Thursday, March 01, 2007

Bất chợt tôi đã khóc

Bạn có yêu trẻ con không? Một topic có cả nụ cười
và nước mắt!





Đúng đấy, tôi đã
làm topic này, và nó đã tốn của tôi cả nụ cười và nước mắt...





Hãy pause bản nhạc
này để nó buffer cho tới bạn đọc xong bài viết của tôi rồi play.
Đó là ba trạng thái âm nhạc khác nhau, những hình ảnh và câu
chuyện về nhà báo Kevin Carter bên dưới là bản demo cho flash charity
cho IRC của tôí!


 

Note: Đã
thay đổi những chữ copyrighted thành địa chỉ của blog theo yêu cầu
của mọi người!!! Thank you!


Tớ chưa có hết thông tin
của những bức ảnh để chú thích, sẽ tìm hiểu từ từ!

 






 




 

 



Trẻ con. Bạn có
yêu trẻ con không?


Bây giờ
chúng ta hỏi bất kỳ một “người lớn” nào, rằng bạn có yêu trẻ con
không? Câu trả lời phần nhiều nhận được là “có”. Chả lẽ lại bảo,
“tớ ứ thích trẻ con đâu”, nói thế là bị đánh giá là ‘dã man”
ngay!


Tớ cũng
thế, tớ sẽ trả lời ngay là có. Tớ thích trẻ con lắm lắm, nhưng
mà tớ xin thú nhận và nhấn mạnh rằng tớ chỉ thích trẻ con ngoan
và...xinh thì càng tốt. Còn trẻ con mà đanh đá ghê gớm khôn ngoan,
hay tóm lại là...hư thì thôi rồi, các vàng tớ cũng hung dám chơi
cùng!


Tớ rất
hay để ý thái độ của những đứa bé con. Đừng nghĩ rằng chúng nó
nhỏ bé thế mà mình không học hỏi được cái gì. Người ta bảo trẻ
con không biết suy nghĩ phức tạp, hồn nhiên và...không phải làm gì
nên chúng nó là hạnh phúc nhất. Đấy là cái cách người lớn nên
học đấy. Tớ nhớ có lần phổ biến câu hỏi: “một cộng một bằng
mấy”. Vì xã hội phức tạp nhiều đa nghi quá hay sao mà hầu như ai
cũng suy nghĩ trước câu hỏi quá đơn giản này, nào thì “một cộng
một bằng...mười một”, “một cộng một bằng...không”.....Nhưng hỏi
đứa bé: “bằng mấy?” Nó bảo: “Bằng hai”. Rất đơn
giản! Có lẽ người lớn của chúng ta suy nghĩ quá nhiều, hiển nhiên
cuộc sống của người lớn nó phức tạp nên khiến không thể “hồn
nhiên như nàng tiên” được, nhưng mà chính vì thế chúng ta đã phức
tạp hóa cả những điều nhỏ nhặt nhất! Nếu có thể, bạn cứ thử
đơn giản hóa, hay thậm chí là trở về với đúng bản chất của một
sự việc như cái cách mà trẻ con làm xem, bạn sẽ thấy lòng mình
thanh thản!


Tớ cũng
nghĩ rằng tớ có một “special atraction” với trẻ con. Không hiểu sao
tớ chơi với trẻ con rất hợp, có khi trong cả một tập thể toàn
người lớn và chỉ có một đứa trẻ nhỏ, nó sẽ chọn tớ và chơi.
Và tớ cũng chơi được với nó cả ngày không chán và sẽ khiến nó
cười cả ngày không ngậm miệng lại được. Một trong những nguyên nhân
là chắc do tớ có một cái miệng “quá rộng”, mà trẻ con nhìn thấy
cái gì lạ, cho dù là xấu mà nó lại không thích. Nhớ có lần có
đứa bé khóc quá nhiều, rút hết ruột gan ra, mẹ nó dỗ thế nào
cũng không chịu nín. Tớ đi qua, toét miệng ra cười, hai tay vung
vẩy, tự nhiên, nó im bặt, đầu nó nghẹo đi nhìn tớ đầy...ngạc
nhiên, theo kiểu: “Oai, sao có...sinh vật gì mà lạ thế?”, nhìn đáng
yêu không thể tả, mặt nó ngơ ngác và nước mắt nước mũi vẫn còn
ượt nhoẹt trên mặt.


Có
những đứa trẻ con, tớ gặp một lần mà rồi tớ cứ nhớ nó mãi.
Cũng vừa tuần trước thôi, sang nhà ông anh Đạt yêu mến của tớ để
thăm bố mẹ anh. Có thằng cháu học lớp 4 của anh tên là Thành
khiến tớ vui suốt cả buổi chiều. Đầu tiên tớ thể hiện sự thân
thiện với nó bằng cách ngồi cạnh ăn cơm cùng nó, và ngồi ghế
nhựa như nó chứ không phải là ghế gỗ giống như những “người lớn”
khác. Vừa ăn, vừa nói chuyện, nó lúc gọi tớ là “cô” vì là bạn
của cậu nó, lúc xong quên hết gọi luôn là chị, nó say mê miêu tả
cho tớ nghe về khu vườn của ông bà. Tớ hỏi nó có những quả gì
mà ăn được, nó bảo có...quả dừa, rồi chỉ cho tớ xem cây dừa cao
tít, nhát nó lại nhớ ra, à còn có...su hào bắp cải cũng ăn
được. Thế rồi, bữa cơm chưa xong, nó rủ tớ đi bằng được ngắm vườn
chỉ vì tớ thể hiện thích cây cối hoa cỏ. Nó nắm tay tớ dẫn tớ
đi từng cây nhỏ một và giới thiệu: “đây là bắp cải, đây là hoa
thủy tiên, đây là hoa trạng nguyên, đây là cây khế chua, lúc chín nó
sẽ thành...khế ngọt
”. Trời đã tối muỗi đốt tớ toét cả ra
mà tớ không cưỡng lại được sự hiểu biết và nhiệt tình của thằng
bé. Nó vươn tay hái khế cho tớ ăn và lúc về nó có một hành động
khiến tớ xúc động. Chả là tớ bảo tớ thích xòai nhưng xòai xanh
quá chưa ăn được. Vậy mà không biết cách nào nó kiếm được một
quả xoài chín nhỏ dấm dúi cho tớ, và nói rằng: “Cháu không
có gì tặng cô, cô giữ nhé, cô làm kỉ niệm, cô...không được ăn
nhé!”. “Cô phải giữ để cô....nhớ cháu nhé!”
. Trước khi về
chụp ảnh, nó nắm tay tớ và bảo nó phải đứng cạnh tớ chụp ảnh.
Sao mà trẻ con lại hồn nhiên đến thế!


Đứa em
gái nhỏ của tớ ở quê có một hành động “âu yếm” cực kỳ đáng yêu
đó là nó rất hay nhai tai của tớ. Cái miệng nhỏ rất xinh, mỗi
lần tớ bế nó là nó lại vục mặt vào tai tớ nhai lấy nhai để,
vừa buồn vừa dễ chịu, và tớ lại được trận cười như nắc nẻ vì
thấy....đáng yêu quá. Tớ nghĩ rằng những kẻ yêu nhau sẽ rất thích
hành động này, và tớ muốn người yêu tớ cũng sẽ “ngậm” tai tớ như
em gái nhỏ của tớ, nó thể hiện sự gần gũi và hồn nhiên một
cách kỳ lạ.


Nói tới
trẻ con "đanh đá". Tớ nhớ có câu chuyên này. Chả là có lần đang đi
trên đường, thấy một thằng bé chỉ khoảng 2 hay 3 tuổi thôi, ngồi
đằng trước xe của bố nó, mặt ông bố non choẹt, dễ chừng còn kém
tuổi tớ. Nó vừa đi trên đường vừa hét, chê bai này nọ ầm hết phố
phường, đã thế còn nói ngọng hết "n" thành "l" mới tài tình, ai
cũng phải ngoái lại nhìn nó lắc đầu. Thế rồi đèn đỏ, xe bố nó
dừng cạnh xe tớ, nó nhìn thấy tớ nó gào lên: "EO ƠI,
LÀY, PỐ ƠI, EO ỚI
". Thế là tớ quay ra nhìn nó và
buông ra một câu mà cả hai bố con "sững sờ": "Trời đất, trẻ con
gì mà chẳng dễ thương cái gì cả
". Mặt bố và con tím cả
lại, thế rồi tớ phóng đi mất, sợ bố nó dừng xe úp sọt tớ thì
tớ tiêu. Đi rồi mà vẫn nghe loáng thoáng đằng sau giọng thằng bé:
"Bố ơi con lày ló bảo con xấu, huhu", ak
ak....!!!

 


Trẻ con
không hẳn là nó không biết nói dối. Nhưng mà nó thật hơn người
lớn rất nhiều, có những thứ xảy ra chỉ có trẻ con mới cho ta câu
trả lời chính xác. Tớ nhớ nhất là có lần về quê ngoại. Nhà
hàng xóm của ông có đứa bé khoảng chừng 4 tuổi đang ngồi lê la
chơi ngòai sân. Tớ đi qua chụp ảnh, nó nhìn thấy tớ xong rồi rú
lên: “Huhu, eo ơi, sao mà chị....xấu thế?”, làm tớ
giật cả mình. Thực ra mình cũng biết là ngoại hình của không
mình phù hợp với rất nhiều người, hihi, nhưng mấy ai đập vào mình
câu nói “hồn nhiên” như thế. Đủ để biết là mình...xấu thật. Nhưng
cũng là nó, hai năm sau quay trở lại. Vẫn ít nhiều hồn nhiên, nó
thấy tớ, nó mỉm cười, tớ hỏi: “Em còn thấy chị xấu không?
Có, những...đỡ hơn nhiều rồi!!!”


Tớ
thích những từ ngữ mà trẻ con hay dùng. Có lần, chú ruột tớ,
người cao tới 1m84 đi lang thang sang nhà cô ruột tớ chơi, gõ cửa
rầm rầm, lúc đó trời tối. Con bé con em tớ từ đâu về, loạng
choạng nhìn không rõ rú lên giật mình, rồi nó buông ra một câu mà
tớ buồn cười quá: “A, bác ạ, tưởng ai, trông bác....KHỔNG
LỒ KINH!
”. Rồi một lần hai chị em ngồi khoe lớp mình
có nhiều bạn viết chữ rất đẹp và được đi thi vở sạch chữ đẹp,
cô chị nói rằng bạn mình viết rất đẹp, cô em nhỏ phản đối: “không
viết đẹp bằng chị Ngọc nhà bác Hòa, chị ấy mà đi thi chị ấy
VIẾT CHO CHẾT!
”. Lại một lần khác, hai đứa con
cậu nhà tớ cãi nhau, cô chị thì mắng em không được, cô em yếu thế
không biết làm sao, thét lên: “Chị mà không trả em em sẽ về
mách mẹ, mẹ sẽ tát cho chị một cái NẢY ĐOM ĐÓM MÔNG
!
. Dù sao cũng không cười được bọn nó nhiều, vì ngày bé, chính
bản thân tớ cũng bị người lớn cười, vẫn nhớ có mấy áng văn bất
hủ mẹ tớ kể lại: “Ông em cao vừa, trạc cây.....bưởi đang lớn, nhưng
đầu ông thì phải to đúng bằng...quả bưởi” hay rất bay bổng: “trời
từng đàn cò trắng đang bay về phía đồi xa, đâu đó từng đàn bò
đang..TUNG TĂNG gặm cỏ”
. Nhưng đỉnh cao phải là
bài thơ này, của em trai tớ làm lúc...5 tuổi:



“Một bông hoa trắng,



Lung linh trong nắng



Em...hái về chơi



Đến khi nó héo,



Em...vứt đi thôi...”


Có lần,
lâu lắm rồi, tớ quan sát một đứa trẻ con trong mẫu giáo trong lúc
chờ đón đứa em gái nhỏ con cậu. Tớ phải chờ nửa tiếng và tớ
thấy thằng bé kiên trì ngồi lắp ráp máy đồ chơi kiểu “lego” thành
đủ thứ hình thù khác nhau, hỏng hay xấu nó lại làm lại, rất kiên
nhẫn và đầy say mê, nó dường như quên hẳn mọi thứ ồn ào xung
quanh. Và cũng chính từ lúc đó, tớ suy nghĩ, có lúc cuộc sống
quá nhiều biến động, ồn ào và mệt mỏi, tại sao không tự tạo cho
mình một khoảng riêng “say mê” bất chấp như vậy nhỉ? Và tớ cũng
không ngờ tớ học được từ thằng bé đó điều giản đơn như vậy để
áp dụng vào cuộc sống của mình. Vậy nên, có lúc tớ buồn bã,
thất vọng, và bế tắc, thay vì nằm suy nghĩ khóc lóc đau khổ, tớ
lấy mấy tờ giấy, mực vẽ, tớ ngồi tớ vẽ, hỏng tớ lại vẽ lại,
không vừa ý tớ lại vẽ lại, và thế là quên hết. Cho tới lúc bức
tranh hòan thành thì sự bế tắc cũng đã qua và tớ sung sướng vì
tớ đã trút những suy tư kia thành một “tác phẩm” xứng đáng! Ai
bảo chúng ta không học được từ trẻ con?


Và một
câu chuyện, với một đứa bé, tớ không xác định được tuổi của nó.
Cũng có thể là 8 tuổi, nhưng cũng có thể là đã mười mấy tuổi,
vì đó là một đứa trẻ đánh giày. Nó gày nhom, ốm yếu, nhưng khuôn
mặt nét rất đẹp và đàn ông, và một đôi mắt rất sáng. Lúc đó tớ
đang ngồi ăn bún vỉa hè thì phải, nó lởn vởn xung quanh, nó rất
hay nhìn tớ, và khuôn mặt của nó làm tớ chú ý. Nó thấy tớ chú
ý nó dừng lại hỏi tớ có đánh giày không? Mặc dù tớ đang đi giày
thể thao nhưng tớ vẫn bảo đánh cho tớ xi màu trắng. Tớ quay ra vừa
xem nó đánh giày vừa nói chuyện với nó. Tớ hỏi em có đi học
không và hàng ngày kiếm được bao nhiêu tiền? Nó bảo nó không đi
học nhưng nó rất thích đi học, nó không kiếm được nhiều tiền nhưng
mà nó vẫn tích tiền. Cái cách nó trả lời rất thông minh và có
tố chất, tớ tự nhiên cảm thấy rất buồn vì nếu được “rèn giũa”
và có cơ hội phát triển thì đây sẽ là một con người thành đạt
trong tương lai. Tớ nói rằng tớ không giúp gì được nó, nhưng tớ hy
vọng nó sẽ có tương lai và hy vọng nó sẽ luôn cố gắng. Nó ngẩng
mặt lên, chậm rãi một lúc, nó nói: “Chị có nghĩ em thành đạt
được không?
” “Có chứ”, “Nếu em thành đạt,
chị có thể hứa với em một điều này không?
“Ui, được,
chị sẽ hứa”
. “Lúc đó nếu chị em mình còn tìm được
nhau thì chị sẽ đồng ý....cưới em nhé?
”. Oạch, tôi chỉ biết
cười. Tớ không hiểu sao nó muốn cưới tớ, lúc nó đã là một con
người thành đạt thì tớ đã quá già để làm vợ của nó, một bà
già xấu xí nhăn nheo và chắc gì đã xứng đáng. “Chị không dám
à?
” “Được, nếu có ngày đó em sẽ tìm chị nhé?
Chị sẽ đồng ý cơ”. “Chị đồng ý!”.


Đã mấy
năm rồi kể từ ngày đấy, tớ không biết bây giờ em ra sao và thế
nào, có thực hiện được ước mơ của nó để trở về cưới tớ hay
không. Nhưng tớ luôn hy vọng sẽ có một ngày như ngày đó! Biết đâu
đấy, phải không?








 
 


FRIENDS, DO YOU LIKE KIDS?




 


OK, LOOK,
ARE THEY LOVELY?



































 


LOVELY?



 



YEAH, SWEET AS WELL




 



DO
YOU HAVE ANY IDEA ABOUT




 



THERE ARE ALSO SOME “DIFFERENT” KIDS?




 



SOMEWHERE ON THE
SAME EARTH AT THE SAME TIME?




 




 
>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



>



 


ARE THEY DIFFERENT?




 



NO, THEY ARE NOT




 


THEY HAVE THE SAME
PICTURE IN THEIR MIND LIKE THIS:








>



 


SOME OF THEM ARE THINKING ABOUT




 



WHICH FLAVOR OF ICECREAM THEY WILL BE EATING TONIGHT




 



BUT SOME OF THEM ARE THINKING ABOUT ONE THING




 



JUST ONE THING




 



 




 



 




 



 




 



 




 



SURVIVAL…








 


ARE THEY DIFFERENT, WHY AND HOW?




 



TELL ME YOUR ANSWERS, MY FRIENDS!




 



 




 





Câu chuyện về
Kevin Carter và bức ảnh đứa trẻ chết đói bên cạnh
con chim kền kền














 



Kevin Carter,
sinh ngày 13 tháng 9 năm 1960 và mất ngày 27 tháng 7 năm 1994, đã
từng đoạt giải báo ảnh Nam Phi (South African photojournalist) và là
thành viên của Câu lạc bộ Bang Bang (Bang Bang club)



Năm 1983 Carter bắt đầu sự nghiệp là
một nhiếp ảnh thể thao cho tờ Sunday Express của Johannesburg. Năm sau
anh chuyển sang tờ Johannesburge Star chuyên đề về apartheid (chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc). Cùng năm đó, bức ảnh đầu tiên của
Carter được lên bìa của báo Time.



Carter là nhà báo ảnh đầu tiên chụp
những bức ảnh về những sự dã man của những xã hội vô chính phủ
ở Châu Phi vào giữa thập kỷ 80. Anh từng đặt lời đề cho những bức
ảnh của mình: “Tôi đã kinh sợ trước những gì mình nhìn thấy.
Tôi đã kinh sợ trước những gì mình đã làm. Nhưng rồi mọi người đã
bắt đầu nói về những bức ảnh đó...sau đó tôi đã cảm thấy rằng
có khi những hành động tôi làm không phải là xấu. Được chứng kiến
những điều gì đó kinh khủng cũng không hòan toàn cần thiết được
coi là một điều tồi tệ.”



Tháng 3 năm 1993, Carter đã tới miền nam
Sudan với mục đích tìm kiếm tư liệu về phong trào của quân phiến
loạn nơi đây. Tuy nhiên, khi tới đây, thay vì chụp ảnh về những hành
động tàn bạo thì anh lại quan tâm tới những nạn nhân đang bị chết
đói. Một lần, Carter nghe thấy một tiếng kêu rên rỉ the thé gần
một ngôi làng của tỉnh Ayod, Carter đã nhìn thấy một đứa bé gái
nhỏ gầy trơ xương. Đứa bé rên rỉ rồi từ từ chết đói ngay trước
mặt của Carter, gần đó, một con kền kền đang tới gần, sẵn sàng
chờ đợi để rỉa xác đứa bé gái. Carter nói rằng anh đã đứng ở đó
khoảng 20 phút, hy vọng còn kền kền sẽ bay đi. Nhưng nó đã không
bay đi. Carter đã chụp ảnh đứa bé đang chết dần vì đói rồi đuổi
con kền kền đi. Carter sau này đã bị chỉ trích nặng nề vì đã
không có hành động gì cứu giúp đứa bé gái.


 



“Người đàn ông ấy đã giương ống
kính để chộp được khoảnh khắc đứa bé đang chết đói, nhưng anh ta
cũng chẳng khác nào là một con kền kền thứ hai ở đó mà thôi!”



Bức ảnh được bán lại cho tờ The New
York Times, lần đầu được đăng vào ngày 26 tháng 3 năm 1993. Và chỉ
qua một đêm, hàng trăm con người đã tìm cách liên lạc với tờ báo
hỏi xem đứa bé gái đó còn sống hay không, tờ báo phải đăng thêm
thông báo rằng đứa bé gái đã ổn định và đã thoát khỏi con kền
kền, nhưng số phận sau đó thì không được biết tới. Vào ngày mùng
2 tháng 4 năm 1994, Nancy Buirski, một biên tập viên hình ảnh của tờ
New York Times đã gọi điện cho Carter thông báo rằng anh đã đoạt
được giải thưởng cao quý nhất của báo chí. Giải Pulitzer Nhiếp
ảnh vào ngày 23 tháng 5 năm 1994 tại Đại học Columbia.


Carter
sau đó đã thú nhận với bạn bè rằng anh đã rất hối hận và ước
gì có thể làm gì đó giúp đứa bé. Những nhà báo ngày đó được
cảnh báo không được lại gần những nhạn nhân chết đói vì lo sợ
bệnh truyền nhiễm. Ngày 18 tháng 4 năm 1994, bạn thân của Carter là
Ken Oosterrbroek, một nhà báo đã bị bắn nhầm và chết tại Tokoza
khi đang viết bài về những vụ bạo lực tại đây. Vì những dằn vặt
lương tâm và vì cái chết thương tâm của người bạn thân đã khiến
Carter bị trầm cảm nặng nề và quyết định kết thúc cuộc đời mình
vào ngày 27 tháng 7 năm 1994. Carter đã lái xe tới dòng sông
Braamfonteinspruit, gần trung tâm nghiên
cứu mà suốt thời tuổi thơ Carter đã chơi đùa tại đây. Carter đã
bịt kín chiếc xe và để rò rỉ ga bên trong cho tới khi chết ngạt.
Carter đã ấn định cuộc đời mình dừng tại tuổi 33. Người cuối
cùng đã gặp được Carter trước khi chết đó là người vợ góa của
Oosterrbroek tên là Monica. Trích đoạn của thư tuyệt mệnh của
Carter có một đoạn như sau:



“Tôi
tuyệt vọng...không có điện thoại...không có tiền thuê nhà...không
có tiền cho con...không có tiền trả nợ...tiền!!!...Tôi bị truy đuổi
bởi những ám ảnh kỉ niệm về chết chóc, xác chết, đói khát, đau
đớn...của những đứa trẻ đang chết đói hay bị thương, của những
người đàn ông bắn súng điên loạn, của cảnh sát, những kẻ hành
quyết...Tôi sẽ đi gặp Ken nếu tôi được may mắn như anh ấy...”







All collected, translated and copyrighted by Hà Kin!!

No comments: