Dưới ánh nắng trắng trắng của mặt trời ngày đông, tôi đứng bên con đường lớn vắng vẻ, tựa người vào chiếc xe đạp cũ, chẳng biết làm gì và cảm thấy mình quá ngu ngốc.
Cuối cùng Tử Dư cũng đạp xe tới trên con đường đối diện, nhớn nhác tìm tôi. Tôi nhìn cậu ta mà buồn cười.
“Hôm nay trời đẹp,” cậu nói mà vẫn cẩn thận đạp xe tới, mắt nhìn thẳng phía trước. Tôi nhìn kỹ vào miệng cậu ta khi cậu ta mấp máy môi.
“Cái gì?”
“Tôi nói hôm nay trời đẹp,”
“Hừm.”
Cả hai đứa chẳng ai biết nói cái gì, nên chúng tôi cứ thế đạp xe vòng vòng.
“Chúng ta đến quán bar Kiệt Kỳ trước đã,” tôi nói sau một hồi im lặng kéo dài. “Ban nhạc của Dương Chí Quốc biểu diễn ở đó.”
“Được. Nếu ở đó thấy hay thì mình ở luôn đó.”
Tôi đóan là cậu ta không muốn bỏ tiền ra mua vé vào cửa ở quán “Con Ong Bận Bịu”. Cậu ta thật ti tiện, và tôi đã chán ngấy cái kiểu đó.
Bả “Kiệt Kỳ” nằm trên đường đối diện với Yên Kinh Hotel, nên chúng tôi vừa đạp xe vừa trố mắt ra tìm khách sạn này. Nhưng chúng tôi không thể tìm ra. Cậu ta cứ nằng nặc rằng hãy còn chưa tới, tận lúc tôi xuống xe hỏi thăm một người, mới biết chúng tôi đã đạp xe qua lâu rồi.
“Chúng ta đành đạp xe quay lại, cậu nghĩ sao?”
“Thôi đừng,” tôi năn nỉ. “Cứ đến thẳng chỗ ‘Con Ong Bận Bịu’.”
Cho đến khi tới câu lạc bộ, lòng tôi sốt sắng chỉ mong sao cho chóng tới nơi, và tôi mong sao được âm nhạc làm cho thỏa thích. Tất cả những gì tôi muốn là nghe nhạc, nhảy nhót, và gào thét. Không có ai ở lối vào dưới lầu. Có thể là cuối cùng cũng chẳng cần vé vào cửa! Càng tốt. Nhưng ở lầu trên, ngay lối vào bar, một người đàn ông miệng cười hi hi đã ngồi bên một chiếc bàn trên đó có tấm biển màu trắng ghi mấy chữ màu đỏ còn tươi nguyên: “Vé vào cửa: năm mươi tệ.” Nhìn vào đó tôi cảm thấy hơi chóng mặt. “Chà, đắt quá nhỉ.” Tôi quay lại nói với Tử Dư.
“Để tôi trả,” cậu ta miễn cưỡng nói. “Cậu làm gì có từng ấy tiền.”
Đó là câu nói cửa miệng của cậu ta mỗi khi chúng tôi phải trả tiền cho cái gì đó. Có thể cậu ta muốn tôi biết ơn cậu ta với cái kiểu tự cao giả dối đó. Tôi lấy tiền ra – cậu ta không nói một lời khi chìa một trăm nhân dân tệ và lấy lại năm mươi tệ tôi đã đưa cho người bán vé. Chúng tôi cùng bước vào trong bar.
Như tất cả các bar khác, chương trình biểu diễn chậm lại đến một giờ là chuyện thường tình. Tử Dư ra mua hai bình nước ngọt. Cám ơn vì không phải là Pepsi, thứ nước chết tiệt uống vào chỉ khiến tôi buồn nôn.
Vì hàng ghế đầu đã hếtchỗ, chúng tôi ngồi ở hàng sau, gần cửa ra vào. Bây giờ chúng tôi phải làm cái gì đó cho hết một tiếng đồng hồ, vì rõ ràng là cũng chẳng dễ chịu gì khi chúng tôi chỉ đưa mắt nhìn nhau. Chúng tôi chẳng có gì để nói với nhau cả. Chúng tôi đã biết nhau quá rõ.
“Thế còn Thiên Tư và những người khác, bọn họ đã đến chưa?” một giọng nói quen thuộc vang lên phía sau. Khi tôi quay lại nhìn, tôi thấy Lưu Phong, một người bạn ở ban nhạc “Động vật máu lạnh”, một ban nhạc rock tôi đã từng đi phỏng vấn.
“Lưu Phong!” tôi gào lên. Cậu ta chạy tới và mỉm cười. “Bạn là…xin lỗi, tôi không nhớ được tên bạn.”
“Không sao!” Tôi cười đáp lại. “Tôi là Gia Phù. Tóc cậu bây giờ ngắn hơn.”
“Ô! Bạn là phóng viên,” cậu ta nói, bắt đầu niềm nở hơn. “Giờ tôi nhớ ra rồi. Dạo này thì bạn làm gì?”
“Vẫn thế thôi,” tôi nói. Chúng tôi trò chuyện trong vài phút, rồi tôi nhìn thấy Tạ Thiên Tiếu, Lý Minh và những người khác cùng ban nhạc. Tóc họ hình như dài hơn.
Tôi bắt đầu nhìn ngắm mọi người qua lại, cố gắng đóan xem đây là con trai hay con gái. Hầu hết đều là các nhạc công chơi nhạc rock, họ mặc quần jean, xanh hoặc xám, cùng áo sơ mi đen. Tôi nhìn thấy một chàng trai bận sơ mi trắng, tuy thế nhưng anh ta vẫn có vẻ giống như một nhạc công, sơ mi trắng đã tiết lộ thân phận sinh viên của anh ta. Tất cả sinh viên đại học bọn họ đều mê màu trắng. Mỗi lần tham dự câu lạc bộ thơ sinh viên, cùng nhau tụ tập trên bãi cỏ, áo sơ mi còn trắng hơn cả tuyết…
Ban nhạc đầu tiên là “Những Cậu bé Dưới đất.” Sáng nay tôi vừa mua album Giác ngộ của họ. Thật là tệ khi họ phải biểu diễn ngay từ lúc đầu, bởi vì cũng phải mất một lúc lâu khán giả mới thực sự hòa nhập. Thực tế là khán giả chẳng bao giờ cuồng nhiệt với họ vào đêm đó.
Tôi và Tử Dư xô đẩy để lên hàng đầu, nơi chúng tôi đứng trong khói thuốc mờ mịt.
Khi ban nhạc thứ ba xuất hiện, tôi kinh ngạc nhận thấy chính anh sinh viên mặc áo trắng nọ lại là ca sĩ chính. Bọn họ hát say mê về tình yêu và lý tưởng, về những nỗi đau trong tim mà những người tình của họ không bao giờ hiểu rõ; sau mỗi ca khúc bọn họ nhận được những tràng hoan hô “cảm ơn và tạm biệt” ầm ầm từ phía khán giả, những người đã nhìn chằm chằm vào họ vô cảm, đợi họ nhận ra rằng có cái gì đó không ổn và đủ sáng suốt để tự hiểu rằng đã đến lúc phải biến khỏi sàn diễn. Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì, có thể là do kiếm được một hợp đồng biểu diễn cũng chẳng dễ dàng gì, bọn họ cứ ghì chặt lây nhạc cụ và chẳng chịu rời sàn. Trong khi đó, ca sĩ hát chính vẫn tiếp tục hất tung những mớ tóc vốn-chẳng-dài-gì của mình, còn tôi đành cúi xuống, không thể nào chịu đựng được việc nhìn anh ta lâu hơn nữa.
Ban nhạc “Ruồi xanh” ghi trong quảng cáo không hề thấy xuất hiện. Sau khi nghe thêm những bài hát của khỉ do nhiều ban nhạc kinh tởm nữa trình diễn, đầu tôi cảm thấy như bị lèn chặt bằng bông. Nước ngọt làm tôi thấy phát ốm, còn khói thuốc thì khiến tôi bị đau đầu.
Cuối cùng ban nhạc “Động vật Máu lạnh” mới ra sàn diễn. Ban nhạc mà Lý Kỳ bảo đã làm “mất mặt người Sơn Đông” này đêm nay đã làm họ mở mày mở mặt. Cái áo phông của Tạ Thiên Tiếu, in hình quốc kỳ nước Anh ở sau lưng, phơi ra hai cánh tay giơ xương của anh ta. Dây guitar của anh ta cũng trưng cờ nước Anh. Bọn họ chơi những ca khúc tôi đã từng nghe khi đi phỏng vấn họ, và sau mỗi bài hát đều là những khỏang im lặng kéo dài trước khi khán giả như sực tỉnh bắt đầu vỗ tay ầm ầm. “Đ. mẹ hay quá!” một gã nào đó đằng sau tôi gào lên bằng cái giọng the thé. Tôi nghĩ chắc đó là tiếng của Lưu Phong.
Trong lúc nghỉ giải lao, tôi tìm được một chỗ ngồi ở hàng ghế đầu, khá là dễ chịu, cho tới khi mọi người đứng hết cả lên và tôi chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Vì vậy nên tôi ngồi hẳn lên thành ghế, chân để lên chỗ ngồi. Tử Dư ngồi hẳn lên bàn, chân thõng xuống sàn. Đột nhiên tôi nghe tiếng một anh chàng gần đó nhắc đến cái tên Giang Hi, và còn nói rằng đó là một nhà thơ tuyệt diệu.
“Có phải anh nói tới Giang Hi chuyên viết trên báo Âm nhạc và Đời sống?” Tôi hỏi anh ta. Anh ta nhìn tôi, mắt kính lóe sáng. “Đúng người đó đó! Bạn quen anh ấy? Anh ấy là một thi sĩ lớn! Hay khủng khiếp, hơn những người như Y Sa nhiều.”
“Tôi thích Y Sa,” tôi độp lại.
“Bạn biết anh ta?”
“Anh ấy là biên tập viên tờ Bạn văn ở Tây An, đúng không nào?”
“Bây giờ anh ta đang có mặt ở Bắc Kinh.”
“Anh nói sao?”
“Ngày mai anh ấy sẽ đọc thơ ở bar Hòang Đình.”
Mấy phút sau, anh chàng bốn mắt đó bưng cốc bia ngồi bên tôi nói, “Bạn học ở đâu vậy?”
“Bắc Đại.”
Anh ta nhìn tôi nghi ngờ. “Năm thứ mấy?”
“Năm đầu.”
“Chuyên ngành nào?”
“Báo chí.”
Anh ta nhìn tôi nghi ngờ ra mặt. “Bạn ở phòng số mấy?”
“Tôi ở ngọai trú,” tôi giải thích, nhưng rồi không nhịn được nữa tôi phá lên cười. “Tôi học trung học năm đầu.”
“Chẳng phải bạn vừa nói đã học đại học?”
“Đùa chút thôi,” tôi nói. “Còn anh?”
“Anh học ở Bắc Đại…”
“Cứt đái thật!” tôi rủa thầm trong bụng. Anh ta chẳng giống thế một tẹo nào, chẳng có cái vẻ đó. Thấy tôi cứ nhìn chằm chằm, Bốn Mắt bèn nói, “Thôi được, mình ở Trường Nghệ Thuật Quân đội.” Rồi anh ta cho tôi xem quần, chiếc quần quân nhân, và tôi phải thừa nhận, đó là bộ quân phục rất đẹp. Rồi anh chàng còn chìa thẻ sinh viên ra. Tôi vẫn chưa thực sự tin anh ta lắm nên tôi nhìn kỹ bức ảnh. Đúng anh ta thật.
“Em đi một mình à?”
Tôi do dự một lát rồi chỉ vào Tử Dư. “Em đi với bạn.”
“Ồ!” Anh ta rụt tay lại và đã định nói cái gì đó nhưng lại thôi. Điệu bộ rất ranh mãnh.
Tôi vẫn còn nhức đầu, nên tôi ra ngòai cho thóang. Bên ngòai trời rất lạnh, tôi đóan chừng đã quá nửa đêm rồi. Tôi chỉ ở ngòai vài phút rồi lại trở lên lầu. Khi tôi đến bên bàn, Bốn Mắt lại bước tới.
“Anh là Thạch Quân,” anh ta nói. “Còn em?”
Tôi nghĩ một lát. “Đây, để tôi ghi cho anh.”
Anh ta chuyển đến một cuốn sổ địa chỉ với những trang giấy đã ghi đầy những tên người. Tôi tìm một chỗ và ghi tên tôi. Tôi dừng một lát rồi thêm cả số điện thọai.
“Lâm Gia Phù,” anh ta đọc.
“Ở đây nói chuyện không tiện,” anh ta nói. “Chúng ta ra ngòai một lúc nhé?”
Trong lúc đi xuống lầu, tôi nói, “Thật không thể chịu nổi cái ban nhạc vừa rồi! Lúc nào cũing tình yêu thế này, tình yêu thế kia làm tôi muốn phát điên!”
“Một cô bé mười lăm tuổi thì biết gì về yêu đương?” anh ta hỏi từ phía sau tôi.
Tôi để ngòai tai.
“6684 XXX,” anh ta giở cuốn sổ địa chỉ ra và đọc. “6684, đây là đường dây quân sự, đúng không?”
“Vâng.”
“Vậy bố em chắc phải ở bộ phận hậu cần.”
“Cũng chẳng rõ lắm, nhưng tôi nghĩ ông ấy thuộc Trung đòan Cảnh vệ Trung ương.”
“A, ai đã viết cái gì đó trên chiếc xe đỗ ở đằng kia.” Anh ta nói đúng, có một lô chữ nghĩa viết đầy lên chiếc xe.
“Muốn viết gì không?” anh ta nói.
“Không.”
“Thế thì để anh.”
Anh ta thò tay ra viết mấy chữ “em Gia Phù” lên cửa kính xe.
Chúng tôi lại đi tiếp.
“Em nặng bao nhiêu cân?” anh ta hỏi.
Tôi biết trả lời thế nào đây? “Gần đây tôi chưa cân. Có thể ngày mai sẽ cân xem sao.”
“Không cần.” Anh ta ôm lấy tôi từ phía sau và nâng tôi lên. Tôi đá và giẫy giụa.
“Em cũng nặng ra trò đấy!” anh ta nói. Nặng hì cứ nói nặng, cầi gì phải nói thêm “ra trò.”
Anh ta buông tôi ra, nghiêng đầu xuống, và trong lúc tôi còn ngỡ ngàng, anh ta đã hôn tôi. Tôi quá đỗi là kinh ngạc, tôi tứ điên lên. Tôi vùng ra, trỏ một ngón tay vào anh ta. “Sao anh…”
“Sao anh…” Thạch Quân nhại lại tôi, rồi cười.
Tôi tiếp tục bước đi, giận dỗi. Anh ta không nói năng gì, và rất lâu sau đó, không ai biết phải nói năng thế nào. “Chuyện như vậy….Tại sao anh lại làm thế?...” Tôi thở dài nói. Phản ứng lại của tôi như thế thật là quá chậm.
Lúc anh ta hôn tôi lần thứ hai, tôi nói nhẹ nhàng, “Em thậm chí còn chưa biết anh.”
“Em biết bây giờ đây, “ anh ta nói và đưa tôi đến một con hẻm.
Chúng tôi ôm nhau, nhưng tôi bị lạnh cóng. Cái của anh chọc thẳng vào đùi tôi, cứng như đá.
Sau một hồi, Thạch Quân ủ rũ nói, “Trong một lần hội thảo văn học, Vương Sóc đã nói, ‘Tôi không chịu để chị đưa vào tròng đâu, tôi sẽ đưa chị lên giường’.”
Bạn thân mến, thân mến của tôi, sao đến bây giờ anh mới đi vào vấn đề chính?
***
“Trời lạnh quá rồi,” anh ta nói. “Chúng ta nên đi lấy áo khóac.”
Trời lạnh đến tê cóng, nên chúng tôi trở lại quán bar.
“Có thật anh ở Trường Nghệ thuật Quân đội không?” Tôi hỏi.
“Đúng! Sao vậy?”
Chẳng sao cả. Tại tôi muốn anh.
Khi chúng tôi lên gác, Tử Dư vẫn còn ngồi bên bàn. Cậu ta vừa nhìn tôi tiến lại gần vừa lộ ra một vẻ cô đơn.
“Khi ban nhạc 43 Đường Bào Gia len sàn diễn, hơn một nửa khán giả đã bỏ đi,” cậu ta nói.
“Thật ư?” Tôi cười. “Tôi thích anh chàng chơi keyboard gầy giơ xương của bọn họ.”
“Vì sao vậy?”
“Anh ta trông rất chảnh với vẻ lả lướt như vậy.”
Trên đường về nhà chúng tôi đều yên lặng. Tôi đã muốn nói lại cho Tử Dư nghe những gì đã diễn ra, nhưng tôi chẳng biết phải bắt đầu thế nào.
Tôi nghĩ ngợi miên man đủ mọi thứ kỳ quặc vào đêm hôm đó, nhưng tôi biết rằng lần sau khi đến câu lạc bộ, mọi thứ vẫn bình thường như chưa có gì xảy ra.
Wednesday, February 28, 2007
6. MÙA ĐÔNG CỦA TUỔI TRẺ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment