Wednesday, May 30, 2007

Kỹ nữ máu - Một chuyện cặp kè ( Gào - truyện ngắn)

Kỹ nữ máu - Một chuyện cặp kè
Gào - truyện ngắn)
Tặng:"Con trai đi pub"

Tôi và cô ta quen nhau ở một pub nhỏ đông đúc, thật khó lòng nói tên nó ra ở đây, vì nó nhỏ nhưng khá là nổi tiếng ở cái mảnh đất chật hẹp và đơn giản này... Thậm chí tôi nghĩ, nếu nói tên pub đó ra, tất cả mọi người sẽ ồ lên, biết tôi và cô ấy là ai, chúng tôi sẽ tai tiếng như thế nào nữa ấy chứ...

Chả hiểu và chẳng rõ nữa.... Thành phố của chúng ta thật quá chật hẹp, và từ khi cái nơi to đùng như New century ko còn nữa... những bar pub cứ đóng mở rồi lại dung dăng dung dẻ đẻ ra ầm ầm... thì tiếng nhạc xập xình và những mối tình nhanh gọn chẳng bao giờ chấm dứt dễ dàng....

Chỉ cần nhún nhẩy trên bàn bia, cái gì gọi là khó khăn cho sự dẫn dắt chăn gối tự nhiên tan biến mất... Ngủ với nhau, đơn giản chỉ là cùng nhau vui một đêm, để hôm sau có thể quên nhanh nhất.... Tôi thấy mình chẳng mất mát gì, ngoài tiền nhà nghỉ, thì vốn dĩ bây giờ rất rẻ, vì quá nhiều nhà nghỉ, chắc người ta phải cạnh tranh nhau giá tiền....Và người hưởng lợi luôn là những cuộc tình một đêm, những khách hàng, chỉ cần cái giường trong vài tiếng....

Người ta nói đi đêm như thế dễ bệnh tật như chơi, nhưng bệnh tật chỉ có thể dính lên người những kẻ muốn chơi mà ngu ngốc, tại sao người ta phải phát minh ra, từ rất lâu rồi, những dụng cụ che chắn khi làm tình, bởi vì chẳng ai muốn mình có bệnh... cũng giống như hút thuốc phiện, đừng hút vào một giờ và thường xuyên liên tục, thì có khi còn khoẻ ra, chứ dễ gì mà bị nghiện... Cái gì cũng vậy thôi, muốn sướng một cách tuyệt đối, thì cần phải tuyệt đối thông minh và tỉnh táo....

Người con gái này.... qua một đêm tôi có thể quên cô ta... tôi ko còn nhớ chúng tôi đã làm gì trong trạng thái say xỉn quá đà như thế.... Nhưng nếu chỉ 1 lần thôi... thì tôi sẽ chẳng có gì để nói... Sự tình cờ là... dường như thế giới này, trò đời này... bắt tôi phải nạp dữ liệu về cô gái ấy, vào bộ nhớ xói mòn, ko muốn chứa đựng 1 ả đàn bà ngu ngốc nào của tôi...Tôi ngủ với cô ta đêm thứ 2, một tuần sau đêm thứ nhất...dù say xỉn nhưng vẫn "rất an toàn"... Cô ta chưa từng nói chuyện với tôi, tôi xin thề là như vậy, chỉ cười rất dịu dàng, và ánh mắt thì cũng nhẹ nhàng, ko phải đĩ.... nhưng vì cái gì, cô ta lại là kẻ dễ dãi đến 2 lần, mà ko 1 lần thắc mắc, sau khi tỉnh dậy... mặc quần áo như một kẻ chuyên nghiệp... để lại 1/2 số tiền phòng... và hôn vào trán tôi... sau đó bỏ đi...

Lần thứ nhất, tôi cười... mẹ kiếp, con đĩ danh giá và trò khỉ... Lần thứ 2, tôi kéo tay cô ta lại... cả 2 diễn một màn kịch câm... tôi nhét lại tiền vào tay cô ta, ra dấu rằng, cầm đi, ko cần đâu... cô ta lắc đầu dúi lại tay tôi, cười ko nói. Tưởng tưởng rằng... lúc đó tôi nghĩ, chắc hẳn con đĩ này bị câm!

Thì bỗng nhiên...

Cô ta nói:

- Tất cả phải được chia đều chứ!

- Chẳng ai bắt con gái phải trả tiền phòng, trừ khi là trai bao, mà tôi thì ko phải thế bạn ạ...Với lại đây là lần thứ 2 rồi...

- Cũng chỉ là một lần chơi, tôi nghĩ tôi với anh nhận đựơc như nhau thì phải chi trả như nhau...

- Rắc rối quá, cầm lại tiền đi! - Tôi cáu bẳn.

Cô ta cười:

- Nếu anh ko để tôi trả tiền phòng, thì anh phải trả tiền cho tôi, theo đúng luật chơi sòng phẳng, chúng ta ko liên quan, ko công bằng, thì phải có một người được trả tiền, hãy cứ coi tôi là người may mắn đó!

Hey ya, nhạt, một trò mới của đám gái làng chơi sao... Ra là thích tiền, đơn giản vậy! Chẳng vấn đề gì...Tôi quẳng ví cho cô ta, nói lấy bao nhiêu tuỳ ý, vì tôi thực sự ko nắm rõ giá cả. Cô ta rút ra một tờ, rồi nói, mượn điện thoại của tôi... cô ta lưu số điện thoại vào máy tôi và quẳng lại phía giường:

- Gọi khi nào anh muốn!

Tất cả chỉ đơn giản như vậy ở lần thứ 2 đấy, rồi cô ta đứng dậy bỏ đi, số điện thoại lưu trong máy với cái tên kì quoặc "gọi là đến" khiến tôi buồn cười.... nhưng tóm lại thì, dù thế nào, tôi cũng sẽ ko gọi...bởi ngay cả khi đã có "màng chắn an toàn" và tiền ko phải là thiếu, thì tôi cũng ko muốn, đút ra đút vào với một đứa con gái đi làm đĩ và là của... biết bao thằng như tôi... có tiền...

Tôi thích những đứa con gái sạch sẽ, ko cần trinh trắng, nhưng sạch sẽ chỉ để qua một đêm... Vả lại, nhu cầu của tôi cũng đâu cao lắm... nó chỉ đến khi có chút hơi men...

............................................

Tôi yêu một người con gái, nhưng tôi hiểu rằng trong thời điểm hiện tại, tôi ko thể mang lại cho cô ấy tất cả những gì cô ấy cần, tất cả những thứ cô ấy muốn, ở một người đàn ông...

Sự chung thuỷ? Không, tôi cần phải chơi... vì tôi còn rất trẻ. Sự quan tâm? Hạn hẹp thôi, vì tôi còn nhiều điều lo lắng! Sự ổn định? Càng khó khăn, vì tôi muốn có một sự nghiệp vững chắc, trước khi chịu áp lực ràng buộc gia đình....Nói chung... tôi chưa thể cho cô ấy những thứ an toàn như vậy... những thứ mà tất cả những người con gái trên trái đất này đều khát khao...

Một mối tình đẹp tuyệt hảo, như biết bao tập film Hàn Quốc...

Tôi ko muốn hứa hẹn, cái sự hứa hẹn ấy nó phi lý và ảo ảnh lắm...

Tôi ko muốn nói yêu, vì từ yêu ấy nặng nề và dai dẳng lắm...

Tôi ko muốn bị quản thúc trong cái mác người yêu, cái từ bạn trai hay bất cứ cái gì tương tự như một dây xích, kéo đàn ông phải dính chặt lấy đàn bà...

Vậy là....

Cô ấy ra đi...

Tôi gọi điện thoại nhiều lần, đứng trước cửa nhà và gọi liên tục...

Cửa sổ phòng cô ấy ko mở, ban công đóng khép, và điện thoại tút dài...

Một sự ra đi mà chắc chắn ko có ngày trở lại, ko một sự giải thích, bởi người trong cuộc đã qua hiểu lý do... Hiểu nhưng ko thể thay đổi, để làm mình tốt hơn, hay ko thể thay đổi để phá hoại những mục tiêu mà đã có, và cái lối sống mà mình đề ra....

Sao cô ấy ko chịu hiểu rằng.... tôi ko thể khác.... Và chờ đợi đến ngày... tôi đủ những điều kiện cần, để dám nói rằng... tôi yêu cô ấy....

Con gái bây giờ, thiếu kiên trì và kiên nhẫn đến vậy sao????

Từ cảm giác ăn năn, tôi đi dần sang trách hận.... Lúc đầu là nhận thấy lỗi ấy do mình, dần dần... tôi cảm giác bất cần và thấy cô ấy mới là người sai trái nhất.... một kẻ phản bội thiếu lòng tin ở tôi....

Ra đi ư? Thì cũng như vậy thôi, cô ấy đi rồi, còn mình tôi ở lại.... buồn nản và chán chường.... bởi vì với cô ấy, hiếm hoi, tôi yêu thương thật sự...

Một tuần trôi qua, nỗi đau tôi dầm dề dưới những cơn mưa đầu hạ....Mọi thứ bỗng trở nên xa lạ khi thiếu vắng một nụ cười quen.... Mọi thứ làm tôi phát điên lên khi ko còn thấy những dòng tin nhắn ấy.... Chuông điện thoại ko còn reo lên những tiếng nhắc nhở: "Anh ơi, về sớm đi, muộn rồi!", "Anh ăn gì chưa, em làm đồ ăn để trong tủ lạnh, anh về nhớ hâm nóng!", "Anh à, em nhớ anh lắm! Muahzzz".... Cũng chẳng còn những tiếng khóc, sự van xin nài nỉ, xin tôi đừng đi đêm.... cũng chẳng còn cái dáng người bé nhỏ, vòng tay mong manh, ôm lấy tôi xiết mạnh...

Hết thật rồi...

Chuông điện thoại 1 tuần sau cũng ko còn tút dài mỗi lần tôi gọi nữa.... thay vào đó là "số máy quý khách vừa gọi hiện đang tạm khoá!"....

Nỗi nhớ dày vò, chỉ còn đó, ko có gì hơn....

..........................

Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng đầu tiên tôi và cô ấy chia tay... Nói chia tay ko biết có đúng ko nữa.... Đã từng nói yêu bao giờ chưa?

Tôi trở lại với nhịp sống về đêm của mình, lên pub,, rượu và nhiều điều thú vị đang chờ tôi trên đó... Có hẹn với một vài người bạn, nhưng chẳng hiểu sao, chẳng có điều thú vị nào, ngoài đắm rượu trong nhạc... Lần đầu tiên tôi chán nản không khí ở cái hộp nhỏ này.... Chỉ uống rượu và uống rượu mà thôi....

Tôi nhìn thấy một cô gái khá quen.... nhưng cũng ko hẳn là quen... vì con gái bây giờ.... ai chẳng giống nhau đến dễ sợ...

Xoay xoay điện thoại... lắc lư ly... tôi nhìn ngắm đến chóng mặt...

Tôi đặt ly xuống bàn, và toan đứng dậy....

Chuông điện thoại reo...

Tin nhắn ý éo: "Lâu lắm rồi mới thấy anh lên đây!"

Tin nhắn từ số "Gọi là đến" ... Tôi lại ngồi xuống, ngước mắt nhìn một vòng xung quanh: "Em đang ở đâu đấy?", "Xa anh một đoạn gần", "Qua bên này đi", "Ra ngoài đi!"...

Tôi ra ngoài, nhìn thấy cô ta đang dốc ngược chai bia xuống, nhìn rất buồn cười, mấy giọt bia rơi, trông đến tội.

"Say à?"

" Em chẳng bao giờ say cả." - Cô ta cười lớn

" Sao biết số anh thế?"

"À lần trước lưu số, nháy sang máy em luôn mà!"

"Chuyên nghiệ dữ dội!"

Cô ta quay sang nhìn tôi, một giây ko cười, rồi sau đó quay đi... : "Uh, là thế mà!"

VÀ tối hôm đó chúng tôi lại qua đêm với nhau... ko say xiỉ mà là trong tiềm thức tỉnh táo...

- Hôm nay free nhé, đừng trả tiền em...

- Oh, em có vẻ thích miễn phí nhỉ? Hay thế lắm hả?

- Uh, đa phần là miễn phí ý mà...

Cô ta cười khoái trá....

- Có vẻ anh buồn nhỉ? Kể một chút gì đi... Với một con đĩ, thì ko cần phải nghĩ...

Và tôi cũng chẳng hiểu sao, đêm ấy tôi lại kể hết cho cô ta, câu chuyện về cuộc tình dang dở của tôi.... Tôi cũng ko hiểu sao, tôi cảm giác thực sự thoải mái khi làm điều ấy...Cô ta lắng nghe rất chăm chú, và ánh mắt mang đầy sự cảm thông.... như nắm giữ một tấm lòng chia sẻ lớn... Con mắt dịu dàng và bờ môi yếu đuối đến nôn nao lòng.... Tưởng như nhìn vào nó... người ta có thể quên hết mọi buồn lo.... Tự nhiên... tôi muốn hôn cô ấy.... như để nhìn thấy cái phần thật thà còn sót lại và đang rơi vãi trên thân thể một người con gái ko mấy trong sạch này...Sẽ rất áy này nếu chỉ xem cô ấy như là một con đĩ....

Tự nhiên tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng đi, vậy là sau đêm hôm ấy, cứ mỗi khi có việc gì lo nghĩ, tôi lại gọi cho số điện thoại "gọi là đến", ko phải để ngủ miễn phí, mà để cảm thấy yên ổn hơn.... Tôi bắt đầu hoang mang khi nhận ra rằng, điều duy nhất khiến tôi bình yên được là ở bên người con gái này... những phút giây trôi qua mỗi ngày càng khiến tôi hoảng sợ....

Tôi sợ rằng tôi sẽ yêu một con đĩ.... và điều đó, là ko thể, ko thể được đâu...

Tôi khá nghe lời cô ấy, nghe những lời khuyên, vì đa phần tôi thấy đó là điều đúng đắn... Cái việc gối chăn của chúng tôi cũng điều độ và tuyệt vời như một cặp vợ chồng mới cưới....

Hơi thất thường một chút là những vết tím trên người cô ấy.... như một sự sắp xếp, lúc nhiều, lúc ít...

- Bệnh gì khiến người em bị tím nhiều thế?

- Ùi, chẳng có bệnh gì, chỉ là một sự va đập thôi...

Tôi khó chịu và có lẽ là ghen tuông khi tưởng tượng và mơ hồ nghĩ ra là, cô ấy đã quan hê với những thằng đàn ông khác, và đây là dấu hiệu thể xác mà bọn chúng nó để lại...

Quay lưng đi, ngủ tiếp... tôi chẳng nói gì...

Cô ấy kéo tay tôi lại, ôm từ phái sau, hỏi: "Anh ngủ rồi à?"

Tôi chẳng nói gì.

" Anh đã nghe kể chuyện về nghề kĩ nữ chua? Ngày xưa ấy, chuyện những geisha chẳng hạn?"

"Có nghe nói vài lần"

"Chắc anh chưa biết chuyện về một "kỹ nữ máu" nhỉ?"

"Là sao?"

"Để em kể cho nhá!"

"Uh, em kể đi"

"Ngày xưa, có một ngwoif con gái đpẹ... làm kỹ nữ, chẳng hiểu vì sao lại thế ý.... Đẹp và tài năng nữa... Nhưng cô ta lại làm nghề đó và khi có người hỏi lý do, thì cô ta luôn nói rằng, đó là lựa chọn sáng suốt nhất đời tôi. Là kỹ nữ nhưng chỉ ngủ với người mà cô ta thích thôi... kể cả là kẻ đó ko có tiền.... Cô ta vẫn giúp hắn mua vui... miễn phí... Nhưng đã là khách hàng thì luôn phải trả... một thứ quý nhất của mình...Đố anh biết, những kẻ ko có tiền thì sẽ phải trả như thế nào?"

"Cắt cái đó chứ gì?"

"Hahahaha, ai cũng đoán như anh cả. Thực ra là... máu. Kỹ nữ ấy sẽ lấy máu thay lấy tiền của những người đàn ông ko đủ tiền trả cô ta sau mỗi lần quan hệ... Lấy kim chích một giọt máu ra..."

"Câu chuyện của em thật phi lý và chả có ý nghĩa gì..."

"Có chứ sao ko? Vì bọn đàn ông nghĩ, chỉ mất một giọt máu thôi mà ngủ ko cần phải trả tiền, thì tội gì phải trả, cứ để cô ta chích máu cho rồi, nên đa số, ai cũng giả nghèo khổ..."

"Ôi, vô lý lắm, anh chẳng nghe nữa đâu..."

"Uh, thì ko nghe nữa....Máu là thứ đắt nhất, mà người ta quên mất mình rất cần... Đàn ông cũng vậy... luôn ko biết mình để mất cái gì, chỉ cần sung sướng là thoát ly thực tại... hehehehe, ngủ đi nào"

Thời gian đã làm tôi quên người mà tôi yêu trước kia, mặc dù cũng còn đôi chút cảm giác luyến tiếc một người con gái ngoan hiền, yêu tôi phát điên và bị tôi phụ bạc mặc dù rất muốn cô ấy bên mình...

Nhìn lại những gì hiện giờ tôi có.. tôi sợ hãi sự mất mát như ngày nào.... Nhưng bản thân tôi thì ko muốn giữ lấy và chẳng muốn yêu một con đĩ chút nào.... Và dường như "con đĩ ấy" cũng hiểu điều này... Cô ấy gọi mối quan hệ của chúng tôi, là "một sự cặp kè!"...

Cặp kè có những quy luật mà ở những kẻ yêu nhau sẽ ko bao giờ có. Đó là ko được phép can thiệp đời tư, ko được phép dò hỏi những điều đối phương ko tình nguyện nói, chính vì thế mà, chúng tôi, gần như là... chẳng biết gì mấy về nhau...Hay nói chính xác hơn, tôi chẳng biết nhiều về cô ấy, còn cô ấy thì lại khá rõ về tôi, bởi vì tôi hay kể lể, dường như trước cô ấy, tôi luôn là một thằng đàn ông yếu đuối và cần được sẻ chia....

Và cũng là quy luật của sự cặp kè, người ta được đơn phương chấm dứt ko vì lý do gì cả và đối phương phải tôn trọng điều đó... Cặp kè, là ko được có... tình cảm với nhau...

Một ngày cô ấy nhắn tin cho tôi: "Chỉ thế thôi nhé! kết thúc được rồi!"

Thường thì khi người ta kết thúc một cuộc chơi, tức là khi người ta đã có đối tượng mới và những trò chơi mới vui hơn... Chắc hẳn cô ấy cũng nghĩ như vậy đấy.... Và có lẽ cô ấy đã có rồi... Một thằng con trai khác, thích miễn phí và cô ấy cho đi... chơi với nó, có lẽ nào vui hơn với tôi...

Cái cảm giác này dày vò hơn cả lần trước nữa... Mà có khi là còn đau... Tôi nhớ cô ấy nhưng ko được phép nhắn tin, ko được quyền hỏi han, cặp kè kết thúc thì ko nên liên lạc và càng ko được phép níu kéo... Đã chơi là phải chấp nhận thôi...

Mà tôi thì cũng ko muốn làm như thế.... Cứ như kiểu tôi đã phải lòng một con đĩ, và bây giờ bị nó vứt đi thì lại đau đớn vô cùng...Tôi chưa bao giờ hiểu hết câu chuyện về "kỹ nữ máu" của cô ấy... nhưng khi cô ấy đi, tôi thấy... mình... "mất máu" rất nhiều... cái cảm giác thiếu trầm trọng làm tôi hụt hẫng ko đứng vững....

Một vài tuần sau, ở pub xôn xao về việc một nữ khách hàng quen thuộc đã ra đi vì một căn bệnh trầm trọng... Mội nguời kháo nhau rằng cô ta bị Siđa, vì ko biết đã ngủ với biết bao nhiêu thằng đàn ông ở đây... Ảnh của cô ấy lan tràn trên YM, kèm theo một lời cảnh báo " ai ngủ với nó, thì đi xét nghiệm ngay, ko chẳng may chết sớm"... Và tôi cũng nhẫn được dòng mess đau đớn ấy...

Mở ảnh ra, tôi ngỡ ngàng khi đó chính là cô ấy, người con gái cặp kè và đã chia tay tôi mấy tuần trước đây...

Tôi hơi có cảm giác sợ...Vội vàng đi xét nghiệm, mặc dù, tôi và cô ta rất an toàn mà... lcú nào cũng quan hệ "có che chắn" cả... Và kết quả là... tôi ko bị làm sao hết... thở phào nhẹ nhõm, tôi thả lỏng người... thấy mình vừa trải qua một cuộc chơi may mắn....

Nhưng khi tỉnh táo lại, tôi thấy lòng chát đắng.... Cái của nợ gì thế này.... cô ấy... đã chết thật rồi sao...

Tôi mở số điện thoại "gọi là đến" mà tôi chưa một lần nhớ...

Đầu bên kia nhấc máy làm tôi ngỡ ngàng: "Em chưa chết sao?"

"Chị em mất rồi anh ạ"

Một giọng nữ quen thuộc... rõ ràng ko thể chết, tôi hoang mang....

"Thế em là ai?"

" Em gái chị ấy!"

"Anh có thể gặp em được ko?"

...........................

Tôi gặp em gái cô ấy trong một quán cafe nhỏ... tối và sâu hun hút trên khu phố cổ... Tôi đến sớm và ngồi chờ, lòng thấy lo và ko hiểu có chuyện gì đang xảy ra quanh mình nữa.....

Em gái cô ấy xuất hiện, tiều tuỵ và mỏng manh như sương gió lùa bão vào tâm trí tôi hoảng sợ... Ly nước rơi xuống vỡ tan ....Em gái cô ấy, chính là bạn gái cũ của tôi....Hoá ra đó là lý do để cho giọng nói kia trở nên quen thuộc thế...

- Là em sao? Sao anh chưa bao giờ nghe em nói, em có chị gái?

- Cùng cha khác mẹ thôi, là con riêng của ba em, mẹ em ko thích chị ấy , nên chị ấy sống riêng...

Cô ấy có vẻ đau buồn, đôi mắt sưng mọng nước, môi thì khô nứt như người vừa qua một trận ốm thập tử nhất sinh chưa thể nào hồi phục! Cứ vô hồn thế nào đó.... Ngồi đối diện tôi mà cứ như ko nhìn thấy tôi...

- Lâu lắm rồi anh ko gặp em...

- Chị ấy lớn lên cùng em, hơn em có 3 tuổi thôi mà....

- Uh...

Cô ấy có vẻ như muốn kể về chị của mình... nước mắt cứ rơi lã chã...

Và thân thể thì dường như một gục ngã...

- Chị ấy xinh thật đúng ko anh? Và giỏi nữa, lại rất yêu em mà....Nhưng chị ấy yếu quá....

- Sao? ... uhmmm.... anh nghe nói, chị em mất vì....

- Siđa phải ko? - cô ấy ngước mắt lên đầy uất hận...- Tôi kinh tởm các người, tôi ghê sợ các người, sao có thể bịa đặt về chị tôi như thế? Chị ấy bị u mà... chị ấy bị ung thư mà.... chị ấy làm sao mà... si đa được chứ....Kinh tởm cái sự bịa đặt mà các người lan truyền trên mạng về chị tôi...

Cô ấy đứng dậy, như muốn bỏ chạy.... Tôi shock trong vài giây khi biết sự thật này... vội vã chạy theo và kéo tay cô ấy lại... cô ấy ngã gục xuống....Dựa vào người tôi nức nở... Còn tôi thì thấy tim mình đau nhói.... đau nhói...

- Ôi anh ơi, chị của em.... khốn khổ... Chị ấy sống, ko ai yêu thương và chết đi... nhục nhã.... Ko ai yêu thương, ko ai níu chị ấy lại, làm sao chị ấy có thể sống... có thể chiến đấu một mình chứ? Em đã rất cố gắng, nói chị ấy phải cố lên... thề mà... chị ấy vẫn bỏ em anh ạ...

Tôi cũng khóc.... tôi nhớ cái ánh mắt buồn đau xa xăm, đôi môi yếu đuối đến nao lòng, sự cảm thông đến cùng cực nỗi đau, và sự chia sẻ thảm thấu dịu dàng của cô ấy.... Có lẽ tôi đã yêu cô ấy, mà ko hề nhận thấy, hay đúng hơn là ko dám thừa nhẫn mình đã yêu một con đĩ....

- Con người thật độc ác... sao ai cũng nói chị ấy như thế.... Chị ấy ko phải là đĩ... ko phải mà... Chị ấy chỉ muốn thoát ra... và cảm thấy là... mình đang sống... Chị ấy ko muốn nằm đó chờ chết... và chị ấy cố lết đến những cuộc vui.... Chị ấy chỉ ngủ với một người... và chị ấy nói với em rằng... anh ta rất tuyệt vời.... Tại sao tất cả đều nói rằng là... chị ấy đã ngủ với cả cái pub ấy...Chị ấy ko dễ dãi đến vậy.... Tại sao nói chị ấy bị cái thứ bệnh kia.... Tại sao... chị ấy ra đi... mà cũng ko được hoàn toàn yên ổn....Xét nghiệm ư? Thật là chó, bọn nó có lương tâm ko khi nói ra câu đó?

Tôi chẳng biết nói gì... tôi sững sờ về tôi, ngỡ ngàng về tôi... ở bên đời 1 con người đau đớn suốt bao tháng ngày qua, với những vết máu tụ bầm tím yếu đuối mà tôi xem là đĩ thoã ấy... tôi đã ko hiểu nổi... một chút gì... về cuộc đời cô ấy...

Vì tôi hèn nhát, vì tôi ko dám... bước vào cuộc đời... 1 người con gái... tôi chỉ dám dừng lại... ở hai chữ cặp kè... để suy nghĩ sai lầm... áp đặt sai lầm.... ngộ nhận sai trái... về một nghề... ko phải do cô ấy.... ko phải là cô ấy....

Đã cho máu rỉ từ tim... vì trái tim thiếu biết bao tình cảm... Đáng ra phải chiến đấu... nhưng sức đâu? Máu đâu? Máu tụ tím đặc dầy thaâ thể nhưng ko thể chảy để nuôi sống một con người... vì quá thiếu.... những niềm tin yêu... và tình thương yêu chân thật nhất....

"Kết thúc của câu chuyện kỹ nữ máu, là người con gái ấy đã chết... vì máu không chảy từ tim anh ạ "
(Gào, Hà Nội ngày 29/5/2007)
LTS: 70% câu chuyện này có thật, 30% còn lại là chắp ghép từ các câu chuyện khác... cũng có thật....

P.S Xin lỗi Gào nha, tớ post mà không xin phép cậu

Thursday, May 24, 2007

Lẽ ra...anh nên trả em nhiều hơn!!!

Nếu không đọc thì không biết, đọc rồi thì thấy xót xa quá, hic

Tặng những ai có sở thích "đi đá phò", ac ac

Mỗi con đĩ đều có một lý do vào nghề của riêng mình.... Một lý do để khóc lóc van xin và nài nỉ mỗi khi sa cơ lỡ bước.... Một lý do có thật hoặc một lý do ảo nào đó....
Đối với nó, làm đĩ, đơn giản chỉ vì tiền. Nó cần tiền và nó biết, khó có cái nghề nào cho nó đủ số tiền nó cần như nghề này.
Nó coi nó là 1 nghề, và nó ko hề xấu hổ về cái nghề mình đang làm.

Nhưng...

lý do...của nó lại là...

Gia đình nó có"truyền thống" như vậy!
Mẹ nó sinh nó ra mà thậm chí bà còn ko biết nó là sản phẩm của lần quan hệ với người đàn ông nào. Sinh ra như một sai lầm nghề nghiệp, sau khi sinh nó ra, mẹ nó ko còn sinh nở được nữa.... nêu đối với những người phụ nữ khác thì đó là một sự đau xót, nhưng với mẹ nó thì là một niềm vui.... Một mình nó bà ta đã quá đủ ngán ngẩm rồi.... Nó lớn lên trong sự thiếu thốn... thiếu cả tình cảm của mẹ, và cả vật chất..... Nhưng xui xẻo thay.... nó vẫn xinh đẹp.... Nó ko xấu xí.... Đàn bà có vốn tự có... để bán trinh tiết, thể xác, đàn bà đẹp lại có càng nhiều thứ để mài mòn.... Nó chưa từng yêu, 20 tuổi chưa từng hiểu yêu một thằng đàn ông sẽ có mùi vị gì? Hay tất cả chỉ là mùi thể xác hoà lẫn trong cái vị mặn mồ hôi nơi đầu lưỡi mỗi khi quan hệ để được trả tiền. Học hành ko đến nơi đến chốn, 15 tuổi đã bỏ học và làm nghề cùng với mẹ... Nó chẳng thể cho mình một cái nghiệp để kiếm tiền dễ hơn!

Vậy là nó chấp nhận cuộc sống như một dòng sông phẳng lặng chảy xuôi chiều...

5 năm trôi qua, có đủ để một con đĩ an phận phải chấp nhận số phận hay bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời mình.... Người ta tự hào khi kế thừa một truyền thống còn nó ... có nên đau xót khi phải đi theo một lối mòn....

Con người có những lựa chọn và nó biết cái nghề nó đang làm ko phải là một sự lựa chọn tốt nhất cho 1 thứ việc làm.... Nó chui vào một góc và bắt đầu khóc! Lần đầu tiên nó nức nở về số phận của mình, đã ko chèo lái được cuộc đời, mặc nước xuôi chiều cuốn trôi.... Phải chăng nó đã sai rồi sao???? Những lần đi khách ko phải lần nào cũng dễ dàng, chưa kể công an, bảo kê và bọn dắt mối.... hành hạ... còn là nhữngkhách haàn khiếm nhã.... Như người ta vẫn nói, có thằng nào đi "đá phò" là thằng đàn ông tử tế đâu? Nó đôi khi bị khách đánh đập, những thằng đàn ông vẫn bạo lực như vậy khi làm tình....

Có hôm, nó lết dậy trên giường mà ko sao bước đi được, cảm giác thân thể rã rời, phần dưới đau nhức ko thể tả...

Lại một ngày trôi qua của một con phò với tai nạn nghề nghiệp đây mà! Nó cười! Cười lớn dần! Rồi trong tiếng cười vỡ vụn ấy, giọt nước nào đó lăn ra từ hai khoé mi... Lần đầu tiên trong đời, nó cười mỉa mai cái nghè và cái thòi đời này....

Nó sẽ.... từ bỏ!

Nó ko muốn chịu cái sự đau đớn trên thân thể thiếu nữ.... ko muốn chịu cái sự nhục nhã ngày nối ngày thế này nữa....

Nhưng...

Ai cho nó sự can đảm để bỏ nghề???????Ai????

Xã hội này là nơi rất dễ dàng cho sự bắt đầu.... nhưng lại quá khó khăn để kết thúc....

Nó quyết định đi tìm người đàn ông của mình, một người đàn ông mà như bao phụ nữ trên đời này vẫn có ít nhất một người.... Người đàn ông yêu nó.... Yêu nó để nó yêu chứ ko phải yêu nó như yêu một con phò....

Nó bắt đầu vẽ ra cái ảo tưởng cho đời mình.... Một điểm sáng le lói có thể bước tới từ đâu đó ở phía những người đàn ông tử tế kia, ko phải những khách hàng của nó....

Nó thay đổi nhiều, đi khách ít hơn, mặc cho bọn dắt mối cằn nhằn.... cay nghiệt chửi bới, cùng với bảo kê liên tục đe doạ.... Người ta phải liều lĩnh! Ai đó, đâu đó hay trong một bộ phim nào đó đã nói vây!

Cho đến nó khi nó quyết định bỏ nghề....Dù sao nó cũng chẳng có ràng buộc gì với cái nghề này, ngoài 1 từ "truyền thống" xót xa....

Như tất cả những con cave bỏ nghề nào khác, đều chịu đựng những cái nhìn mỉa mai của "đồng nghiệp" và sự quấy rầy của quá khứ.... Nhưng thời gian sẽ làm mọi chuyện trôi qua... Nó cắn răng chịu đựng với ý nghĩ đó và cố an ủi mình với mơ ước về một người đàn ông sẽ đến....

Phải là một đứa con gái trong sạch mới xứng đáng với một người đàn ông như thế....

Khi con người ta đã thay đổi những ước mơ về hạnh phúc xa vời... thì nó thật buồn cười chỉ có một mong ước bình thường ko xa xôi là được yêu dù chỉ một lần thôi...

Nó bắt đầu thói quen đi xem film một mình,đọc sách thường xuyên và tìm hiểu những công việc khác, trên báo.... Rồi nó tìm được một công việc ở một quán cafe, bồi bàn... Nó hài lòng với công việc đó.... Cố gắng tẩy rửa và lau chùi quá khứ của mình... thay đổi tất cả, thuê một căn phòng trọ nhỏ ở nơi mới, dùng một số điện thoại mới..... Thường xuyên ra đường ko trang điểm chứ ko loè loẹt như xưa....

Mọi thứ thay đổi đến chóng mặt và khó khăn cũng nhiều đến chóng mặt....

Một năm trôi qua...

Người đàn ông ấy vẫn chưa đến..........

Cho đến một ngày, trước sinh nhât nó 1 tháng, nó nhận được một bó hoa.... người ta nói là có người tặng nó. Bó hoa hồng đẹp hơn cả trong giấc mơ của nó....Ko rõ người gửi.... Và cứ thế trong một thàng liền, những bó hoa được gửi tới nơi nó làm một cách đều đặt....

Vào ngày sinh nhật nó.... Ko còn thấy bó hoa đó xuất hiện vào buổi sáng như thường lệ, nó có chút buồn thoáng qua... Một tháng nay.... nó đã mong chờ bó hoa ấy.... và chủ nhân của những bó hoa này làm nó tò mò.... đôi khi là mong nhớ.... mong nhớ một người xa lạ....

Nó như một đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tặng một con búp bê đẹp....

Tối hôm đó, khi nó đóng cửa quá, vì ca trực của nó là ca trực quán cuối cùng.... Một anh chàng xuất hiện, với một bó hoa như mọi ngày trên tay.....
- Chúc em sinh nhật vui vẻ...

Nụ cười tan mây, nụ cười ngọt ngào trên đôi môi ấy làm trái tim nó tan chảy, một đứa con gái khát khao hạnh phúc bao lâu nay, giờ đây được đón nhận niềm vui thì sẵn sàng nhận lấy mà ko mảy may đề phòng....Nó im lặng, sững sờ, luống cuống ko biết phản ứng thế nào...

Vậy là.... tình yêu của nó bắt đầu như vậy đấy....

Nó chưa bao gìơ yêu và cũng ko biết yêu nhau người ta sẽ làm như thế nào và... làm gì với nhau....

Hẹn hò này, đi chơi này... nhắn tin, gọi điện thoại và còn gì nữa.... Nhiều hơn cho một sự bắt đầu...

- Sao anh lại thích em?

- Anh nhìn thấy em vào ngày đầu tiên em làm ở đây! Anh là khách quen của quán.... h3he... nhưng từ khi nhìn thấy em, anh ko vào đây nữa....

- Tại sao vậy?- Oh, anh phải nghỉ ngơi và dành thời gian để nghĩ chiên dịch cưa cẩm chứ....

Nó cười.... hạnh phúc!

Cuộc sống đơn giản vậy, hạnh phúc đến đơn giản vậy...

Một vài tháng sau.... nó chuyển về sống chung với anh.... Đối với nó, đây hẳn là 1 sự phân vân, anh ko biết quá khứ của nó.... và nó cũng ko biết sống chung với người đàn ông mình yêu chứ chưa phải là chồng thì có là đúng đắn và... giống con gái bình thường ko?

Nhưng mặc kệ!

Anh muốn thế... Và như thế thì 2 người mới có nhiều thời gian bên nhau, nhất là khi bố mẹ anh ở xa và anh lại đang sống một mình, cần 1 người phụ nữ để chăm sóc.... cần một bàn tay phủ ấm căn nhà hoang lạnh....

Lại nói về bố mẹ anh, nó nhớ chưa một lần anh nhắc đến họ.... Có vài lần nó cũng định hỏi.... nhưng nghĩ lại thì thôi... bởi nếu anh có trả lời, rồi anh hỏi về bố mẹ nó... nó sẽ trả lời thế nào?

Một đứa trẻ ko biết bố là ai? Và một bà mẹ là điếm hết thời đang sống cuộc đời nghiện ngập, rượu chè, ko hiểu đang ở nơi nào.... Trả lời như thế sao????

Dù vẫn biết là anh sẽ biết hết dù sớm hay muộn.... nhưng nó vẫn ko thể mở lời nói về cái cuộc đời xưa cũ mà nó đang cố gắng rũ bỏ.....

Trước khi chuyển về sống chung, 2 đứa đi mua sắm rất nhiều vật dụng... vẽ ra một viễn cảnh của tình yêu hoàn hảo....

Nó nhoè mắt, cay lòng:

- Anh tốt với em quá!

Anh cười:

- Anh ko tốt đâu...

- ko sao, em sẽ yêu anh, cho dù anh là người xấu đi chăng nữa...
...................

Ngày nó chuyển đến sống chung với anh, đồ đạc ko có gì nhiều ngoài vali quần áo, những thứ khác nó đã để lại căn nhà trọ vì anh nói, ở nhà anh cái gì cũng có, ko nên đem đi cho lủng củng và mệt mỏi....

Buổi sáng hôm ấy, trời mưa... mây xám xít và ko khí u ám nặng nề.... chỉ có nó là điểm sáng duy nhất của thời tiết ảm đạm ko có mặt trời ấy.... Nó vui vì được bắt đầu một cuộc đời làm người thực sự....

Đêm đó, là đêm đầu tiên của nó và anh.... Rất lâu.... rất lâu từ khi 2 người yêu nhau....

Tấm ga giường....

Một người đàn ông...

Chiếc chăn mong manh....

Ánh đèn đỏ.

Mùi mồ hôi nồng nàn...

Bàn tay to lớn lướt trên cơ thể co quoắp....

Đã từ bao giờ xa vời với nó...Nay lại trở về....

Và lại là....

với người đàn ông mà nó yêu.....

Miên man với suy nghĩ hạnh phúc và cảm giác tuyệt vời đang trải qua....

Sau khi làm chuyện đó.... nó thấy anh quay lưng đứng dậy.... mặc quần áo...

Nó cười:

- Anh ngốc thế... sao phải mặc đồ nhanh vậy!

Anh lạnh lùng ko nói gì....

Mặc đồ tử tế, quay lưng lại đến tận khi đó vẫn chẳng nói gì thêm với nó.... Sau khi xong xuôi, anh rút trong ví ra 1 tập tiền...

Rồi ném vào mặt nó... khi nó còn đang trần truồng ở trên giường, phủ lên thân thể con gái là một tấm chăn nhỏ, đủ để tiền lướt qua da làm nó lạnh.... Nó hoàn toàn ko hiểu điều gì đang xảy ra, thế giới như sụp đổ, cánh cửa một cuộc đời đóng khép.... Nó shock đến mức ko nói được câu nào, chỉ biết im lặng.... đờ đẫn như vậy nhìn anh.

- Nhiều hơn một đêm của cô ngủ với bố tôi chứ?

- Anh... anh...

- Tôi chỉ muốn xem cô ngủ với bố tôi như thế nào .... Người cha đáng thương của tôi đã bị cô làm mù mắt..... Tôi chỉ muốn xem.... khả năng làm điếm của cô thế nào thôi....

- Anh.... anh...

- Một con điếm suốt đời chỉ là 1 con đĩ ko hơn. Cầm tiền và cút khỏi đây....

- Anh...

- Tôi muốn tất cả cái lũ điếm như cô, và nhất là cô, phải chịu cái cảnh mà mẹ tôi phải chịu.... Nhục nhã vì bị ruồng bỏ.... Nhục nhã rõ chưa? Cầm tiền và xéo đi.... Con điếm!

Nó cười lớn....

Nó cười sằng sặc....

Nước mắt nó ào át tuôn trào...

Đôi môi ướt đẫm...

Nó cắn môi.... giữ nguyên cái bộ dạng trần truồng đó..

Nhặt...

Nhặt...

Nhặt những đồng tiền bán thân xác mà anh vừa trả nó....

Anh ta quay đi... ko nhìn...

- Bố anh là ai?

- Là người bằng tuổi bố cô, là cái lão già mà cô đã cặp kè và làm si mê suốt 4 tháng trời, để ông ta đòi bỏ vợ. Đuổi vợ ra khỏi nhà, và bà ấy là mẹ tôi, gần 50 tuổi mà phải xách vali ra khỏi nhà và đi tự tử vì nhục! Là mẹ tôi! Là mẹ tôi! Cô hiểu chưa? COn đĩ! - Anh gào lên, nước mắt anh trào ra... nỗi tức giận và niềm căn phẫn ứa lên mạnh mẽ - Tôi thậm chí đã ko về kịp để nhìn mẹ lần cuối, chỉ vì cô đấy, con đĩ!

- Em ko biết bố em bao nhiêu tuổi - Nó cười.... môi cắn môi.... máu chảy ra hoà cùng dòng nước mắt tan - Em chưa từng phá hoại hạnh phúc của ai.... chưa từng!

- Một con đĩ như cô, thì làm sao biết mình đã ngủ với bao nhiêu người? LÀm sao biết mình đã phá nát bao nhiêu cuộc đời chứ? Khốn nạn! Đồ điếm! Đồ chó cái!

Nước mắt ... dù đã kìm nén.... vẫn tuôn ra ko ngừng... lông mi đẫm nước..... má đỏ.... môi ướt máu.... nó cười....

- Tất cả chỉ là giả dối hả anh?

- Tôi chắc sẽ yêu cô! Tôi tưởng tôi đã yêu cô! Đã quên đi mục đích tiếp cận cô của tôi, những gì cô thể hiện quá tuyệt vời, sự che dấu hoàn hảo! Nhưng .... rồi... trên giường cô cũng chỉ là con đĩ thôi....Tôi ko thể quên! Một con đĩ giết mẹ tôi, nó ám ảnh tôi!

- Vậy là.... anh sẽ yêu em.... như anh đã trót yêu em.... nếu như....em .... ko phải là một con đĩ.... phải ko?

Anh quay đi......

Không khí căn phòng đêm đầu tiên này.... đầy máu và nước mắt.... tràn ngập nỗi đau....

Nó đứng dậy .... cầm số tiền của anh trên tay... giơ lên... ngang mặt.... cười và nói với anh: "Nhiều hơn em được trả cho một đêm!"

... Mặc quần áo.... kéo nốt đống quần áo mới xếp vào tủ trong sung sướng và hạnh phúc sáng nay.... Nó nhét vào vali và kéo lết đi....

- Cám ơn anh!

Người đàn ông gục xuống! Anh ta khóc....

Cánh cửa kéo ra rồi đóng sầm.... Trời lại đổ mưa....

Nó lết vali bước đi trên đường ước, nước mưa tát vào mặt nó rát và nước mắt làm nó buốt giá, môi cắn bật máu giờ đây xót.... chảy tan trong nước mưa những giọt máu đỏ.... Nó cầm nắm tiền trên tay.......

Kiệt sức và đau đớn!

.................

Sáng hôm sau, người ta tìm thấy xác một người con gái, với giọt máu ở khoé môi.... nước mắt 2 dòng khô trên đôi mắt nhắm u sầu.... Cô ấy đã chết.... Cổ tay hằn vết và máu chảy đẫm áo....

Một cái chết đau đớn và oan uổng!.............

Nó lết trong cái đêm mưa bão đau xót ấy.... Nỗi đau đã làm tiếng cười của nó bật nước....Nó quỳ xuống một góc khuất ... bên mái hiên của căn nhà bên ngõ vắng.... Lục lọi đống đồ đạc mà nó đem theo.... Hôp dao cạo mua cho anh.... để anh cạo râu.... Nó nghĩ vậy khi mua... và vui lắm, cái cảm giác được chăm sóc cho anh như cho chồng mình.....Mở quyển sổ nhật ký nó mua ... với ước mơ hồn nhiên ghi chép lại những ngày sống chung của cả hai mà nó vốn nghĩ sẽ rất hạnh phúc..... Nó rạch 1 vế nhỏ trên ngón trỏ của tay phải và bắt đầu viết.... trong nước mắt... trong nước mưa... trong máu.... trái tim nó... vỡ nát theo từng dòng chữ đớn đau....

...................

Người ta nhìn anh, khi anh đến đồn công an để nhận xác và khai báo.... Nhìn anh như nhìn một con ác thú giết người....Anh lặng lẽ khai những gì mà người ta hỏi.... ....................

Đám tang của nó chỉ có một mình anh!

Ko phải là đám tang mà chỉ là một nắm đất chôn người chết, được đào xới lên và thả cái xác xuống... cắm một vài nén hương... bia mộ là những dòng chữ trống rỗng...

Một cái tên như bao cái tên...
...................

Bức thư tuyệt mệnh và chiếc vali của nó... nằm im lìm ở góc nhà... Anh ko hề đụng đến....

..........................................

Một buổi sáng, anh giật mình bởi tin nhắn: " Tao lại thấy bố mày cặp kè với con kia rồi đấy!"

Anh bàng hoàng....

Gọi điện thoại lại cho bạn!

- Uh, đúng rồi, tên thế mà... nhưng nó bỏ làm ở đó lâu rồi, bỏ từ trước khi mày về nước cơ!

Thế còn những tấm ảnh thì sao? Anh cảm giác như mình sắp nổ tung. Mở những cái ảnh chụp cha mình và cô gái đó.... Anh chợt rùng mình.... Vì những bức ảnh đó.... ko có rõ mặt.....người con gái kia... chỉ 1 mái tóc giống nhau.... 1 cái tên giống nhau.... 1 chỗ làm mới.... giống nhau!

Anh chạy đến góc phòng, đôi bàn tay run rẩy.... cầm bức thư...

Nước mắt trào ra... lăn lóc trong trái tim anh hoảng loạn, đôi môi run... hàm răng va đập.... những tiếng nấc ko thành lời....Một bức thư đẫm máu... viết băằn máu và viết bằng một trái tim đau...

" Anh à, em nói thật mà! Em chưa từng phá hoại hạnh phúc của ai! Em biết anh nhầm lẫn.... Nhưng em ko thể giải thích... vì anh nói đúng....em chỉ là một con đĩ! Em ước gì, em được sinh ra 1 lần nữa! Một lần trong sạch chưa bao giờ trải thân đĩ điếm....Anh à, anh đúng.... anh ko sai.....Nhưng có một điều anh sai....Số tiền anh trả cho em.... ko đủ..... ko đủ.... cho một tình yêu.....Lẽ ra... anh nên trả em nhiều hơn.... "
..........................

Những nỗi đau dồn dập lên một cuộc đời và nhiều con người.... vì một người đàn ông mà 2 người đàn bà phải chết.... Người đàn ông kia đã mất vợ.... Và con của ông ta.... đã vô tình giết chết một người con gái yêu mình.....

Nó đã cố gắng quên quá khứ, để học cách yêu một người nhưng nó vẫn được trả tiền vì yêu người đó! Vì đơn giản... nó chỉ là một con đĩ!

Một con đĩ!

Quá khứ quay lại... giơ bàn tay tử thần bóp nghẹt con tim yếu đuối!

" Anh đã ko cho phép mình yêu em! Anh đã để em ra đi.... vì anh có một trái tim... quá .... hẹp hòi..."

Nước mắt ấy rơi vì một đời em đĩ điếm!

Anh chẳng thể sẻ chia chỉ một nỗi niềm....

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Truyện ngắn của Gào.
To GÀO: Gào à, sao nghĩ ra chuyện gì mà thảm quá vậy. Ừ, mà cuộc đời vốn dĩ đã thảm vậy rồi, nên Gào "gào" thảm thiết vậy cũng đúng thôi. Cám ơn Gào, viết một truyện xúc động.

Tuesday, May 15, 2007

RFID bước vào kỷ nguyên mới

(16/08/2004) - Khi công nghệ nhận dạng theo tần số radio (RFID) ngày càng được phổ biến, liệu tính an ninh và riêng tư của con người có bị xâm phạm?


Tổng quan về công nghệ RFID

Trong năm tới đây, hàng trăm công ty Mỹ sẽ buộc phải triển khai áp dụng công nghệ theo dõi tự động đối với mọi sản phẩm hàng hoá tiêu dùng thông qua sóng radio. Công nghệ nhận dạng theo tần số radio (RFID) đã được cả Bộ Quốc phòng Mỹ và có lẽ quan trọng hơn là tập đoàn Wal-Mart nghiên cứu và áp dụng. Năm ngoái, cả hai tổ chức này đã tuyên bố hàng trăm nhà cung cấp lớn nhất của họ đã trang bị thẻ RFID cho từng chuyến hàng gửi đi, để người giao hàng có thể theo dõi và ghi lại tự động mọi di chuyển của hàng hoá trong hệ thống kho hàng.

Trong khi đó, Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã thông qua một quy định yêu cầu tất cả các công ty dược tại Mỹ phải mua thiết bị đọc RFID từ năm 2006. Theo đó, mỗi thùng thuốc do các hãng sản xuất phải gắn một thẻ RFID với số ký hiệu duy nhất để có thể tìm kiếm tự động tại một cơ sở dữ liệu trên mạng. Các loại thuốc giả sẽ không có được số ký hiệu này.

Với những thông tin như trên, có thể bạn cho rằng RFID là một loại công nghệ mới mang tính nền tảng. Thực ra không phải vậy. ý tưởng sử dụng tín hiệu radio trong hệ thống nhận dạng từ xa xuất hiện lần đầu tiên từ Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi hệ thống IFF được sử dụng cho các máy bay ném bom để tránh cho chúng bị quân đội của mình bắn nhầm.

Vào những năm 70, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos đã tạo nên một hệ thống dùng công nghệ RFID để kiểm soát việc sử dụng các chất hạt nhân. Một công nghệ tương tự cũng đã có mặt trong lĩnh vực dân sự trong những năm 1980, khi các công ty quản lý xây dựng đưa ra thế hệ đầu tiên của "proximity card", hay một loại thẻ cho phép người ta ra vào các khu vực, toà nhà nhất định. Sau đó, vào những năm 1990, các cơ quản lý đường bộ và quá cảnh trên thế giới lần lượt triển khai các hệ thống thu phí điện tử như E-Zpass. Hiện nay, chỉ riêng tại Mỹ đã có hơn 10 triệu ô tô lắp đặt bộ phận tiếp sóng.

Cho dù được dùng để theo dõi sự di chuyển của các chất hạt nhân hay để khấu trừ đi 2 USD phí đường bộ tại các trạm thu phí ở New York, những hệ thống RFID này ít nhiều đều họat động giống nhau. Một mạch điện tử nhỏ trong con chip RFID tiếp nhận các tín hiệu radio từ thiết bị đọc RFID. Khi mạch điện này nghe thấy tín hiệu, nó sẽ gửi trở lại một tín hiệu radio đã mã hóa. Mã này chứa con số nhận dạng của con chip và một số thông tin khác. Khi thiết bị đọc nhận được sự phản hồi này, nó sẽ gửi thông tin đó đến một hệ thống máy tính. Máy tính sẽ tra cứu thông tin nhận được trong cơ sở dữ liệu để chứng nhận rằng con số đó là có thực và chính xác và tự động thực hiện một số công việc đã được lập trình sẵn.

Các chip RFID thường được bọc trong những hộp nhựa nhỏ được gọi là thẻ. Có 2 loại thẻ: chủ động và bị động. Thẻ chủ động chứa một vi mạch, một ăng ten và một bộ pin và có bán kính hoạt động từ vài chục mét tới hàng trăm mét phụ thuộc vào cỡ ăng ten, vào pin và vào tần số của dải sóng radio. Do pin có giới hạn nên các thẻ này chỉ dùng được một vài năm.

Các thẻ bị động thì ngược lại, không dùng pin. Thay vì thế, chúng được nạp điện trực tiếp từ chính tín hiệu radio đã kích hoạt chúng. Do không có pin nên các thẻ bị động rẻ hơn và có thời hạn sử dụng gần như vô hạn. Nhưng các thẻ bị động cũng nhược điểm lớn là hầu hết thẻ bị động chỉ có thể phát tín hiệu đến thiết bị đọc trong khoảng cách 0,5 mét, hay thậm chí gần hơn.

Có 2 yếu tố khiến công nghệ RFID đột nhiên thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Thứ nhất là giá cả. Hiện nay, mỗi thẻ RFID có giá khoảng từ 25 cent đến 1 USD, tùy thuộc vào chi tiết kỹ thuật và số lượng đặt hàng. Nhưng các chuyên gia đều dự đóan rằng giá thành của nó sẽ chỉ còn 1 penny hoặc ít hơn vào cuối thập kỷ này. Thứ hai là tính tương thích của RFID đang bắt đầu được cải thiện. Những ai đã từng sử dụng hệ thống thẻ ra vào trong một tòa nhà đều biết, cho đến nay, hầu hết các hệ thống RFID không tương thích lẫn nhau. Tuy nhiên năm ngoái, một liên minh công nghiệp của Mỹ đã thông qua một chuẩn RFID có tên gọi Mã sản phẩm điện tử, hay EPC. Việc quản lý tiêu chuẩn này đã được chuyển cho Uỷ ban Chuẩn hoá mã (UCC), một tổ chức quản lý, giám sát Mã sản phẩm tiêu chuẩn (UPC) trên các sản phẩm tiêu dùng. UCC và một ủy ban tương tự của châu Âu, EAN International, đã thành lập một tổ chức có tên EPCglobal để hỗ trợ cho sự phát triển trong tương lai của công nghệ này.

Những trở ngại về an toàn và bảo mật

Tuy nhiên, việc phổ biến thẻ theo dõi gắn trên hàng hóa đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ của các nhà hoạt động xã hội vì quyền cá nhân trên báo chí. Nếu công nghệ RFID phát triển rộng rãi theo hướng người ta đã dự đoán, nó sẽ tác động vô cùng lớn đến sự riêng tư của cá nhân.

Những thẻ gắn vĩnh viễn vào trang phục hay đóng vào đế giày có thể theo dõi khách hàng mỗi khi vào ra cửa hàng. Các thiết bị đọc trên giá hàng của siêu thị có thể báo động khi có một khách hàng mua hàng hoá giá trị quá lớn, hoặc thậm chí có thể tự động chụp ảnh một khách hàng đang nhặt quá nhiều hàng hoá một lúc. Thẻ RFID gắn trên sách hay tạp chí có thể nhận biết ai đang đọc gì. Thẻ gắn trên các cọc tiền giấy có thể tính toán và nhận biết nếu có ai đó mang một số quá lớn tiền mặt bên mình.

Không phải các nhà hoạt động xã hội là người đầu tiên đưa ra vấn đề lạm dụng công nghệ RFID mà chính là các nhà công nghiệp RFID. Mặc dù nhiều người đang làm việc về RFID cũng lo ngại về vấn đề riêng tư cá nhân, nhưng đó chỉ là thứ yếu so với những lo ngại về công nghệ.

Mối lo ngại hiện nay của những người trong ngành là sự thiếu quan tâm đến tính an tòan, một vấn đề cũng liên quan đến tính riêng tư cá nhân nhưng rộng lớn hơn. Một trong những vấn đề an toàn lớn nhất về thẻ RFID hiện nay là không được phân loại kỹ. Các thẻ này có thể phản hồi đến mọi thiết bị đọc nếu có yêu cầu. Những viễn cảnh khi công nghệ này được mở rộng làm người ta kinh ngạc. Làm thế nào mà ngăn cản được một đối thủ cạnh tranh bước vào cửa hàng với một thiết bị đọc RFID xách tay giấu trong túi xách và bí mật đọc toàn bộ danh sách kho hàng của bạn? Hoặc lập âm mưu lừa gạt? Vì thẻ này có thể được lập trình lại nên một tên kẻ trộm có thể vào cửa hàng, quét mã ID trên thẻ của một đầu video trị giá 50 USD, lập trình lại ID này vào thẻ của hắn và gán cho thẻ đó trị giá 500 USD.

Khi vấn đề riêng tư lần đầu tiên được nêu ra với những người sáng lập chuẩn EPC, họ đã giải quyết bằng cách cấp cho mỗi thẻ một lệnh đặc biệt gọi là "kill". Khi gửi lệnh này đến thẻ thì coi như thẻ đó bị vô hiệu hóa. ý tưởng này cho rằng một thẻ "chết" thì không còn đe dọa đến sự riêng tư của bất kỳ ai.

Cơ quan luật pháp tại bang California của Mỹ đã ra quy định yêu cầu mọi công ty bán hàng tiêu dùng phải xóa hoặc hủy mọi thẻ RFID trên hàng hóa trước khi chúng được đưa ra khỏi cửa hàng. Theo Henry Holtzman, nhà nghiên cứu khoa học của Phòng thí nghiệm MIT, vướng mắc của giải pháp "thẻ chết" này là những thẻ của hàng hóa bị đánh cắp sẽ không bị tiêu hủy. Điều này nghĩa là việc bạn có một món hàng vẫn gắn thẻ "sống" sẽ bằng chứng gián tiếp kết tội bạn ăn cắp hàng hóa. Chẳng khó khăn gì để tưởng tượng ra cảnh các cảnh sát đi bộ trên hè phố với thiết bị đọc RFID cực mạnh, xăm xoi tìm kiếm bất cứ ai phát ra tín hiệu của thẻ hàng. Và cũng chẳng khó gì mà không hình dung được cảnh những người phản đối RFID vào các cửa hàng và tiêu diệt mọi thẻ hàng bằng một công cụ dấu kín.

Công nghệ RFID sẽ trở nên phổ biến nhưng bên cạnh sự đe dọa về tính riêng tư cá nhân, các chuyên gia cho rằng sự thiếu an toàn của các hệ thống này sẽ là một vấn đề càng ngày càng trầm trọng. Các hệ thống RFID hiện nay được phát triển trong một môi trường rất lỏng lẻo, không quan tâm đến các vấn đề an ninh mặc dù các nhà phát triển đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này với điện thoại di động và gần đây là mạng không dây Wi-Fi. Vì một vài lý do, các kỹ sư làm việc trong hệ thống không dây thường đánh giá thấp nguồn lực này và cơ hội dễ dàng cho kẻ xấu. Họ coi việc có ít các vụ tấn công vào mạng lưới là bằng chứng cho sức mạnh của hệ thống và không nhận ra một điều là những kẻ xấu chưa tìm ra lỗ hổng của mạng không dây chẳng qua vì hệ thống này chưa phổ biến. Đến thời điểm mạng không dây trở nên phổ biến thì chi phí cho việc bổ sung tính bảo mật sẽ lớn hơn hiện nay rất nhiều lần.

Với những điều cam kết và đã thực hiện, ngành công nghiệp RFID có thể tạo ra công nghệ an toàn hơn nhiều và khi đó, tính riêng tư cũng sẽ được bảo vệ nhiều hơn. Nhưng ngành công nghiệp này sẽ không làm được điều đó nếu khách hàng không yêu cầu ngay từ bây giờ.

RFID khởi động tại châu Á

Sự ồn ào náo nhiệt xung quanh công nghệ RFID đang ngày một tăng lên, và các quốc gia châu Á cũng không đứng ngoài cuộc chơi này.

Kết quả một cuộc khảo sát trong khu vực cho thấy, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia đã bắt đầu bàn về tiềm năng của RFID trong công việc kinh doanh của họ.

Đối với các nhà sản xuất châu Á, việc áp dụng công nghệ này là rất cấp bách vì các tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ và châu Âu như Wal-Mart, Albertsons, Target, Tesco và Metro trong vài tháng tới sẽ yêu cầu các nhà cung cấp gắn các thẻ RFID vào thùng hàng và các tấm pallet.

Để hưởng ứng xu hướng mới trên toàn cầu, Cơ quan nghiên cứu thông tin hàng hóa (IDA) của Singapore đã triển khai một sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nước này. Đầu tháng này, IDA thông báo một dự án 3 năm trị giá 5,9 triệu USD để xây dựng 5 cụm dây chuyền cung ứng áp dụng RFID vào năm 2006. Để đạt được mục đích này, IDA dự định đưa các nhà sản xuất kết hợp với nhau, các nhà cung cấp dịch vụ thống kê, bán lẻ, các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp giải pháp công nghệ cao, các công ty dược và tập trung vào lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng.

Tại Bắc Á, EPCglobal, một tổ chức hỗ trợ công nghiệp phát triển chuẩn RFID trong dây chuyền cung ứng toàn cầu, đã xúc tiến các bước đi đầu tiên tại Trung Quốc và Hồng Kông. Tổ chức này cho biết họ đang khuyến khích và hỗ trợ các nhà sản xuất, các nhà gia công, và các nhà bán lẻ để thành lập nhóm sử dụng RFID tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.

Margaret Fitzgerald, Chủ tịch và Giám đốc điều hành EPCglobal nhận định, Trung Quốc là nước có rất nhiều tiềm năng bởi đây là trung tâm sản xuất lớn hàng đầu thế giới, xuất khẩu hàng hóa đi mọi nơi, vì vậy, việc sử dụng RFID là hết sức cấp bách. Chẳng hạn như Wal-Mart, tập đoàn siêu thị lớn nhất của Mỹ nhập đến 70% hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhận thức được điều này, Cục Tiêu chuẩn chất lượng của Trung Quốc (SAC) đã thành lập Nhóm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho RFID.

Còn tại Đài Loan, chính quyền ở đây đang xúc tiến phát triển một ngành công nghiệp RFID tòan diện, từ cấp độ cao như sản xuất chip RFID, đến các thiết bị cấp vừa như là thiết bị đọc và thẻ, và cuối cùng là sự tích hợp hệ thống.Vào tháng ba năm nay, Cơ quan phụ trách các vấn đề kinh tế đã hỗ trợ hơn 80 công ty Đài Loan và Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI) thành lập một liên minh RFID. Liên minh này sẽ tích hợp nguồn dữ liệu từ 80 công ty để phát triển các thẻ RFID, thiết bị đọc, và các ứng dụng RFID khác. Tháng tư vừa qua, phòng thí nghiệm nghiên cứu RFID đầu tiên tại Đài Loan đã đi vào họat động. ITRI cũng dự kiến tung ra những sản phẩm hòan thiện lần đầu tiên về RFID như chip, thẻ và thiết bị đọc vào cuối năm nay.

Tại nước láng giềng Hàn Quốc, RFID được nhắc đến như là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao sức mạnh của cuộc bùng nổ trong ngành điện thoại di động và băng thông rộng tại đất nước này. Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc và Viện nghiên cứu Viễn thông và điện tử của chính phủ đang phối hợp để phát triển các công nghệ dải sóng RFID - UHF. Sự tham gia của Công ty viễn thông hàng đầu Hàn Quốc SK Telecom và 21 công ty khác trong dự án này được dự đoán là sẽ tạo nên bước phát triển cho các sản phẩm RFID trong nước.

Dự án này được chính phủ hỗ trợ 7 tỷ won, còn các công ty tư nhân đầu tư 5.09 tỷ won. Giai đoạn đầu của dự án là nhằm phát triển công nghệ RFID 900 MHz vào tháng 2 năm 2006, còn giai đoạn hai sẽ phát triển công nghệ mạng lưới U-sensor vào tháng 2 năm 2008.

Tại Malaysia, mặc dù chính phủ không có kế hoạch đặc biệt trợ giúp các ngành công nghiệp ứng dụng RFID, nhưng cũng đã có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho công nghệ này bằng cách áp dụng nó trong các dự án lớn của đất nước.Malaysia đã kết hợp vi mạch RFID trong các thẻ căn cước và hộ chiếu điện tử của công dân. Đến cuối năm ngóai, 7,5 triệu thẻ căn cước có chip RFID đã được phát hành, và dự kiến đến cuối năm 2005, thẻ này sẽ được cấp cho mọi công dân Malaysia trên 12 tuổi.

Tháng chín năm ngoái, nước này cũng đã ký hợp đồng với công ty nghiên cứu và phát triển FEC của Nhật Bản để cùng sản xuất chip RFID thế hệ mới sử dụng trong hàng hóa bán lẻ và tiền giấy. Tập đoàn Phát triển Đa truyền thông của Malaysia cũng đã tài trợ hàng triệu USD cho một vài dự án liên quan đến công nghệ RFID.

John Brand, Phó chủ tịch cấp cao của Meta Group cho biết, việc áp dụng công nghệ RFID tại châu Á là hết sức cần thiết bởi vì đây là trung tâm sản xuất và phân phối hàng lớn cho toàn cầu. Theo ông, khi chi phí cho thẻ RFID còn khá cao như hiện nay, sự tiến bộ của công nghệ và sự bùng nổ của các họat động sản xuất sẽ cho phép thẻ RFID được gắn trực tiếp lên hàng hóa ngay từ khi sản xuất để giảm chi phí và tăng tính phổ cập công nghệ này.

Hoàng Thanh
(Theo CIO.com)

Bạn có chấp nhận nhãn radio gắn trên... quần áo của mình?

Gắn các nhãn radio tí hon trên mọi hàng hoá bán trong siêu thị, hay trên tiền giấy, trên áo quần ta mặc,... để nhận dạng, để chống trộm cắp và giả mạo. Những ứng dụng ấy dựa trên công nghệ RFID (Radio frequency identification - nhận dạng bằng tần số radio) sẽ là chuyện"không có gì ầm ĩ" trong khoảng mười năm tới. Vấn đề là người tiêu dùng liệu có chấp nhận công nghệ này, hay đơn giản họ không muốn kích cỡ quần áo hay việc chi tiêu của mình,... bị truyền đi trong... không trung?

Nhãn nhận dạng bằng tần số radio là những con chíp tí hon bằng silicon, phát ra mật mã nhận dạng độc nhất khi đi qua một thiết bị đọc. Những chiếc nhãn này không cần pin bởi chúng chỉ thay đổi tín hiệu radio mà máy đọc bắn vào chúng. Máy đọc hoạt động ở nhiều tầm, từ vài centimet cho tới vài chục centimet, tuỳ từng loại nhãn.

Vào cuối năm 2004, Công ty Chipco International tại Maine, Mỹ, sẽ tung ra thị trường các thẻ đánh bài có gắn RFID bên trong nhằm phát hiện thẻ giả, các vụ ăn trộm cũng như giám sát hành vi của người chơi. Thẻ bài giả từ lâu là một vấn đề đau đầu đối với các sòng bạc. Để ngăn chặn tình trạng này, họ thường đánh dấu chúng bằng các loại mực chỉ có thể nhìn thấy bằng ánh sáng hồng ngoại hoặc tử ngoại. Nhãn RFID sẽ làm cho thẻ đánh bài khó bị làm giả hơn và việc đặt các máy đọc nhãn tại lối ra có thể hạn chế tình trạng nhân viên ăn cắp thẻ.

Nhãn RFID cũng có thể giúp sòng bạc tránh được thiệt hại lớn nếu có một vụ trộm lớn xảy ra. Nếu một lượng lớn thẻ bị mất tích sau khi bàn chơi bị lật nhào trong một vụ cãi lộn, thỉnh thoảng sòng bạc phải thay toàn bộ thẻ. Người chơi không thích điều này vì thẻ tạm thời không thể đổi ra tiền mặt và trở nên vô giá trị. Nhãn RFID sẽ cho phép các sòng bạc nhận ra thẻ bị ăn cắp mà không phải thay toàn bộ chúng. Ngoài ra, nhãn radio cũng có thể được sử dụng để theo dõi cách mọi người chơi trong sòng bạc. Thẻ gắn nhãn radio sẽ giúp nhà quản lý ghi lại số cọc thẻ mà người chơi đặt cùng với những cọc thẻ họ thắng hoặc thua.

Gắn nhãn radio vào tiền giấy

Tiền giấy cần nhãn radio nhỏ hơn và mỏng hơn nhiều so với nhãn được sử dụng trong thẻ đánh bài. Ứng cử viên hàng đầu là con chip ''Mu'' do Hãng Hitachi sản xuất từ năm 2003. Loại nhãn này chỉ dày 0,1mm và rộng 0,4mm2. Nhãn chỉ có thể được đọc từ khoảng cách vài milimet, cho phép nhân viên thu ngân kiểm tra độ tin cậy của tờ giấy bạc.

Chi tiết về một dự án chung giữa Hitachi và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa nhãn RFID vào các tờ tiền giấy euro được thông báo vào năm 2003. Tuy vậy, ECB từ chối bình luận về những đặc điểm an ninh của đồng tiền này. Gắn nhãn radio vào tiền giấy sẽ rất khó khăn bởi tiền bị mòn trong quá trình sử dụng. Khó khăn thứ hai là nhiều người ủng hộ sự riêng tư sẽ phản đối mạnh mẽ RFID bởi nó đồng nghĩa với việc để cho mọi người theo dõi chi tiêu của một cá nhân.

Đối thủ của mã vạch

Các loại nhãn radio tí hon, gắn trên mọi hàng hoá mà chúng ta mua trong siêu thị, sẽ trở nên phổ biến trong 10 năm tới. Đây là công nghệ tiết kiệm thời gian bởi người mua hàng chỉ việc đi qua quầy thu tiền cùng với xe hàng. Quầy thu tiền sẽ tự động nhận dạng hàng hoá và trừ vào tài khoản của khách hàng.

Công nghệ nhận dạng bằng tần số radio hoạt động như một mã vạch thường thấy trên sản phẩm hiện nay. Tuy nhiên, thay vì phải được gí sát vào phía trước của máy quét, nhãn radio tí hon phát ra tín hiệu radio. Mỗi nhãn là "độc nhất vô nhị". Do vậy, mọi món hàng, cho dù đó là một hộp dao cạo râu hay một chiếc áo sơ mi, đều được theo dõi riêng rẽ, mọi nơi, mọi lúc.

Một số chuyên gia dự đoán công nghệ này sẽ phổ biến trong thập kỷ tới. Hiện nay, chi phí dán nhãn radio cho các sản phẩm quá cao. Chính vì vậy, các công ty lớn thường sử dụng nó để theo dõi các khay hàng vận chuyển. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhãn radio sẽ trở nên nhỏ hơn và rẻ tiền hơn. Vấn đề chỉ còn là khi nào và nhanh ra sao. Đối với một tập đoàn siêu thị, sự hấp dẫn của nhãn radio là rất lớn và rõ ràng vì nó cho phép công ty theo dõi được hàng tồn kho, hàng bày trên giá và hàng bị đánh cắp.

Trong tháng 10/2003, Marks and Spencer đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên thử nghiệm nhãn radio trên áo sơ mi, cà vạt và áo veston của nam giới tại một trong các cửa hàng ở London. Nhãn sẽ cho phép những nhà bán lẻ lớn như Marks and Spencer biết vị trí chính xác của bất kỳ món hàng nào trong số 350 triệu quần áo mà nó bán ra mỗi năm, cũng như giúp nhân viên bán hàng nhanh chóng tìm ra các loại kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, RFID cũng vấp phải sự phản đối của khách hàng khi được thử nghiệm ở Prada, New York bởi khách hàng không muốn kích cỡ quần áo mà họ đang thử được truyền trong... không trung.

Một số nhóm bảo vệ quyền công dân lo ngại mọi người có thể bị theo dõi bởi những chiếc nhãn radio tí hon được bí mật gắn vào quần áo của họ. Christian Koch thuộc SAP - Công ty phần mềm đang tham gia thử nghiệm công nghệ nhãn radio tại một siêu thị ở Đức - cho biết: ''Chúng tôi phải sử dụng công nghệ này sao cho thu hút được người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng không chấp nhận, chúng tôi sẽ ngừng phát triển nó. Với tư cách là khách hàng, các bạn quan tâm tới việc nhanh chóng có được đúng sản phẩm mình cần, đúng lúc và đúng giá. Đó chính là thứ người tiêu dùng muốn và RFID có thể giúp các công ty thoả mãn nhu cầu này của khách hàng''.

Tiềm năng sử dụng nhãn radio ngoài các siêu thị là rất lớn. Máy giặt có thể nhận dạng quần áo và chọn chu kỳ giặt thích hợp. Một chiếc ôtô có thể mang những máy cảm biến để theo dõi tình trạng hao mòn, truyền thông tin cho thợ sữa chữa và cảnh báo lái xe về mọi vấn đề tiềm năng. Theo nhà khoa học Ferguson thuộc Công ty tư vấn Accenture, công nghệ nhãn radio có thể phổ biến vào năm 2010 mặc dù có những lo ngại về việc bí mật thông tin cá nhân bị tiết lộ.

Minh Sơn (Tổng hợp)

Khoá từ: Mở hướng tự động hoá trong quản lý

(VietNamNet)-Các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Thông tin vừa chế tạo thành công hệ thống khoá từ, mở ra bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ nhận dạng không dây hay nhận dạng bằng tần số radio (Radio Frequency Indentification - RFID ) ở Việt Nam.

Vào lúc 8 giờ sáng và 6 giờ chiều hàng ngày, mọi nhân viên tại Đại sứ quán Italia đều phải đi qua một cánh cửa an ninh trước khi vào toà nhà làm việc. Ngay bên ngoài là một chiếc hộp hình vuông có kích thước bằng cuốn từ điển bỏ túi. Họ lặng lẽ lướt một tấm thẻ mỏng trắng toát qua mặt trước của chiếc hộp, ở khoảng cách vài centimet. Mỗi người phải dùng thẻ riêng do cơ quan phát cho bởi trong đó có mã hoá thông tin cá nhân của họ. Chỉ trong tích tắc, cửa sẽ chỉ bật mở để họ đi vào nếu hệ thống nhận dạng đúng mã thẻ. Người quản lý nhân sự chỉ việc truy cập vào hệ thống máy tính là có thể biết được ngày giờ ra, vào của từng nhân viên, số ngày làm việc trong tháng, thời gian muộn và thời gian làm thêm, cũng như tiền lương.

Làm chủ cả phần mềm lẫn phần cứng

Theo GS.TSKH Phạm Thượng Cát, trưởng nhóm nghiên cứu, khoá từ nói trên là sản phẩm đầu tiên của công nghệ RFID được phát triển ở Việt Nam sau ba năm nghiên cứu. Về bản chất, hệ thống khoá từ gồm một tấm thẻ RFID có kích cỡ 8x5cm, chịu được mưa nắng và không bị ảnh hưởng ngay cả khi cho vào máy giặt. Bên trong thẻ là một con chip chứa thông tin mã hoá của từng cá nhân và anten dưới dạng cuộn dây. Khi thẻ được lướt qua đầu đọc, đầu phát ra sóng điện từ và cuộn dây sẽ cảm ứng, chỉnh lưu để phát ra nguồn điện cấp cho chip hoạt động. Chip phát trở lại đầu đọc một loại sóng điện từ khác để đầu đọc giải mã.

Tiếp đến, thông tin được gửi tới bộ kiểm soát (controller) nơi lưu thông tin thẻ nào đã được đăng ký và có đồng hồ thời gian thực ghi lại thời gian vào ra của nhân viên qua mỗi lần lướt thẻ. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng vài giây. Điểm đặc biệt là bộ xử lý có thể giao tiếp với máy tính. Khi không được kết nối với máy tính, bộ xử lý tạm thời lưu thông tin ngày giờ trong bộ nhớ của nó. Dung lượng của bộ nhớ là 2.048 bản ghi, tương đương số lần vào ra. Khi được kết nối với máy tính, toàn bộ bản ghi sẽ được chuyển sang máy tính. Nhờ một phần mềm bằng tiếng Anh và tiếng Việt do chính các chuyên gia tại Viện Công nghệ thông tin phát triển mà thông tin nói trên được thể hiện dưới dạng bảng biểu cụ thể, giúp người quản lý dễ dàng theo dõi.

Thạc sĩ Trần Việt Phong, người thiết kế bộ điều khiển, cho biết controller là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống, phải mất gần 1 năm mới chế tạo song bởi đây là công nghệ mới, phải nghiên cứu và tìm hiểu từ đầu. Bộ điều khiển nhập ngoại hỏng là không làm gì được vì nhà sản xuất không cung cấp mã nguồn, sơ đồ mạch thiết kế, vì vậy không thể bắt chước. Do đó, nhóm phải nghiên cứu và phát triển một hệ thống hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ chip PSOC. Cách đây ba năm, xuất phát điểm của nhóm nghiên cứu là phát triển phần mềm cho những phần cứng (đầu đọc, bộ điều khiển) ngoại nhập vì phần mềm nước ngoài không phù hợp với Việt Nam. Sau đó, nhận thấy xu thế phát triển của RFID trên thế giới và tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam nên nhóm đã quyết định nghiên cứu, phát triển nốt phần cứng.

Thẻ từ: Công cụ tự động hoá quản lý


Đến nay, Viện Công nghệ thông tin đã làm chủ công nghệ RFID, cho ra đời sản phẩm mẫu có chất lượng ngang bằng, có thể thay thế hệ thống nhập ngoại. Hiện Viện đang tìm đối tác để thương mại hoá sản phẩm. Giá thành của hệ thống khoá từ này (hay còn gọi là hệ thống kiểm soát ra vào - access control) hiện chỉ bằng 50-60% giá ngoại nhập, từ vài chục đôla nếu chỉ là hệ thống đóng, mở cửa đơn thuần cho tới 1.000 đôla nếu kết hợp thêm việc quản lý thời gian ra vào của nhân viên, tính lương cuối tháng. Mức giá trên chưa kể chi phí của thẻ trắng (có sẵn chip nhưng chưa được mã hoá thông tin). Giá của thẻ trắng ở vào khoảng 1-3 đôla, tuỳ thuộc vào bộ nhớ của chip.

TS Cát nhận định trong 5 năm tới công nghệ RFID sẽ bùng nổ trên thế giới và được ứng dụng đại trà trong nhiều lĩnh vực khác nữa, chứ không chỉ kiểm soát nhân viên ra vào công sở. Do đã làm chủ được công nghệ này nên các chuyên gia Việt Nam dễ dàng chế tạo thẻ RFID (nhãn radio) với giá cực rẻ, có kích cỡ bằng SIM điện thoại di động để gắn vào vật tư, rất thuận tiện khi kiểm kê vì thủ kho sẽ theo dõi được từng giây từng phút việc hàng hoá ra vào kho.

Nhãn còn thay thế mã vạch khi được gắn vào mọi món hàng trong siêu thị. Đây là công nghệ tiết kiệm thời gian bởi người mua hàng chỉ việc đi qua quầy thu tiền cùng với cả xe hàng. Đầu đọc ở quầy thu tiền sẽ tự động nhận dạng hàng hoá và tính tổng số tiền thanh toán trong tích tắc. Một số tập đoàn bán lẻ như Wall Mart, Marks and Spencer đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này.

Một số ứng dụng nữa là vé tàu, xe buýt điện tử. Chẳng hạn tại Singapore, mọi người thường mua vé điện tử có ghi sẵn số tiền. Khi lên xe buýt, họ chỉ việc lướt thẻ qua đầu đọc gắn ở cửa và đầu đọc tự động trừ tiền. Còn tại các trạm thu phí giao thông, lái xe ôtô phải mua vé điện tử và gắn ở đằng trước xe. Đầu đọc gắn bên trên trạm sẽ tự động trừ tiền trên vé. Nhãn radio còn được gắn vào tai gia súc để theo dõi số lượng vào ra trang trại mỗi ngày, dùng trong chứng minh thư điện tử, quản lý bệnh nhân (ghi bệnh án vào thẻ RFID) và động vật quý hiếm.

Hacker đã có cách khai thác RFID

Cùng với nhiều tiện ích mà công nghệ chip sử dụng sóng radio non trẻ này hứa hẹn đem đến cho các doanh nghiệp bán lẻ đã xuất hiện dạng ăn cắp mới. Một chuyên gia bảo mật của Đức chứng minh được điều này.

Hãy tưởng tượng một thanh niên bước vào cửa hàng tạp phẩm, nơi tất cả các sản phẩm đều được gắn thẻ RFID. Anh ta lôi ra một thiết bị cá nhân PDA có trang bị đầu đọc RFID và quét thẻ gắn trên một lọ dầu gội có giá 7 USD. Tên trộm này sẽ thay thế thông tin trên đó bằng dữ liệu cùng loại ở một hộp sữa có giá 3 USD rồi nạp (upload) lại vào thẻ của lọ dầu gội. Khi ra đến bàn thanh toán (mà hầu hết sẽ là quầy tự động), anh ta chỉ bị hệ thống computer của cửa hàng tự động tính đúng 3 USD.

Theo Lukas Grunwald, tác giả của phát hiện này, thì đây không chỉ là một giả thiết mà thực tế ông đã thực hiện thành công việc thay đổi thông tin trên thẻ RFID (tất nhiên là chưa ăn cắp thứ gì ở cửa hàng nào). Để chứng minh lập luận của mình và giúp người tiêu dùng hiểu thêm về an ninh của chip thu phát radio, Grunwald còn giới thiệu một phần mềm miễn phí có tên RFDump, kết quả của vài năm nghiên cứu về công nghệ RFID. Đây chính là chương trình đi kèm với đầu đọc thẻ để thực hiện được việc thay đổi giá bán nói trên.

Phát hiện của Grunwald được công bố tại Đại hội hacker Black Hat diễn ra tại Las Vegas (Mỹ) gần đây. “Có một nguy cơ rất lớn đang đón chờ người sử dụng công nghệ này nếu họ không để ý kỹ đến vấn đề bảo mật”, chuyên gia người Đức cho biết.

Một số tập đoàn bán lẻ như Wal-Mart và Target gần đây bắt đầu triển khai công nghệ RFID và coi đó là chiếc đòn bẩy mới, có vai trò quan trọng đối với hệ thống cung cấp của họ. Tuy nhiên, giống như hầu hết các công ty khác, họ vẫn chưa cài thẻ vào từng sản phẩm đơn lẻ (giống như ở cửa hàng thuộc tổ hợp Metro mà Grunwald đã tiến hành thử nghiệm). Thay vào đó, các doanh nghiệp này hiện mới chỉ gắn thẻ phát sóng lên những hộp hàng lớn và chờ cho đến khi giá thành áp dụng công nghệ này lên từng đơn vị sản phẩm được hạ bớt.

Albrecht Truchsess, phát ngôn viên của Metro, cho biết công ty này đang thiết kế loại thẻ đơn cho từng sản phẩm dùng cho 3 nhóm hàng: pho mát kem nhãn hiệu Kraft Foods, dầu gội đầu Pantene của Procter&Gamble và dao cạo râu Gillette. Vị đại diện này còn nói thêm rằng vì thẻ RFID hiện mới chỉ áp dụng trong khuôn khổ một dự án thí điểm mang tên “Quầy hàng tương lai” của họ, có kết hợp với một số công nghệ bán lẻ khác, cho nên các tính năng an ninh của nó còn chưa được mạnh. “Những gì chúng tôi đang làm là sử dụng thẻ RFID cho các ứng dụng trên những chiếc giá bày hàng thông minh”, Truchsess nói. “Đó là những kệ để hàng có khả năng theo dõi những gì được xếp lên trên nó. Loại thẻ áp dụng ở đây còn rất cơ bản vì đơn thuần mới là thử nghiệm”.

Metro dự kiến họ sẽ phải mất khoảng 10 năm hoặc lâu hơn trước khi tất cả các mặt hàng được gắn thẻ RFID. “Mỗi cái thẻ mà chúng tôi đang dùng có giá khoảng 30-40 cent”, Truchsess cho biết. “Nếu gắn vào từng sản phẩm một với giá như vậy vào thời điểm này thì còn đắt quá”.

Theo Pete Abell, một chuyên gia tư vấn về RFID của hãng EPCGroup (Mỹ), khi mà các đơn vị kinh doanh đã thực sự chấp nhận và triển khai đại trà công nghệ này, bất cứ người tiêu dùng nào đem theo đầu đọc RFID vào cửa hàng cũng sẽ bị phát hiện. Thứ hai, thẻ gắn trên sản phẩm sẽ được lập trình để chỉ phản hồi với những đầu đọc hợp lệ của cửa hàng. Ngoài ra, ngành công nghiệp bán lẻ cũng đang xúc tiến phát triển khả năng mã hóa mạnh hơn. “Hiện nay mới chỉ có kỹ thuật mã hóa ở dạng 8 bit, mà như thế thì hơi dễ vượt qua”, Abell nhận xét. “Tôi cũng không chắc nó đã được áp dụng cho các loại thẻ RFID hiện hành chưa”.

Phan Khương (theo Forbes)

Gắn chip lên hàng hóa và mối lo về quyền cá nhân

Các nhà chế tạo Mỹ vừa cho ra đời một loại chip thu phát sóng radio cực nhỏ có khả năng theo dõi một sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng. Công nghệ mang tên RFID này là tin đáng mừng cho các công ty bán lẻ, nhưng cũng đem lại nguy cơ xâm phạm sự riêng tư của công dân.

Thiết bị chỉ to bằng đầu đinh có gắn ăngten này có thể đính lên bất cứ mặt hàng nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô, và người ta chỉ việc dùng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay, vì nó không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bách hóa sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số đầu sản phẩm đang kinh doanh của cả tổ hợp cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.

Chip RFID hiện được sử dụng tại Bộ Quốc phòng Mỹ và những công ty bách hóa lớn nhất thế giới như Wal-Mart, Metro AG, Carrefour, Tesco và Ahold. Hãng sản xuất dao cạo râu hàng đầu thế giới Gillette đã đặt hàng mua 500 triệu thiết bị theo dõi này. Công ty khảo sát thị trường ABI dự báo doanh số bán RFID trên thị trường toàn cầu có thể sẽ đạt hơn 3,1 tỷ USD vào năm 2008.

Tuy nhiên, trong khi nhiều công ty đang tích cực triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ này vào sản xuất kinh doanh thì làn sóng phản đối cũng rộ lên từ các tổ chức bảo vệ quyền cá nhân.

Theo Katherine Albrecht, phát ngôn viên của Hội người tiêu dùng chống xâm phạm quyền cá nhân tại Mỹ, việc sử dụng RFDI có thể sẽ đưa thông tin cá nhân của người tiêu dùng lên cơ sở dữ liệu trên mạng, vốn thường xuyên là mục tiêu tấn công của tin tặc hoặc được nhà nước sử dụng vào chương trình theo dõi chống khủng bố hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Albrecht nói: “ Bất cứ ai có thể truy cập vào một hệ thống quản lý RFID đều có thể biết trong túi khách đi mua hàng có gì, hoặc thậm chí họ đang mặc đồ lót loại gì”.

Trước phản ứng gay gắt của các tổ chức xã hội, một số công ty tỏ ra lưỡng lự khi quyết định áp dụng RFID. Hãng sản xuất quần áo may sẵn khổng lồ Benetton (Italy) đang phải đối mặt với chiến dịch tẩy chay do các nhóm bảo vệ quyền cá nhân kêu gọi. Những tổ chức này kiên quyết phản đối việc gắn chip vào hơn 100 triệu mặt hàng may mặc mang nhãn hiệu Benetton đang được cung cấp trên thị trường thế giới. Hiện công ty này vẫn tiếp tục nghiên cứu ứng dụng mới nhưng chưa dám đưa ra quyết định cuối cùng.

Jason Catlett, Chủ tịch một hội quyền cá nhân có tên Junkbusters, cho rằng cần có luật quy định các công ty bách hóa phải chấm dứt hoạt động của RFID trên sản phẩm sau khi khách hàng đã trả tiền và ra khỏi cửa hàng. Catlett cho biết, đến nay, các hãng tiếp thị cũng rất ủng hộ việc khai thác thiết bị theo dõi này để phục vụ cho công việc điều tra thăm dò thị trường. Nhiều năm qua, ngay cả FBI cũng phải mua thông tin của những công ty này qua các kênh tương tự.

Phan Khương (theo AFP)

Chip RFID sẽ là xu hướng chủ đạo của năm nay

Hãng IDC dự báo 2004 sẽ là một năm quan trọng đối với việc áp dụng trên quy mô lớn thiết bị thu phát sóng radio siêu nhỏ sau một thời gian dài là tâm điểm tranh cãi. Các nhà sản xuất và phân phối đang nỗ lực đáp ứng những quy định nghiêm ngặt về an ninh và quyền cá nhân để công nghệ này đi vào đời sống.

Các chuyên gia của công ty khảo sát này cho rằng chi tiêu vào RFID (Radio Frequency Identification) trong các tổ hợp bán lẻ ở thị trường Mỹ sẽ tăng từ 91,5 triệu USD năm 2003 lên 1,3 tỷ USD năm 2008. Một nghiên cứu của IDC dự báo RFID sẽ chiếm phần lớn chi phí vào phần cứng, đạt 875 triệu USD vào 2007. Các dịch vụ liên quan đến công nghệ này cũng sẽ tăng nhanh, nhưng từ sau 2005 sẽ chậm lại và đạt khoảng 270 triệu USD vào 2007.

Theo Christopher Boone, Giám đốc chương trình khảo sát công nghiệp của IDC, RFID sẽ được triển khai một cách có kiểm soát song song với việc các nhà sản xuất và bán lẻ dần làm quen với công nghệ này và khi chi phí của các loại thẻ và đầu đọc thẻ hạ bớt.

Trong xu hướng áp dụng RFID vào những sản phẩm và dịch vụ để tăng cường khả năng theo dõi và quản lý hàng hóa, mới đây các sòng bạc ở Monte Carlo (Monaco) quyết định triển khai một loại chip radio do Công ty Chipco International (Mỹ) chế tạo. Song song với biện pháp hiện có là quay camera các bàn đánh bạc, công cụ mới sẽ góp phần tăng cường chống nạn gian lận cờ bạc, vốn là một trong những vấn đề khiến các casino đau đầu nhất.

Không chỉ giúp các sòng bài kiểm tra xem những người đang thắng to trên xới bạc có chơi gian hay không, chip RFID còn cho phép họ xác định được những “con gà” máu me để khuyến khích chơi. Mặt khác, các thiết bị này cũng sẽ giúp nhà cái biết những ông khách nào quá “đỏ” không thể chọi lại được để còn liệu đường lịch sự mời họ nghỉ. Việc cài những thiết bị đọc thẻ RFID ở cửa ra vào của nhân viên cũng sẽ góp phần hạn chế bớt tình trạng thụt két và ăn cắp vặt trong nội bộ.

Thẻ nhận dạng qua sóng radio còn xa lạ ở VN

Được xem là nhân tố chính cho thế giới nhận dạng, RFID hiện được chính phủ Nhật Bản quảng bá mạnh mẽ trong thương mại. Để cập nhật thông tin về công nghệ này, Bộ Thương mại VN vừa tổ chức hội thảo tại Hà Nội với sự góp mặt của các chuyên gia đến từ xứ hoa anh đào.

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng không tiếp xúc, sử dụng tần số radio. Đặc điểm của thẻ RFID (IC Tags) là có thể thu tín hiệu ở khoảng cách xa và người kiểm soát nhận ra số lượng lớn các thẻ một lần. Nó có tính bền vững cao, chịu được môi trường khắc nghiệt, không phát quang, không nhìn thấy, đồng thời có thể đọc và ghi được.

RFID triển khai được trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, ông Fujita Masakazu, Giám đốc nghiên cứu Hội đồng xúc tiến thương mại điện tử Nhật Bản, cho rằng những lĩnh vực cần phổ biến thẻ nhận dạng RFID hiện vẫn "đóng cửa" vì loại thẻ này mới chỉ được khuyến khích sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp. Mặt khác, IC Tags chưa được đưa rộng rãi vào thực tế nơi các giao dịch được thực hiện với thẻ nhận dạng RFID dùng một lần thông qua hệ thống cung cấp.

Theo ông Fujita, thẻ nhận dạng RFID sẽ tăng cường và củng cố tính cạnh tranh trong các ngành. "Sử dụng các IC Tags giúp nâng cao hiệu quả và đem đến nhiều dịch vụ hơn để tăng cường tính cạnh tranh trên trường quốc tế của người sử dụng trong kinh doanh, công nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng là quảng bá việc sử dụng thẻ nhận dạng RFID giữa các doanh nghiệp", ông nói.

Người Nhật đã vạch ra chiến lược quảng bá cho RFID với hai chính sách rõ ràng là chuẩn hóa và giảm giá thành. "Đối với một quốc gia thương mại như đất nước chúng tôi, điều quan trọng là chuẩn hóa quốc tế. Vì thế, tiêu chuẩn liên quan đến thẻ nhận dạng phải được quốc tế hóa và phù hợp với cơ cấu kinh tế mở của Nhật Bản", ông Fujita phân tích. "Chúng tôi đã kiến nghị tổ chức ISO hợp nhất một chuẩn của mã sản phẩm cho thẻ RFID. Tiêu chuẩn ISO đề xuất theo dự kiến sẽ được thiết lập vào mùa xuân năm sau".

Bên cạnh đó, giá một chiếc thẻ nhận dạng ở Nhật hiện khoảng 10-100 yen (tức là từ 1.500 đến 15.000 đồng), giá các thiết bị đọc và ghi RFID còn cao hơn rất nhiều. "Đa số mọi người sẵn sàng sử dụng thẻ nhận dạng nếu giá bán là 5 yen. Vì thế mà một trong những mục tiêu giảm giá của chúng tôi là thẻ RFID phải xuống được mức 5 yen/thẻ", ông Fujita nói.

Theo vị lãnh đạo này, để mở rộng và quảng bá thẻ RFID còn cần những hoạt động như triển khai và tạo các điều kiện, môi trường cho việc sử dụng giải tần UHF, thiết lập quy định liên quan đến mục đích riêng của RFID. Vì thế cần xúc tiến dự án thí điểm trong các ngành hay trong các ứng dụng.

Ông cũng khẳng định việc xúc tiến RFID có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp. "Thẻ RFID chưa phải là giải pháp hoàn hảo. Nhưng nếu các doanh nghiệp nhạy bén với công nghệ và tìm ra những phương pháp ứng dụng IC Tags phù hợp với công việc kinh doanh thực tế của mình thì nó sẽ mang lại lợi ích lớn", Giám đốc nghiên cứu Hội đồng xúc tiến thương mại điện tử Nhật Bản, khẳng định.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại, một trường học của Nhật Bản còn quyết định gắn thẻ RFID cho học sinh tiểu học và coi đó là biện pháp hữu hiệu nhất để giám sát chúng, giúp ngăn ngừa hiện tượng trẻ lạc đường và bỏ học. Trong khi đó, hàng trăm công ty của Mỹ sẽ buộc phải triển khai áp dụng công nghệ RFID vào những năm tới. Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đã bắt đầu bàn về tiềm năng của RFID trong công việc kinh doanh của họ. Cụ thể là cơ quan nghiên cứu thông tin hàng hóa (IDA) của Singapore đã lên kế hoạch cho dự án trị giá 5,9 triệu USD để xây dựng 5 cụm dây chuyền cung ứng áp dụng RFID vào năm 2006. Chính quyền Đài Loan thì xúc tiến phát triển một ngành công nghiệp RFID toàn diện, từ cấp độ cao như sản xuất chip RFID cho đến các thiết bị cấp vừa như đầu đọc thẻ và cuối cùng là tích hợp hệ thống.

Hàn Quốc nhắc đến RFID như là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao sức mạnh của cuộc bùng nổ trong ngành điện thoại di động và băng thông rộng tại đất nước này. Bộ Thông tin và truyền thông cũng như Viện nghiên cứu viễn thông và điện tử của nước này đã cùng phối hợp để phát triển các công nghệ dải sóng RFID - UHF. Dự án này được chính phủ hỗ trợ 7 tỷ won, còn các công ty tư nhân đầu tư 5,09 tỷ won. Tại Malaysia, mặc dù chính phủ không có kế hoạch đặc biệt trợ giúp các ngành công nghiệp ứng dụng RFID, nó cũng đã được áp dụng trong các dự án lớn của nước này. Malaysia đã kết hợp vi mạch RFID trong các thẻ căn cước và hộ chiếu điện tử của công dân.

Ở Việt Nam, RFID ít được biết đến, song cũng đã có đơn vị nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới này. Hiện tại, Trung tâm công nghệ cao, thuộc Viện điện tử - tin học - tự động hóa, đang nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ phần mềm cho các hệ thống quản lý tự động bằng thẻ RFID để ứng dụng trong hệ thống thu phí cầu đường. Ngay tại Trung tâm cũng đã ứng dụng công nghệ này với hệ thống phần mềm quản lý ra vào cửa của cán bộ công nhân viên.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm, không bình luận gì về khả năng ứng dụng và phát triển của RFID tại Việt Nam. "Tôi cho rằng đối với những vướng mắc về mặt kỹ thuật, chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo và nghiên cứu được. Song, những gì liên quan đến chính sách thì chính chúng tôi khi làm việc cũng không biết hỏi đâu. Chính phủ Nhật đã có những định hướng rất rõ ràng về RFID, nhưng ở Việt Nam thì không có bất kỳ đầu mối nào hướng dẫn về vấn đề này nên rất khó nói trước điều gì", ông Tuấn nói.

Ông Trần Thanh Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử Bộ Thương mại, cũng chia sẻ với VnExpress: "Đúng là công nghệ RFID còn mới mẻ ở Việt Nam và chưa có chính sách nào hỗ trợ, hướng dẫn về vấn đề này. Trong thời gian tới, Bộ Thương mại sẽ có những nghiên cứu về RFID cụ thể hơn. Việc mời chuyên gia Nhật Bản sang làm việc là một trong những hoạt động đầu tiên của chúng tôi để quảng bá về công nghệ mới này".

South America: First Passive RFID Toll Road System

Argentina will be getting the first South American RFID toll collection system. The system is based on passive RFID and launched by IPICO Inc. and Argentina's Dyna Group. So far, the trial reports that the 2500 daily users have had 100% success. Plans are to expand the system to handle 15,000 users by the end of 2008. The use of passive RFID tags results in lower-cost transponder tokens, which will help considerably since the area is considered a developing region. (Passive RFID tags do not have a power source and are usually used for short ranges.)

Oddly, the press release points out that the system can identify vehicles at speeds up 240 km/h. Even my 1997 Subaru GT, which had an incredibly smooth ride, could only handle 174 km/h. At 175, it started to shake, rattle and roll. Correct me if I'm wrong, but how many developing nations would need to identify drivers at such high speeds? Even the Autobahn in Germany started posting speed limits after the Berlin Wall fell, because older East German cars were getting in the way of high-powered West Germany cars.

This is not the first radio frequency toll system in the Western Hemisphere. Highway 407 ETR (Electronic Toll Road), which spans at least 80 kilometres east-west through sections North of Toronto, Canada, and outlying regions, has been in place since about 1997. (Neither the term RFID nor the words "radio frequency" are mentioned in the description of the transponders at the official website, but insiders indicate that radio frequency technology is used.)

This project was considered by some to be a provincial government fiasco. The Government of Ontario, I believe, sold the highway off, at a steal, to a consortium that included a Spanish firm - although Bell Canada was part owner the last I heard. According to my sources, the Spanish firm started sending collection agencies after 407 users for amounts as small as Cdn$3.00, which were overdue no more than a month. A late payment of even that small an amount resulted in a $30 fine. A class-action suit was launched against the c onsortium, although I'm not sure what prevailed.

The 407 ETR apparently started off as a project that included Bell Canada and was to have license-plate recognitiion technology as well as RFID transponders. In the end, with the recognition technology not functioning on dirty license plates and during snowstorms, Bell Canada hired college students to view videos of car plates and manually record license numbers. Many people complained of the ridiculously high toll fees (I know someone who paid Cdn$600/m for weekday use, both ways, of a 60 kilometre section.) Other people received toll bills when their car had never been anywhere near the highway.

While the Canadian project was well-intentioned, many citizens are said to be unhappy with how the whole system works. Some other automotive-related RFID trials are the smart license plates in Japan and the e-Plate Project in the UK. In North America, RFID has been used in millions of vehicles, total, for nearly twenty years.

Sunday, May 13, 2007



Đây là món cá kến mà tui rất khoái. Mỗi khi về nhà, mẹ biết ý mình, nên luôn làm món này cho ăn. Nhưng cá kến kho thì không ngon bằng món cá kến kho lạc. Sau khi kho xong, vắt chanh vào ăn với rau sống, ôi thôi, tuyệt vời!!!!

Món này đặc biệt chỉ ở quê tui mới có, nên muốn ăn chỉ có nước... chạy 120km mới được.

Đi chơi Gia Lai SET 4


















Đi chơi Gia Lai SET 3




















Đi chơi Gia Lai SET 2




















Đi chơi Gia Lai SET 1